Trường đại học “sính” IELTS nên học sinh đạt 7.0 vẫn lo trượt đại học

Theo dõi VGT trên

Một số giáo viên ở Hà Nội cho biết học sinh lơ là nhiều môn vì tập trung vào thi IELTS, tuy nhiên cũng khó trách bởi tâm lý tuyển sinh bằng gì thì học nấy.

Với xu hướng các trường đại học tăng chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh thờ ơ nhiều môn học khác, chỉ để tập trung luyện chứng chỉ này.

Những năm trước, chỉ có một vài trường dùng tiêu chí này, song đến năm 2021, qua thống kê, cả nước đã có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT,… là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.

Một số giáo viên ở Hà Nội cho biết học sinh lơ là nhiều môn vì tập trung vào thi IELTS, tuy nhiên cũng khó trách các em bởi tâm lý thi gì, tuyển sinh bằng phương thức gì thì học nấy là tâm lý chung của xã hội, và là thực tế diễn ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải cứ đổ t.iền v.ào học là sẽ có kết quả IELTS cao và học sinh đó không phải môn nào cũng học tốt.

Trường đại học sính IELTS nên học sinh đạt 7.0 vẫn lo trượt đại học - Hình 1

Theo cô Hà:”Nói chứng chỉ Tiếng Anh IELTS là tốt thì không sai, nhưng có lẽ chỉ tốt cho trường đại học, nhưng nó không mang lại sự công bằng cho học sinh ở tất cả các vùng miền trong cả nước”. Ảnh: NVCC.

Về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với cô Đặng Bích Hà – Giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (Hà Nội). Cô Hà chia sẻ: “Nếu để nói mặt bằng chung thì không phải học sinh nào cũng có điều kiện học và thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS, theo học các khóa đã rất tốn t.iền, mà chưa chắc thi một lần đã đạt được số điểm mong muốn để vào trường top đầu, dẫn đến phải tiếp tục ôn luyện và thi nên rất tốn kém.

Nói chứng chỉ Tiếng Anh IELTS tốt thì không sai, có lẽ chỉ tốt cho trường đại học, nhưng nó không mang lại sự công bằng cho học sinh ở tất cả các vùng miền trong cả nước.

Nếu đã là đại trà chung thì Hà Nội hoặc vài thành phố lớn học sinh sẽ có điều kiện hơn về kinh tế, sẽ được ôn luyện từ bé. Nhưng mặt khác, nói về công bằng trong xã hội thì không phải ai cũng có điều kiện luyện IELTS như nhau, nếu cả nước đều được học trên mặt bằng chung, hoặc cùng điều kiện như nhau thì sẽ lại là chuyện khác.

Nhưng giờ xét vào đại học lại ưu tiên chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, rồi các môn học khác lại không được coi trọng bằng, nhiều thí sinh lại giỏi những môn khác nhưng lại không đỗ vào đại học thì cũng rất là tội cho các em học sinh.

Nếu để đi du học nước ngoài, hoặc theo học tại các trường quốc tế, học chương trình quốc tế nâng cao thì chứng chỉ tiếng Anh IELTS sẽ rất tốt và phù hợp. Nhưng nếu chỉ theo học tại các trường đại học trong nước, hoặc các trường top dưới thì theo tôi chỉ cần dùng chứng chỉ tiếng Anh B1, B2,…của Việt Nam thì phù hợp hơn, chi phí về kinh tế cũng sẽ vừa phải, lại có thời hạn mãi mãi, đó cũng là một lợi thế”.

“Giỏi ngoại ngữ là tốt, có chứng chỉ IELTS cũng rất tốt, nhưng nếu tất cả các trường đại học trong nước lấy ưu tiên hơn một chút thôi thì được, chứ tất cả đều “nghiêng” về IELTS quá nhiều, đạt 8.0 đã được kết hợp tuyển thẳng vào trường đại học, như vậy là “hết suất” của những em khác có thể không có điều kiện, không giỏi tiếng Anh nhưng lại giỏi Toán, Lý, Hóa, giỏi về năng khiếu…Theo tôi nếu để tạo công bằng trong xã hội thì các trường đại học cũng phải xem xét lại vấn đề này”, cô Hà nhấn mạnh.

Xu hướng “bỏ rơi” các môn học khác?

