Trường học hạnh phúc khi thầy, cô giáo thay đổi

Theo dõi VGT trên

Mấu chốt để xây dựng trường học hạnh phúc là thầy, cô giáo phải thay đổi, cán bộ quản lý phải thay đổi. Vậy hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, bước ra khỏi “vùng an toàn” và thay đổi hay không?

Trường học hạnh phúc khi thầy, cô giáo thay đổi - Hình 1

Học sinh Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Truyền lửa cho học trò

Cô Nguyễn Thị Thuỷ tin tưởng, lòng yêu nghề, sự tâm huyết và khát khao đổi mới sáng tạo, mỗi chúng ta – những “người thầy truyền cảm hứng” – sẽ góp phần tạo ra những lớp học trò có tri thức và nhân cách. Đó là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu đổi mới và xây dựng một nền giáo dục nhân văn và phát triển bền vững.

Gần 20 năm gắn bó với bục giảng, Cô giáo Nguyễn Thị Thủy – giáo viên Lịch sử, Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) tự thấy mình thay đổi rất nhiều và nhận ra rằng: Tình yêu thương chính là nguồn cảm hứng bất tận khơi nguồn cho những đam mê và sáng tạo.

Vì thế, cô luôn cố gắng nỗ lực tự làm mới và hoàn thiện bản thân để mỗi ngày lên lớp, mỗi bài giảng sẽ tạo nên hứng thú, hấp dẫn cho học trò, đem đến cho các em những điều tốt đẹp nhất; từ đó khơi nguồn sự sáng tạo, giúp học sinh khám phá và phát huy được tiềm năng của bản thân.

Theo cô Thuỷ, thanh xuân của mỗi người đều lưu giữ hình ảnh người thầy, người cô truyền cảm hứng, tạo ra những bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi học trò. Cô luôn tự hào, mình cũng là một trong những giáo viên đã và đang góp phần tạo động lực và truyền cho học sinh nguồn cảm hứng, để các em nỗ lực mỗi ngày trong hành trình vươn tới ước mơ.

“Còn hạnh phúc nào hơn khi các em đã ra trường nhưng vẫn trở về bên cô vào các dịp lễ, vẫn về lại phòng học và chỗ ngồi ngày xưa để cùng cô ôn lại kỉ niệm, là những học trò ngày xưa giờ đã là đồng nghiệp và lại tiếp tục “truyền lửa” cho những học trò của mình…” – cô Thuỷ bày tỏ.

Trong quá trình giảng dạy, cô Thuỷ luôn quan tâm tới công tác chủ nhiệm lớp, lưu tâm tới từng học sinh, từ đó có biện pháp hỗ trợ các em kịp thời cả trong học tập và cuộc sống.

Có những con nguy cơ phải thôi học do sức khỏe hoặc do hoàn cảnh gia đình, … nhưng với tình yêu, sự quan tâm và kiên trì của cô mà các em đã vượt qua hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tiếp tục học tập.

“Trước đây, tôi thường tự up các bài viết về các hoạt động của học sinh. Sau này tôi nhận thấy, nên để các em thể hiện qua “lăng kính học trò” sẽ lan tỏa những điều tốt đẹp và lưu giữ thanh xuân. Vì thế, tôi gợi ý cho học sinh lập trang truyền thông riêng. Lớp tôi chủ nhiệm là lớp đầu tiên của trường có trang truyền thông riêng.

Ban đầu tôi cũng phải chỉnh sửa 1 số bài viết, dần dần các con đã tự tin trong việc viết bài và chụp ảnh không cần phải cô chỉnh. Cho đến nay, các bài viết thu hút rất nhiều lượt tương tác của các thầy cô giáo, học sinh và các bậc PHHS. Điều đó đã góp phần giúp các con “lan tỏa hạnh phúc qua công tác truyền thông” – cô Thuỷ chia sẻ.

Trường học hạnh phúc khi thầy, cô giáo thay đổi - Hình 2

Video đang HOT

TS Nguyễn Văn Hòa cùng các học trò của mình. Ảnh: NVCC

Thầy, cô phải thay đổi

Theo TS Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), để học sinh hạnh phúc thì giáo viên cần lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng và thương yêu học trò, tạo điều kiện để các em được thể hiện là chính mình. Để làm được điều đó, không phải là điều dễ dàng mà các thầy cô giáo phải thực sự thay đổi.

Mấu chốt để xây dựng trường học hạnh phúc là thầy, cô giáo và cán bộ quản lý phải thay đổi. Thay đổi trong cách nghĩ, trong sự thấu hiểu về mục tiêu giáo dục, về con người, tâm lý của học sinh, của chính bản thân để có thể quản lý được cảm xúc của mình, chuyển hóa được cảm xúc tiêu cực thành tích cực.

Có như vậy, thầy cô mới cảm hóa được học sinh, chinh phục được học trò. Thầy cô cần thay đổi cả cách nhìn nhận về vai trò của mình để người thầy không chỉ là người dạy bảo, mà còn là bạn đồng hành, là nhà tâm lý, truyền cảm hứng, dẫn dắt, truyền lửa cho các thế hệ học trò.

