Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có thêm 4 chương trình đạt chuẩn AUN-QA
Theo đó, 4 chương trình của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) đạt chuẩn chất lượng AUN-QA gồm:Cử nhân Kinh tế đầu tư, Cử nhân Ngân hàng, Cử nhân Tài chính, Cử nhân Tài chính công.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM vừa có thêm 4 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA
Được biết, UEH đã đón tiếp Đoàn chuyên gia AUN đến đánh giá ngoài cho 4 chương trình nói trên từ ngày 28-30/5/2019. Hội đồng kiểm định chất lượng chương trình AUN-QA sau thời gian làm việc đã công nhận cả 4 chương trình đạt chất lượng chuẩn AUN-QA với thời hạn 5 năm, hiệu lực đến ngày 29/06/2024.
AUN là mạng lưới các trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam Á được thành lập vào tháng 11/1995 từ sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các quốc gia này, với các thành viên ban đầu do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT các nước đề cử.
AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo chứ không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành.
Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đánh giá toàn diện chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa các bên liên quan và đóng góp cho cộng đồng.
Video đang HOT
Đại diện Ban giám hiệu UEH cho biết: 4 chương trình mà UEH vừa đạt chuẩn kiểm định AUN-QA khẳng định rằng UEH đã và đang duy trì một cách bền bỉ văn hóa chất lượng bên trong và bên ngoài theo các thông lệ khu vực và quốc tế, nhằm đảm bảo quyền lợi người học và các nhà tuyển dụng ở phân khúc nhân lực chất lượng cao.
Với bối cảnh đó, UEH đã được kiểm định cấp cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn quốc gia chu kỳ 2 từ năm 2016 đạt tỉ lệ cao 88,5%. Ngoài ra, UEH đã có 3 chương trình đào tạo, bao gồm: Tài chính – Ngân hàng, Kế Toán và Quản trị trình độ đại học được AUN kiểm định công nhận đạt chuẩn khu vực từ những năm 2016. UEH hiện là thành viên liên kết với AUN-QA và là một trong các thành viên của Việt Nam có nhiều chương trình AUN được kiểm định nhất cho đến hiện nay.
Ngoài chuẩn AUN-QA, UEH hiện có 4 chương trình đào tạo được kiểm định và công nhận theo chuẩn quốc tế FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation) gồm: Chương trình Thạc sĩ Kinh tế phát triển, chương trình Thạc sĩ Kinh doanh, chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh, chương trình Cử nhân Kinh doanh quốc tế.
Anh Tú
Theo giaoducthoidai
Người học muốn có học bổng hoặc được trả lương khi học thạc sĩ
Với sự đa dạng của các chương trình thạc sĩ hiện nay, người học không quá khó để lựa chọn chương trình học phù hợp. Vậy, người học thực sự mong muốn học chương trình thạc sĩ ra sao?
Lễ khai giảng và trao bằng chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của một trường ĐH - Đào Ngọc Thạch
Câu hỏi này được bạn trẻ trả lời theo nhiều cách khác nhau. Một người vừa tốt nghiệp ĐH như Vũ Thị Hải Yến (cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) thì kinh phí để học tập là vấn đề đáng quan tâm. Hải Yến cho biết việc theo học chương trình thạc sĩ ở nước ngoài hay ngay cả một số chương trình liên kết với nước ngoài hoặc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ở trong nước thì học phí khá cao.
"Mình mong muốn các trường trong nước có những chính sách cấp học bổng hoặc trả lương cho học viên cao học để tạo điều kiện cho những sinh viên mới tốt nghiệp ĐH có thể theo học mà không bị áp lực bởi vấn đề học phí", Hải Yến bày tỏ.
Chương trình phù hợp cho người đi làm
Lê Nguyễn Trà My (cựu sinh viên Trường ĐH Văn Lang), mong muốn có chương trình học cao học được thiết kế theo định hướng ứng dụng. Cụ thể, chương trình và giáo trình cung cấp cho học viên cái nhìn đa chiều thay vì theo khuôn khổ lý thuyết suông. Bài tập thực tế theo định hướng ứng dụng cũng chính là thước đo chính xác nhất để biết đầu ra có chất lượng hay không.
Với chương trình học theo hướng ứng dụng này, theo Trà My, tiêu chí để người vừa đi làm vừa đi học chọn lựa là khung giờ học không ảnh hưởng đến công việc. Hiện nay một số trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ dạy trong giờ hành chính, làm cho người học dù rất muốn nhưng không thể sắp xếp được công việc và thời gian để theo học. Vì vậy, lựa chọn với những người này là đành chọn trường khác.
"Khác với chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu thì chương trình ứng dụng nghề nghiệp nên có đầu vào vừa phải. Tất nhiên, quá trình đào tạo và đầu ra cần siết chặt để bằng thạc sĩ dù theo hướng ứng dụng vẫn đảm bảo có trình độ chuyên môn và ứng dụng cao hơn trình độ trước đó của người học", Trà My mong muốn.
Người học nên có mục đích học tập rõ ràng
Phan Hồng Diễm Linh (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM), cho biết học tập trung toàn thời gian để thực sự tập trung cho nghiên cứu và lĩnh hội sâu kiến thức là mong muốn ở chương trình thạc sĩ.
"Sau một ngày dài đi làm mệt phờ, nếu phải đi học thêm nữa sẽ học không nỗi hoặc có lên lớp cũng không thể tập trung chứ chưa nói đến việc nghiên cứu", Linh chia sẻ.
Về việc học cao học, Diễm Linh quan niệm: "Bằng thạc sĩ có thể là 'tấm vé thông hành' để lên một vị trí công việc nào đó đối với một số đơn vị, nhưng quan trọng là chương trình ấy sẽ mang lại giá trị thực tiễn gì để những người học thực sự có những đóng góp vượt bậc hơn trong công việc đối với những người ở cấp bậc chuyên môn thấp hơn".
"Mình không phủ nhận việc học cao học sẽ giúp ích cho người học ở nhiều phương diện, tuy nhiên người học nên quyết định tùy yêu cầu công việc cụ thể. Thật sự với công việc hiện nay mình không nghĩ đến việc học tiếp cao học, thậm chí cả ĐH. Vì học cần thêm thời gian, công sức và tiền bạc nhưng đơn vị mình công tác không cần, họ cần tính ứng dụng hơn", Diễm Linh nhấn mạnh.
Theo Thanh niên
ĐH Western Sydney trao học bổng tiền tỉ cho tài năng trẻ ASEAN Vừa qua, ĐH Western Sydney (Úc) đã trao tặng học bổng BBUS Talent bậc cử nhân và MBA Talent bậc thạc sĩ cho các ứng viên tiềm năng ASEAN với tổng giá trị hơn 16 tỷ đồng. Đây là một trong nhiều hoạt động nằm trong chiến lược lâu dài xây dựng Việt Nam thành điểm đến giáo dục của trường tại Đông...