Trường học có thể giúp các em chuẩn bị cho những thách thức của thế kỷ 21 như thế nào?
Chia sẻ của Tiến sỹ Trevor R. Wood, với hơn 30 năm kinh nghiệm trên bục giảng, người đã cùng đội ngũ chuyên gia của SenTia phát triển mô hình giáo dục “Trưởng thành trong Hạnh phúc” của Trường liên cấp SenTia.
Một thực tế mà những người làm giáo dục chúng ta không thể bỏ qua là môi trường sống và làm việc của thế kỷ 21 đã hoàn toàn thay đổi so với những gì mà thế hệ chúng ta đã trải qua.
Nhân loại đang bước vào một thời kỳ với những biến động lớn, liên tục và không lường trước do tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Chưa bao giờ kiến thức lại bị lỗi thời nhanh chóng như hiện nay. Vòng đời của các sản phẩm trở nên ngày càng ngắn.
Trẻ em thế kỷ 21 sẽ phải đối mặt với một thực tế rất phũ phàng là sẽ không còn cái gọi là một công việc cho cả đời, có khi chưa kịp đào tạo xong một nghề thì nghề đó đã có thể biến mất đi vì sự thay thế nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Phi công có khi chưa ra trường có khi đã bị thay thế bởi máy bay tự động. Người ta đã nói đến đưa trí tuệ nhân tạo thay thế bác sĩ ở những nơi vùng sâu vùng xa, khi người bệnh chỉ cần cung cấp các triệu chứng bệnh là bác sĩ nhân tạo có thể đưa ra những lời khuyên hay đơn thuốc cho bệnh nhân. Ngay cả nhân viên tín dụng cũng có thể được thay thế bởi các thuật toán với khả năng đánh giá tiềm năng của khách vay còn tốt hơn cả chính con người.
Chúng ta chưa thể hình dung ra hết cuộc sống đó tác động đến con người như thế nào, tuy nhiên một điều chắc chắn là áp lực đối với công dân của thế kỷ 21 sẽ lớn hơn bất kể thời kỳ nào ông cha họ đã trải qua. Các bậc cha mẹ ngày nay sẵn sàng đầu tư một gia tài lớn cho con cái mình để các em học thành tài, nhưng liệu những kiến thức trẻ tiếp nhận được tại trường học có còn được dùng đến khi trẻ bước vào lực lượng lao động hay không thì chưa ai nói chắc được. Trong một hoàn cảnh như vậy, những người làm giáo dục chúng ta phải làm gì? Trẻ cần phải được chuẩn bị những gì để đối phó tốt nhất cho một tương lai khó lường như vậy?
Các nhà giáo dục trên thế giới đã đưa ra 5 yếu tố cần thiết nhất cho những con người trẻ bước vào thế kỷ 21, bao gồm: (1) Kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp, (2) Kỹ năng tư duy phản biện, (3) Khả năng sáng tạo, (4) Kỹ năng quản lý cuộc sống, (5) Kỹ năng hợp tác. Tại sao những kỹ năng này lại quan trọng?
Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy là những yếu tố quan trọng nhất ở đây không phải là khối lượng kiến thức mà lại là những kỹ năng mềm, những kỹ năng tối cần thiết giúp con em chúng ta đối phó với những thách thức chưa từng biết đến của thế kỷ này. Thanh niên thế kỷ 21 sẽ phải chấp nhận việc học tập cả đời, bởi không tiếp tục cập nhật kiến thức mới sẽ đồng nghĩa với việc tái mù chữ khi công nghệ thay thế ra đời liên tục.
Như vậy những gì nhà trường giúp chuẩn bị cho các em học sinh chắc chắn không thể dừng lại ở việc “chuyển giao” khối lượng kiến thức, nhà trường bắt buộc phải là nơi rèn luyện và phát triển tư duy độc lâp cho trẻ, bao gồm tư duy phản biện, tư duy giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy sáng tạo, dạy các em biết cách sử dụng kiến thức và trí tuệ của mình để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh, biết đặt câu hỏi nào để tìm ra các manh mối, biết phản biện thế nào để có thể nhìn thấy vấn đề từ nhiều chiều. Một thói quen sử dụng tư duy tất yếu sẽ dẫn đến thói quen sáng tạo, vì sáng tạo chẳng qua là một cách vận dụng những gì đã biết để đưa ra một giải pháp mới.
Các “Kiến trúc sư” nhí S en T ia thuyết trình về “M ô hình thành phố đáng sống ” đ ể kêu gọi đầu tư từ các “Shark”
Một điều rất thú vị là trẻ em được học với phương pháp này không những trở thành những đứa trẻ hoạt bát, chủ động, nhanh nhẹn trong mọi mặt của đời sống, mà đó còn là những em bé thích đến trường và rất yêu trường học. Điều này đã được chứng minh qua thực tế của các em học sinh SenTia, ngôi trường mà tôi cùng các đồng nghiệp chuyên gia giáo dục Việt Nam đã xây dựng chương trình học dựa trên những đòi hỏi thực tế của của thế kỷ 21 sao cho mọi nguồn lực và khoảng thời gian quý báu của các em với nhà trường đều được sử dụng hiệu quả nhất cho tương lai của các em.