Theo cô Hà: “Có khá nhiều học sinh đã nói rằng chỉ cần chứng chỉ IELTS, còn các môn khác chỉ cần 5 điểm, do đó các em chỉ tập trung vào luyện tiếng Anh. Đành rằng đó là sự lựa chọn cá nhân của từng học sinh, các em cũng xác định được mục đích, căn cứ vào các điểm chuẩn của các trường đại học, có thể là cần chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, cần các hoạt động xã hội, tham gia các cuộc thi năng khiếu để tìm kiếm cơ hội.

Video đang HOT

Hiện nay, nếu các trường đại học không quá căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thì sẽ dẫn tới kết quả học tập của học sinh nói chung sẽ khác, các em sẽ chỉ tập trung vào những gì có lợi cho việc xét tuyển đại học và như vậy rõ ràng là học “lệch”, trong khi kiến thức rất cần toàn diện.

Theo tôi, phương án khoảng 50% điều kiện xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, 50% còn lại cho các điều kiện khác, như vậy sẽ công bằng với tất cả học sinh. Em nào không giỏi ngoại ngữ nhưng giỏi chuyên môn sẽ có cơ hội rộng mở vào đại học, chưa kể như vậy sẽ giúp các em học đều các môn hơn, sẽ tốt hơn cho nền giáo dục và cũng sẽ lựa chọn được nhiều nhân tài hơn cho đất nước.

Một đất nước phát triển đâu chỉ có trông cả vào ngoại ngữ, mà cần phải có các môn khoa học khác nữa”.

Cô Hà chia sẻ: “Các trường đại học đưa thêm vào tiêu chí xét tuyển bằng một số chứng chỉ tiếng Anh trong nước, như vậy sẽ có nhiều lựa chọn tốt hơn cho học sinh, và những chứng chỉ này đều có quy đổi. Chứng chỉ tiếng Anh B1, B2, Vstep của Việt Nam theo tôi cũng nên đưa vào xét tuyển đại học để tạo sự công bằng cho các em học sinh”.

Trường đại học sính IELTS nên học sinh đạt 7.0 vẫn lo trượt đại học - Hình 2

Với xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh thờ ơ nhiều môn học khác để tập trung luyện chứng chỉ này. Ảnh minh họa: G.H.

Chuẩn ngoại ngữ cả đầu vào chỉ nên ở mức tương đối?

Cùng vấn đề này, cô Nguyễn Hoàng Hương – Giáo viên tiếng Anh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nêu quan điểm: “Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó có IELTS, chỉ nên là tiêu chuẩn đầu vào cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc chương trình quốc tế, chương trình liên kết nước ngoài.

Đành rằng cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp giỏi ngoại ngữ thường có cơ hội làm việc ở những môi trường chuyên nghiệp với thu nhập cao hơn người không giỏi lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu áp đặt ngoại ngữ, cụ thể là chứng chỉ tiếng Anh IELTS làm tiêu chuẩn đầu vào, các trường đại học trong nước có thể lấy đi cơ hội học tập của những thí sinh có năng lực, ý chí, nhưng chưa giỏi tiếng Anh vì điều kiện học tập của những em này chưa được tốt, vì kinh tế gia đình,…

Chuẩn ngoại ngữ đầu vào chỉ nên ở mức tương đối, vì thế có thể dùng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển. Hãy để sinh viên phấn đấu học ngoại ngữ trong quá trình học tập trong trường đại học với những mục tiêu, động lực của riêng mình. Và sau khi đi làm, họ sẽ tiếp tục trau dồi, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc, chứ cứ yên tâm đã có chứng chỉ IELTS đầu vào mà bỏ bê không học, không trau dồi kĩ năng tiếng Anh thì sau một vài năm là sẽ mất hết kiến thức. Như vậy liệu có thực chất hay không, hay chỉ là thi đối phó lấy chứng chỉ để xét tuyển.

Không phải đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế rồi là sẽ giỏi mãi mãi, mà việc này cần phải được sử dụng thường xuyên, hàng ngày. Thực tế đạt điểm IELTS cao chưa chắc là năng lực tiếng Anh tốt, và ngay cả khi năng lực tiếng Anh tốt cũng chưa hẳn đã đạt điểm IELTS cao như mong muốn. Bởi vì IELTS là dạng bài thi cố định, không thay đổi định dạng qua hàng ngàn lần thi. Vì vậy, càng luyện nhiều thì thành tích thi càng cải thiện. Thi IELTS đòi hỏi các kỹ năng làm bài thi nhiều hơn là kỹ năng ngôn ngữ.