Cho rằng, yếu tố quyết định để có được trường học hạnh phúc là phải rèn luyện để mỗi người luôn có cách nghĩ tích cực; ông Đặng Tự Ân – Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông – nhấn mạnh: Hiệu trưởng là người khởi nguồn và dẫn dắt, từ đó lan tỏa đến giáo viên, học sinh và phụ huynh.

“Quản lý mà không quản lý”, việc của nhà lãnh đạo nhất quán đó là, mang lại sự tự do, toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về công việc cho nhân viên với tinh thần tự giác cao. Ngược lại họ luôn được hiệu trưởng sẵn sàng hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm; cùng với với đó là sự khích lệ và động viên.

Theo ông Đặng Tự Ân, vấn đề mấu chốt cuối cùng lại nằm ở việc: vậy hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, bước ra khỏi “vùng an toàn” và thay đổi hay không? Đây là trở lực vô cùng khó khăn. Nếu hình dung nhà trường là một xã hội thu nhỏ và để xã hội ấy hạnh phúc, thì hiệu trưởng – với vai trò người lãnh đạo cao nhất cần thay đổi tư duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành.

Hiệu trưởng phải chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích, sự hài lòng của “khách hàng” lên hàng đầu. Bên cạnh “lực đẩy” về hệ điều hành, không thể thiếu “lực kéo” là hệ giá trị, tầm nhìn chiến lược, khát khao đạt đến, sẽ dẫn dắt người chèo lái con thuyền giáo dục mỗi nhà trường đi đúng hướng và cán đích.

Theo ông Đặng Tự Ân, hiệu trưởng là người dẫn dắt, lan tỏa hạnh phúc trong nhà trường. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, hiệu trưởng là người tiên phong, là linh hồn của trường. Hiệu trưởng có hạnh phúc, hạnh phúc ấy sẽ lan tỏa tới thầy cô, sẽ đem đến hạnh phúc cho học sinh, phụ huynh và nhiều người trong xã hội.

Biết "tạm dừng" yếu tố quan trọng của trường học hạnh phúc

Theo cô giáo Phạm Ngọc Anh - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội): Hình thành thói quen hay khả năng tạm dừng (pause) là điều vô cùng hữu ích để có lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc.

Biết tạm dừng - yếu tố quan trọng của trường học hạnh phúc - Hình 1

Cô Phạm Ngọc Anh luôn thân thiện, gần gũi các học trò (Ảnh: NVCC)

Ý nghĩa của những "khoảng lặng"

Cô Ngọc Anh kể: Cuối học kỳ I vừa qua là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên qua Zoom của tôi và phụ huynh lớp. Mở màn, tôi có hỏi phụ huynh một số câu hỏi như:

Khi các anh chị biết năm nay tôi chủ nhiệm con mình, các anh chị có biết phương pháp, cách thức tôi sẽ hướng dẫn bọn trẻ là gì không?

Các anh chị có mong muốn gì khi con các anh chị học tôi?

Tôi sẽ "làm gì" với lũ trẻ, hướng chúng tới đâu? Các anh chị đã bao giờ hỏi?

Vì sao, mỗi sáng tôi thường hay "soi" vào giường lũ trẻ để nhắc chúng gấp chăn màn đi rồi mới vào học? Tại sao tôi mất công làm thế, để làm gì cho mệt?

Các anh chị gửi gắm con cái - thứ quý gi á cho tôi thì cũng nên biết "tôi sẽ làm gì với chúng" chứ nhỉ? Hay đôi khi cũng chẳng quan tâm, chỉ quan tâm đến điểm tốt, học bạ đẹp?

- ...

Cô Phạm Ngọc Anh - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình, Hà Nội) đảm đương nhiều vai trò: Chủ nhiệm CLB Yoga - Dưỡng sinh cho trẻ em; Chủ nhiệm CLB đọc sách online, Kid Yoga online; Hơn 10 năm tìm hiểu về giáo dục nền tảng, trường học hạnh phúc và lớp học tỉnh thức; Trực tiếp thực nghiệm một số phương pháp trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển kỹ năng, lối sống lành mạnh cho học sinh. Từng tham gia giảng dạy trong chương trình "Dạy học xuyên biên giới" do Unesco và Bộ GD Hàn Quốc tổ chức; Là giáo viên có nhiều hoạt động giáo dục sáng tạo và nhân văn trong nhà trường.

Theo cô Ngọc Anh: Thực ra, không ít phụ huynh bây giờ đưa con đi học như một công thức, chẳng chút suy tư. Đưa con đến trường để mà rảnh tay lo việc khác, để đi làm kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Giáo viên muốn làm gì thì làm, trăm sự nhờ thầy/cô. Nhưng nếu mà cô "đụng' vào con tôi thì... sao thì ai cũng biết cả rồi.

Đấy là chuyện của họ. Còn chuyện của tôi - một nhà giáo, dù có bị hỏi hay không thì tôi cũng tự hỏi mình những câu hỏi kiểu vậy. Chúng tôi - những người làm giáo dục luôn cần đặt những câu hỏi phản tư như vậy để mà tu sửa chính mình thì việc dạy dỗ ấy mới có đà mà tốt lên được.

