‘Trường chuyên nên thay đổi ra sao?’ – Kỳ 4: Không có mô hình giáo dục nào hoàn hảo

Theo dõi VGT trên

Đó là nhận định của TS Nguyễn Chí Hiếu – giám đốc điều hành Học viện Phát triển tư duy và kỹ năng IEG, cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM – khi nói về trường chuyên.

Trường chuyên nên thay đổi ra sao? - Kỳ 4: Không có mô hình giáo dục nào hoàn hảo - Hình 1

Ngoài việc học kiến thức, học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) còn tham gia các khóa học kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm – Ảnh: H.HG.

TS Nguyễn Chí Hiếu cho biết: “Trước đây, tôi học lớp chuyên Anh tại Trường Quốc học Quy Nhơn, Bình Định. Sau đó, chúng tôi được chuyển sang Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định khi trường này được thành lập. Đến lớp 12, tôi lại chuyển vào Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Với cá nhân tôi, cả ba trường chuyên kể trên đều là môi trường tốt, rèn luyện cho tôi có được như ngày hôm nay”.

Tôi không biết các thế hệ học sinh chuyên khác thì như thế nào nhưng thời của tôi, các thầy cô trường chuyên làm rất tốt việc rèn nhân cách cho học sinh. Tuy chương trình nặng nhưng các thầy cô luôn dành thời gian quan tâm, trò chuyện, uốn nắn học sinh. Thời ấy, tôi học tốt nên đôi lúc cũng hơi “ngông”. Ngay sau đó, tôi sẽ được hẹn ra ghế đá để nói chuyện riêng với giáo viên.

TS Nguyễn Chí Hiếu

Điểm mạnh cũng là điểm yếu

* Tại sao anh cho rằng trường chuyên là rất tốt?

- Không có mô hình giáo dục nào là hoàn hảo với tất cả mọi người. Trường chuyên rất tốt với cá nhân tôi vì đặc điểm của gia đình, bản thân tôi phù hợp với nó. Thứ nhất, ba mẹ tôi không giàu nên việc cho tôi học ở trường chuyên là rất hợp với khả năng kinh tế của gia đình. Thứ hai, tôi là người vô tư, vô lo, chịu được những áp lực trong học tập và có khả năng tự học.

* Vậy theo anh, trường chuyên có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào?

- Trường chuyên rèn tính cách cho học sinh rất tốt: lì đòn hơn, chịu được áp lực tốt hơn. Điều đặc biệt ở trường chuyên đó là một môi trường thuần toàn học sinh giỏi và có ý thức, không có học sinh hư đốn, quậy phá; giáo viên cũng vậy, toàn các thầy cô giỏi chuyên môn và vững tay nghề.

Nhược điểm của trường chuyên cũng chính là điểm mạnh của nó: hàm lượng học thuật quá sâu và nặng, rồi thi cử cũng nhiều nên giáo viên – học sinh phải dành nhiều thời gian cho những việc ấy, bớt đi không gian và thời gian để giáo dục, rèn luyện, phát triển các kỹ năng khác cho học sinh.

Ngày xưa tôi có chút may mắn vì ba mẹ tôi nhận ra những cái thiếu ở trường chuyên nên ông bà cho tôi đi học võ, học đàn… ở bên ngoài. Tuy học trường chuyên nhưng tôi không bị ba mẹ ép phải học thêm văn hóa ở trung tâm, không yêu cầu tôi phải đạt điểm 10 ở tất cả các môn, tôi vẫn đi ngủ lúc 21h-22h chứ không phải thức khuya đến 23h-24h như nhiều bạn khác.

Thế nhưng, khi du học, tôi mới nhận ra mình yếu hơn học sinh các nước về tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, thuyết trình, tranh biện… Khung chương trình ở trường chuyên của ta đang thiếu nội dung rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh.

Bây giờ, tôi thấy một số trường chuyên đã đổi mới, bắt đầu quan tâm đến vấn đề trên nhưng theo tôi thì sự đổi mới ấy còn hơi chậm. Nếu có một sự so sánh thì tôi thấy các trường tư thục đổi mới nhanh hơn và mạnh hơn.

Trường chuyên nên thay đổi ra sao? - Kỳ 4: Không có mô hình giáo dục nào hoàn hảo - Hình 2

Một tiết học kỹ năng sống của học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM – Ảnh: H.HG.

Giáo dục gia đình là số 1

* Anh có cho rằng với môi trường thuần như thế thì học sinh trường chuyên không thể hư hỏng được?

- Yếu tố này có liên quan đến “tài sản lâu đời” của trẻ, đó là ý thức về cuộc đời (biết đúng – sai, cái gì quan trọng với mình), là khả năng tự học, là tính cách kiên trì, bền bỉ, yêu thương, cảm thông… Đây là những yếu tố nền tảng, không thể thiếu của mỗi con người. Tức là trước hết chúng ta phải dạy cho trẻ có được nền tảng như trên, sau đó mới đến tiếng Anh, toán, STEAM, thuyết trình, tranh biện…

Và cá nhân tôi cho rằng những yếu tố trên trẻ phải được giáo dục và rèn luyện từ gia đình. Giáo dục gia đình luôn đứng ở vị trí số 1 trong quá trình giáo dục trẻ, vị trí số 2 mới là giáo dục nhà trường và số 3 là xã hội.