Nhiều học sinh đổ xô đi học IELTS thay cho đầu tư học 3 môn thi xét tuyển đại học, tuy nhiên học ngôn ngữ là thấm dần qua thời gian, không thể có được trong ngày một ngày hai. Hơn nữa, nếu chỉ dồn sức chạy đua để có chứng chỉ ngoại ngữ, học sinh có thể chểnh mảng các môn học khác, dẫn tới không đạt mục tiêu kỳ vọng. Học sinh còn rất nhiều con đường vào đại học như: Dựa vào kỳ thi đ.ánh giá năng lực tư duy; Điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả của quá trình học tập…”.

Cuối cùng, cô Hương nhận định: “Việc các trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tăng cường xét tuyển kết quả kỳ thi đ.ánh giá năng lực, đ.ánh giá tư duy của, qua chứng chỉ tiếng Anh quốc tế,.. khiến nhiều học sinh và phụ huynh hốt hoảng, thực tế nhiều em thi lấy chứng chỉ IELTS đạt 7.0 mà vẫn lo trượt đại học bởi hiện nay rất nhiều phụ huynh ở thành phố cho con theo học và thi lấy chứng chỉ này.

Chính vì vậy lại ôn luyện, lại thi tiếp với mục tiêu cố đạt 8.5 thì may ra mới đỗ, việc này khiến tạo thêm áp lực cho học sinh và gia đình các em, tiêu tốn thêm kinh phí, và còn dẫn tới chểnh mảng các môn học khác”.

Thí sinh bỏ bê nhiều môn học, 'đổ' đi luyện IELTS

Với xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, ở một số nơi đã có hiện tượng thí sinh 'ngó lơ' nhiều môn học khác để tập trung luyện chứng chỉ này.

Thay vào đó, tỉ lệ chỉ tiêu bằng phương án xét tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp đang có xu hướng được các trường đại học tăng lên.

Một vài năm qua, chỉ có một vài trường "tiên phong", song đến năm 2021, qua thống kê, cả nước đã có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT,... là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.

Thậm chí, mùa tuyển sinh 2021 vừa qua, những trường đại học nổi tiếng có điểm chuẩn cao 'chót vót' như Trường Đại học Y Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân,... cũng lần đầu tiên "săn lùng" thí sinh giỏi ngoại ngữ.

Thí sinh bỏ bê nhiều môn học, đổ đi luyện IELTS - Hình 1

Không ít học sinh bày tỏ băn khoăn khi các trường đại học đang có xu hướng cắt giảm các chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là các chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp.

Chia sẻ với VietNamnet, Hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng cho hay, ngay tại trường mình, giáo viên nhiều môn cũng kêu vì học sinh "bỏ lơ" nhiều môn vì tập trung vào thi IELTS.

Tuy nhiên, theo vị này, cũng khó trách học sinh bởi tâm lý thi gì, tuyển sinh bằng gì thì học nấy là tâm lý chung của xã hội và là thực tế diễn ra ở nhiều nơi.

"Các trường đại học tốp đầu đương nhiên muốn tuyển những thí sinh đáp ứng năng lực công dân toàn cầu, theo xu hướng chung quốc tế. Mà trên thực tế, không phải cứ đổ t.iền v.ào học là sẽ có kết quả IELTS cao và các em đó cũng phải có năng lực tốt.

Tôi cũng không đồng tình với cách nghĩ học sinh có chứng chỉ IELTS chỉ có giỏi ngoại ngữ. Chưa kể, các trường đại học cũng sử dụng phương thức kết hợp giữa IELTS và điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT chứ không phải chỉ kết quả IELTS", vị này nói.

Vị này cho rằng, việc thay đổi tính chất kỳ thi tốt nghiệp THPT dẫn đến đề ra dễ đi nhiều, nên số thí sinh có điểm 27,28 cũng nhiều lên.

"Như vậy, với các trường đại học không đủ điều kiện và không nhất thiết tổ chức kỳ thi riêng thì việc họ tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng xét tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp cũng là điều tất yếu".