Những câu hỏi tự vấn đó cần cho tất cả, cho phụ huynh, cho các thầy cô giáo và cả những đứa trẻ... Nếu thường trực trong tâm là những câu hỏi về mình, về người, về đời,... thì sẽ giảm thiểu nhiều sai lầm trong mọi sự, trong đó có giáo dục.

Trong cuốn "Trường xanh" (Đề cương sáng lập trường học hạnh phúc của Buthan) rất coi trọng "khoảng lặng cần thiết" trong ngày, coi đây là việc làm bức thiết. Tác giả có nói, đại ý "sẽ không có trường xanh, trường học hạnh phúc nếu không có những khoảng lặng mỗi ngày cho cả thầy và trò"

Bạn có sẵn sàng "đợi" một đứa trẻ đang mải mê ngắm chiếc lá qua ô cửa nhỏ mà quên béng đi bài giảng của bạn, quên cả sự hiện diện của bạn trước chúng?

Bạn có sẵn sàng "đợi" không nếu chúng nán lại dưới sân trường nhặt rác, xếp ghế cùng bác lao công nhễ nhại mồ hôi mà tiếng trống vào lớp đã dứt?

Bạn có sẵn sàng "đợi" không khi mà sự tiếp thu bài tốt là hiển nhiên với đa số học sinh nhưng là sự chật vật đối với một số trẻ khác?

Những lúc ấy, thiết nghĩ, thầy cô phải bấm nút "tạm dừng"

Biết tạm dừng - yếu tố quan trọng của trường học hạnh phúc - Hình 2

Cô Phạm Ngọc Anh. (Ảnh: NVCC)

Xây dựng khả năng sống hạnh phúc cho trẻ

Với cô Ngọc Anh, những khoảnh khắc "đợi" trẻ, cần cho tất cả mọi lực lượng tham gia giáo dục trong trường, cùng ngồi lắng xuống mà "gạn đục khơi trong". Khoảng thời gian ấy nên "bất khả xâm phạm".

Nếu "chạy thục mạng", "chạy suốt" đã là một thói quen của xã hội này, ngay trẻ con đã biết lao đi rầm rầm mà chẳng thèm ngoái đầu lại, thì giờ đây, người lớn phải thiết lập song song thói quen "chạy" và "dừng lại" cho chính mình và cho trẻ.

Chẳng cần nói ra thì ai ai cũng đều biết sự nguy hiểm của việc "không thể dừng lại" trong bất cứ việc gì. Vậy mà chúng ta vẫn chấp nhận sự nguy hiểm ấy? Thậm chí, có người đại dịch Covid - 19 "bắt buộc" dừng lại một số thói quen mà chẳng dừng nổi?

Chúng ta mất kiểm soát với bản thân thì những thứ bên ngoài sẽ nắm quyền kiểm soát ta, kiểm soát con cái, học sinh của chúng ta?

Giáo viên/ bố mẹ là những người gần gũi trẻ nên nếu muốn trẻ biết "pause" thì trước hết, chính bố mẹ, thầy cô phải dành thời gian cho mình "lắng" xuống, sống "từ từ" lại để thấu hiểu chính mình.

Khoảng thời gian đó tuy ngắn nhưng rất có giá trị. Nó giúp người lớn không bị cuốn đi hay bị ngụp lặn trong vô vàn những mong cầu chẳng bao giờ ngừng nếu không biết chủ động dừng.

Mỗi buổi sáng, không gì đẹp hơn khi học sinh thấy hình ảnh thầy/cô giáo điềm tĩnh, sống từ hòa, khoan thai lên lớp mà không bị giục giã bởi những yếu tố "hình thức bên ngoài". Để có được diều này, đòi hỏi người giáo viên phải coi trọng việc sửa mình là chính yếu. Chính thông qua quá trình dạy học, không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng phải trở nên tốt đẹp hơn. Việc tự giáo dục ở giáo viên là điều kiện tiên quyết.

"Mỗi lớp học hạnh phúc là tế bào của trường học hạnh phúc, mỗi trường học hạnh phúc là tế bào của xã hội hạnh phúc, một quốc gia hạnh phúc. Tôi tin rằng, mọi việc làm thật tâm, thật lòng đều cho kết quả xứng đáng" - cô Ngọc Anh nhấn mạnh.

"Hình thành thói quen hay khả năng tạm dừng là điều vô cùng hữu ích để có lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, quốc gia hạnh phúc,... Nhưng hình thành và nuôi dưỡng được nó là điều rất khó cả với người lớn thì trẻ em khó nhường nào. Nhưng đó là việc quan trọng cần làm nếu chúng ta quan tâm đến việc xây dựng khả năng sống hạnh phúc cho trẻ. Ban đầu, học sinh chưa có thói quen đó, giáo viên có thể động viên, khuyến khích thường xuyên, đều đặn hơn với trẻ" - cô giáo Phạm Ngọc Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.