Video đang HOT
Các “Nhà Khoa học SenTia” chăm chú trong hoạt động “Nhuộm mẫu tế bào”
Các giáo viên của chúng tôi được đào tạo để thiết kế bài giảng sao cho đó là một quá trình thầy trò cùng khám phá một vấn đề nào đó. Cách học này giúp các em thích thú và hào hứng với mỗi vấn đề mới đặt ra. Thay vì tiếp nhận kiến thức như một bài học thụ động, trẻ sẽ cảm thấy việc tìm hiểu kiến thức cũng như một trò chơi khám phá.
Các giáo viên thay vì chuẩn bị một cách giảng dạy duy nhất, sẽ phải có cách tiếp cận từ nhiều phía, để trẻ hiểu rằng kiến thức có thể được tiếp cận từ đa chiều. Điều này giúp cả cô và trò cùng thấy thú vị với các bài học mỗi ngày và nó làm cho trường học trở nên sinh động như một nơi mà các trò chơi trí tuệ liên tục diễn ra hàng ngày.
Học trò SenTia cùng nhau chế tạo chậu cây tự tưới trong tiết học STEM
Cách học này không những mang lại những lợi ích về tư duy cho trẻ, mà điều quan trọng hơn cả là nó hình thành cho các em một nhân sinh quan đối với tri thức, giúp các em hiểu rằng không có vấn đề nào là không có cách giải quyết, dù lúc ban đầu nó có vẻ khó đến đâu.
Kiến thức sẽ không còn là một gánh nặng học tập nữa mà sẽ trở thành một điều gì đó rất thú vị chờ đón các em khám phá. Điều này tưởng như rất đơn giản nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các em đón nhận những áp lực trong thế kỷ 21 một cách vui vẻ nhất khi các em phải đối mặt với việc tái đào tạo nghề liên tục.
Khi tư duy được “kích thích” đúng cách, kiến thức sẽ trở thành những hành trình khám phá đầy hứng thú
Cách thức tổ chức cuộc sống học đường cũng là một yếu tố giúp các em hình thành “kỹ năng quản lý cuộc sống” và “kỹ năng hợp tác” – hai kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21, một cách rất tự nhiên thông qua làm việc nhóm, hoc cách trình bày và thuyết phục các bạn và thày cô về ý tưởng của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn, biết đóng góp vào mục tiêu chung.
“Làm việc nhóm” là một phần trong các nhiệm vụ hoc tập hàng ngày của học sinh SenTia
Nhà trường hoàn toàn có thể tổ chức cho việc học tập diễn ra một cách tự nhiên như cuộc sống, với những công việc hàng ngày cần phải bắt tay vào giải quyết, với những nhiệm vụ chúng ta cần phải chia nhau gánh vác, với những mục tiêu chung ngắn hạn và dài hạn chúng ta cùng phải chung tay đạt được.
Các “chủ nhà nhí” SenTia tự hào giới thiệu với khách tham quan về ngôi trường của mình
Trẻ em từ một môi trường học bận rộn như vậy sẽ ít bị choáng ngợp khi chúng bước ra thế giới thật bên ngoài. Vì thói quen tư duy, và hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề đã trở thành một phần của cuộc sống của trẻ từ rất lâu rồi.
Cô trò SenTia bán hàng trên phố đi bộ để gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung
Gia đình và nhà trường, chúng ta cùng nhau chia sẻ 12 năm quý giá để chuẩn bị cho con em chúng ta sao cho chúng có thể bước vào thế kỷ 21 trong một tâm thế sẵn sàng nhất, hào hứng nhất để khám phá cuộc đời đầy thử thách nhưng cũng đầy thú vị của mình.
Nên chăng chúng ta hãy dành thời gian để nhìn lại, hoạch định lại để làm thế nào dùng khoảng thời gian đó một cách hữu hiệu nhất. Con cái chúng ta có thành đạt và hạnh phúc hay không sẽ phụ thuộc vào tầm nhìn và quyết định của bố mẹ và nhà trường của các em ngay từ ngày hôm nay.
5 lối tư duy giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết không chỉ trong công việc mà còn hữu ích với cuộc sống hàng ngày.
Để có thể giải quyết mọi vấn đề từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh gọn, bạn cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức vững chắc cũng như tư duy hiện đại. Dưới đây là một số lời khuyên về 5 loại tư duy bạn nên trau dồi để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Tư duy mở
Đây là một trong những ưu điểm được nhà tuyển dụng đánh giá cao ở các ứng viên, dù là bạn đang tìm việc làm Bình Dương mới nhất hay bất kỳ địa phương nào khác. Vì sao như vậy?