Cũng theo vị Hiệu trưởng này, không phải đâu xa, hiện tượng có những học sinh ngậm ngùi vì việc các trường đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển thẳng và kết hợp như IELTS,... cũng diễn ra ở trường mình.

"Có nhiều em giỏi Toán, Vật lý, Hóa học,... nhưng không thể học ngoại ngữ.

Tuy nhiên chả bao giờ có phương thức hài lòng tất cả. Các trường đại học có quyền tự chủ và nếu mình là họ có lẽ cũng sẽ... làm giống họ thôi".

Vì thế, Hiệu trưởng này kiến nghị để giải quyết chỉ còn cách Bộ GD-ĐT ra đề thi tốt nghiệp THPT phân hóa hơn để nhiều trường đại học tiếp tục lấy đó làm căn cứ tuyển sinh.

"Nếu xây dựng đề dễ cho việc học sinh kiếm điểm 1-7 và từ 8 trở lên khó thì lúc đó may chăng các trường đại học sẽ có những điều chỉnh lại".

Thí sinh bỏ bê nhiều môn học, đổ đi luyện IELTS - Hình 2

Tuy nhiên, đại diện nhiều trường đại học cho rằng các ngành đào tạo hiện vẫn được chia chỉ tiêu đối với từng phương thức xét tuyển nên thí sinh giỏi thực sự vẫn hoàn toàn có cơ hội.

Xét tuyển kết hợp IELTS là hợp lý

Ông Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải cho rằng cách nhìn nhận của các thí sinh như vậy là chưa đầy đủ, bởi với mỗi phương thức tuyển sinh, các trường đều chia một số chỉ tiêu nhất định.

"Ví dụ 100 chỉ tiêu, thì chia ra xét kết quả thi THPT, xét học bạ, xét IELTS. Nên trong 1 ngành, các thí sinh có thể trúng tuyển bằng các hình thức khác nhau. Do đó, dù tuyển sinh theo cách nào thì các thí sinh cũng đều có cơ hội cạnh tranh. Tuy nhiên, một lẽ đương nhiên rằng các trường như Ngoại thương, Kinh tế quốc dân... thì nhiều học sinh có nguyện vọng nên việc điểm chuẩn cao là chắc chắn".

Hiệu trưởng một trường THPT ở Hà Nội cũng nhận định trong bối cảnh hội nhập, việc các trường đại học đề cao ngoại ngữ trong tuyển sinh cũng là điều dễ hiểu, hợp lý.

"Thực tế những học sinh đạt chứng chỉ IELTS với điểm số cao không phải là chỉ biết đến Tiếng Anh. Bởi để đạt điểm số cao các em cũng phải có hiểu biết nhất định và tôi thấy nhiều em thi tốt nghiệp THPT cũng 26, 27 điểm chứ không phải là kém cỏi. Vậy khi đặt lên bàn cân so sánh, một học sinh có điểm thi cao với một học sinh điểm thi các môn tốt nghiệp thấp hơn một chút nhưng có ngoại ngữ thì khó nói bên nào hơn", vị này nói.

"Ngoài ra, nhóm những trường như Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện Ngoại giao,... thì sau này khi vào trường, học sinh cần nhiều đến ngoại ngữ và Toán, chứ có cần gì nhiều đến kiến thức Vật lý, Hóa học đâu, do đó điểm xét tuyển tổ hợp Toán - Vật lý - Hóa học có cao cũng chẳng giải quyết được gì, chưa kể, giờ đây việc đạt điểm cao từ thi tốt nghiệp THPT không quá khó".

Theo vị này, các học sinh cũng nên bỏ tư duy chạy theo thương hiệu top đầu của các trường đại học, mà quan trọng là chọn trường phù hợp với bản thân.

"Các em vẫn đang chạy theo xu hướng các trường điểm cao top đầu là Bách khoa, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, nhưng vào rồi, thực chất chưa chắc đã phù hợp với các em. Ví dụ không có ngoại ngữ thì các em vào các trường khác không đòi hỏi cao cái này, nhưng đâu có nghĩa là mất cơ hội vào đại học. Chưa kể học sinh vùng nông thôn cũng đã được cộng điểm ưu tiên khu vực", vị này nói.

Với tính chất sống còn của các trường đại học trong bối cảnh tự chủ, vị này cho rằng, nếu phải mình, cũng sẽ lựa chọn hướng đi như vậy để trường đại học lấy được thí sinh phù hợp lĩnh vực đào tạo, tăng chất lượng đầu ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm
06:31:24 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
Con trai Lệ Quyên: Diện mạo điển trai, sở hữu dinh thự 200 tỷ đồng ở t.uổi 13
08:30:23 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
NSƯT Như Huỳnh đoạt huy chương vàng 'Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024'
08:36:24 28/06/2024
Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ
08:55:09 28/06/2024
Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất máu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra
06:05:09 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

6 lý do khiến bạn phải lấy cao răng

Sức khỏe

12:38:41 28/06/2024
Theo khuyến cáo nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả đồng thời phòng ngừa các bệnh lý liên quan.

'Kẻ trộm mặt trăng' chào đón dàn nhân vật mới cực bá đạo, đặc biệt là Minions siêu sức mạnh

Sao âu mỹ

12:33:25 28/06/2024
Sự trở lại của thương hiệu hoạt hình bom tấn Kẻ trộm mặt trăng trong năm 2024 khiến hàng triệu khán giả háo hức.

Vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng ở Bắc Ninh, tạm hoãn xuất cảnh chủ hụi

Pháp luật

11:57:45 28/06/2024
Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ hụi Ngô Thị L. trong vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng.

Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu

Sáng tạo

11:37:28 28/06/2024
Một anh chồng năm nay 26 t.uổi đã có bài đăng muốn nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ trong việc quản lý chi tiêu của gia đình mình, thế nhưng càng đọc chi tiêu của gia đình này, người ta càng hoang mang tột độ

Độc đáo hòn 7 sao - thiên đường hoang sơ giữa quần đảo Cô Tô

Du lịch

11:36:47 28/06/2024
Nghe nói đến hòn 7 Sao bạn đừng vội nghĩ những nơi nghỉ dưỡng sang xịn mịn như kiểu khách sạn Dubai, mà có lẽ nên liên tưởng đến khách sạn ngàn sao nơi bạn sẽ trải nghiệm một chuyến du lịch không hề tiện nghi

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 2: Chị chồng mắc chứng OCD dọn nhà từ 3h sáng

Phim việt

11:33:05 28/06/2024
Khanh - chị ruột của Nghiêm - trở về nhà và rất không hài lòng khi hai vợ chồng em trai để nhà cửa bừa bãi ngoài sự cho phép của mình.

Cách mix màu vàng khiến người mặc nổi bật trong nắng hè

Thời trang

11:27:20 28/06/2024
Vàng là gam màu sáng, đem lại vẻ đẹp tươi tắn, nổi bật cho người sử dụng nó. Những ngày hè sôi động đang vẫy gọi, để nổi bật trong nắng hè, các quý cô đừng quên những công thức mix màu vàng dưới đây.

Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin

Netizen

11:25:31 28/06/2024
Từng khiến bố mẹ lo lắng khi hẹn hò với chàng trai châu Phi qua mạng xã hội, cô gái Đắk Lắk giờ đây có cuộc sống khó ai ngờ.

4 kiểu tóc đen trẻ trung nhất, nàng không thích nhuộm tóc nên tham khảo

Làm đẹp

11:18:55 28/06/2024
Nhuộm tóc không phải là cách duy nhất giúp chị em trẻ hóa nhan sắc. Với những nàng không thích đụng chạm nhiều hóa chất, vẻ ngoài vẫn có thể được hack t.uổi khi chọn kiểu tóc đen phù hợp.

"Gangnam Style" mở đường cho Blackpink, thay đổi cuộc đời "gã tâm thần" Psy

Nhạc quốc tế

11:18:09 28/06/2024
11 năm trước, nam ca sĩ Hàn Quốc Psy làm khuynh đảo thế giới với ca khúc đình đám Gangnam Style . Điệu nhảy ngựa tưởng như... ngớ ngẩn đã giúp văn hóa đại chúng Hàn Quốc phủ sóng toàn cầu.

Ý nghĩa của cây hoa sống đời trong phong thủy vào ngày Tết?

Trắc nghiệm

10:41:32 28/06/2024
Hoa sống đời gì? Bạn có biết vì sao cây hoa sống đời lại được nhiều người ưa chuộng vào ngày Tết không? Cùng tìm hiểu với Bách hóa XANH qua bài viết này nhé.