Một vấn đề đều có nhiều góc nhìn và cách tiếp cận. Mỗi người trong chúng ta lại có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau, từ đó dẫn đến những cuộc tranh luận không ngừng. Nếu như ai cũng chỉ biết bảo vệ quan điểm của mình mà thiếu đi khả năng mở rộng tư duy, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, sẽ rất khó giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thấu đáo.
Do đó, một người có lối tư duy mở có thể dễ dàng tiếp cận những góc nhìn khác mình, thoải mái hơn khi lắng nghe suy nghĩ và quan điểm của người khác. Cùng với đó, họ sẽ tăng khả năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đưa ra được nhiều cách giải quyết tốt và hiệu quả tùy tình huống và hoàn cảnh cụ thể.
Vậy nên, bạn hãy cố gắng học cách tiếp cận với lối tư duy mở, học cách lắng nghe và chấp nhận quan điểm khác nhau của mọi người. Điều này sẽ giúp bạn vừa rèn luyện được tư duy linh hoạt, vừa tăng khả năng giải quyết vấn đề theo chiều hướng tốt nhất.
Tư duy logic
Nếu có tư duy logic đồng hành cùng tư duy mở, bạn sẽ là người dễ dẫn đầu trong các đội nhóm. Lý do là người có tư duy logic có thể nhìn vấn đề một cách bao quát hơn cả, biết cách sắp xếp, liên kết những thông tin rời rạc thành chuỗi thông tin liền mạch và rõ ràng, từ đó có thể đưa ra cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
Tư duy xây dựng
Chúng ta thường có thói quen phủ định ý kiến của người khác ngay nếu đó là quan điểm trái ngược với suy nghĩ của mình. Thậm chí, nhiều người còn chưa lắng nghe đầy đủ nội dung đã vội áp đặt quan điểm cá nhân của mình để chứng minh là người khác đang sai lầm. Nếu thường xuyên có những biểu hiện như vậy thì rất có thể bạn đang thiếu đi tư duy xây dựng.
Tư duy xây dựng được phát huy tốt nhất trong điều kiện bạn thường xuyên làm việc nhóm. Những người cùng có tư duy xây dựng sẽ bổ sung cho nhau để vấn đề được nhìn nhận một cách toàn diện nhất.
Để cải thiện tư duy xây dựng nhằm giải quyết vấn đề triệt để, bạn hãy học cách bình tĩnh, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác khi nói chuyện, nhìn nhận và phân tích một cách khách quan cả theo hướng tích cực và tiêu cực để đưa ra ý kiến đóng góp hợp lý. Chính những ý kiến xây dựng từ bạn và mọi người dành cho nhau sẽ giúp đưa ra các phương án tốt nhất, nhanh gọn nhất cho công việc chung.
Tư duy đơn giản hóa
Hầu hết mọi người thường hay mắc lỗi quan trọng hóa sự việc. Trừ những trường hợp khẩn cấp hoặc những kế hoạch dài hạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, việc làm phức tạp hóa các vấn đề là không cần thiết, đôi khi còn tạo ra phản ứng ngược.
Khi đứng trước một sự việc, bạn nên học cách nghĩ ra những giải pháp đơn giản nhất và luôn đặt câu hỏi: Có cách nào đơn giản hơn cho vấn đề này không? Một cách hiệu quả để bạn có thể áp dụng tư duy đơn giản hóa, đó là bóc tách từng chi tiết nhỏ trong chuỗi vấn đề lớn và tìm cách giải quyết từng yếu tố đơn lẻ. Hãy suy nghĩ một cách chậm rãi, đôi khi bạn sẽ nghĩ ra nhiều cách đơn giản nhất để giải quyết chứ không hề phức tạp như bạn đã nghĩ.
Tư duy phản biện
Chúng ta có thể hiểu đơn giản một người có tư duy phản biện là người có khả năng suy nghĩ độc lập, rõ ràng và đưa ra lập luận đúng đắn, có khả năng vận dụng chúng trong việc phân tích và giải quyết vấn đề. Người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng suy luận ra những hệ quả dựa trên hiểu biết của mình, sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn tin liên quan để tăng hiểu biết về vấn đề đó. Nếu bạn muốn trau dồi tư duy phản biện, ngoài việc tích lũy thông tin, hãy rèn luyện thêm kỹ năng phân tích vấn đề, đưa ra những lập luận cá nhân dựa trên kiến thức và cơ sở khoa học.
Giáo dục STEM - Từ lớp học đến thực tiễn cuộc sống Ngày 2-10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hồ Chí Minh phối hợp Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) tổ chức hội thảo "Giáo dục STEM - Từ lớp học đến thực tiễn cuộc sống". Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các Phòng GD-ĐT các quận, huyện; lãnh đạo các trường tiên tiến hiện đại, chuẩn quốc gia, trường...