Video đang HOT

Điều đáng tiếc là nhiều phụ huynh lại đặt giáo dục nhà trường là số 1, họ kỳ vọng và giao phó con em mình cho nhà trường.

Ngày xưa, gia đình tôi sống ở một khu chợ, xô bồ như vậy nhưng tôi không hư vì ba mẹ tôi dành rất nhiều thời gian cho con cái. Từ nhỏ, ba mẹ đã rèn cho tôi thói quen cứ đến giờ là ngồi vào bàn học.

Tôi phải làm việc nhà, dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc, tự ủi đồ đi học và được ăn cơm với ba mẹ hằng ngày, được nghe ba mẹ kể rất nhiều câu chuyện về chính cuộc đời của ba mẹ, về những khó khăn của thời chiến tranh.

Tôi học được rất nhiều từ những câu chuyện ấy, từ cách sống, cách cư xử đến cách sử dụng ngôn ngữ trong câu chuyện. Tôi thấy bây giờ các phụ huynh bận rộn quá, có rất ít thời gian cho con cái và cũng ít nói chuyện với con.

* Nghĩa là phụ huynh cần thay đổi trước?

- Tôi cho rằng các bậc cha mẹ cần định hướng lại giáo dục cho con trẻ, rằng mục tiêu giáo dục trẻ không phải là vào trường chuyên, là đoạt huy chương vàng trong các kỳ thi mà trước hết phải giáo dục để con trẻ đạt được các yếu tố nền tảng kể trên.

Nếu không có ý thức về cuộc đời, không biết đúng – sai thì trẻ rất dễ hư hỏng. Cho con đi học thêm nhiều quá, trẻ biết mẹo để giải bài nhưng không có tính bền bỉ thì sau này dễ chán nản và bỏ cuộc.

Mỗi mô hình nhà trường đều có ưu và khuyết điểm khác nhau. Cái chính là phụ huynh cần xác định xem mô hình ấy có phù hợp với tính cách, sức khỏe, năng lực của con em mình không, phù hợp với định hướng của gia đình mình hay không.

Tiếp đó, các phụ huynh nên thiết lập văn hóa gia đình, dành nhiều thời gian hơn cho con cái. Để cho một đứa trẻ thành công, sống hạnh phúc và quý ba mẹ thì chỉ có một cách duy nhất: ba mẹ hãy thông cảm và đồng hành cùng với con em mình.

Con người ta như một cái cây, ba mẹ phải vun đắp cho gốc, rễ vững chắc trước đã, còn phần thân, lá chính là trải nghiệm của bản thân từng người.

* Anh có cho rằng trường chuyên ở nước ta không còn phù hợp với thời đại hiện nay?

- Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời cuộc đã thay đổi nên trường chuyên cũng phải thay đổi. Thay đổi ở đây không phải đập bỏ tất cả mà giảm những cái không cần thiết và tích hợp những cái mới vào chương trình giảng dạy như năng lực kiểm soát thông tin, tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác, giao tiếp…

Thay vì tập trung hướng dẫn học sinh cách giải đề thì thay đổi bằng cách tập trung dạy học sinh cách giải quyết vấn đề, cách làm dự án, cách làm việc nhóm…

Song song đó, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi. Tôi cho rằng yếu tố quan trọng của mỗi nhà trường là tạo điều kiện cho học sinh phát triển cân bằng, không chỉ kiến thức – kỹ năng mà còn là tính cách, nhận thức, tạo môi trường tự học cho học sinh.

Nguyễn Chí Hiếu từng được chọn là sinh viên xuất sắc nhất nước Anh năm 2004, Top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới năm 2006 (khi theo học tại Học viện Kinh tế và chính trị London – Anh). Sau đó, Hiếu nhận học bổng sang Mỹ và trở thành tiến sĩ kinh tế tại ngôi trường danh tiếng Stanford năm 27 tuổi.

Cũng thời điểm này, anh đoạt giải thưởng Giảng viên xuất sắc nhất trong 5 học kỳ ở ĐH Stanford. Sau khi giành suất học bổng toàn phần duy nhất và tốt nghiệp thủ khoa khóa MBA tại ĐH Oxford (Anh) cuối năm 2016, anh quay về VN và hiện là giám đốc điều hành Học viện Phát triển tư duy và kỹ năng IEG.

Trường chuyên nên thay đổi ra sao? Kỳ 1: Chạy theo thi học sinh giỏi

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đang gây áp lực rất lớn cho ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường chuyên...

Trường chuyên nên thay đổi ra sao? Kỳ 1: Chạy theo thi học sinh giỏi - Hình 1

Trường chuyên Hà Nội Amsterdam - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đó là nhận định của thầy P. - nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Vì sao như vậy?

Tôi biết có trường chuyên ở tỉnh chịu sức ép rất lớn. Chỉ tiêu tỉnh giao cho trường và trường giao về cho từng tổ. Nếu không đạt được thì hiệu trưởng "rát" mặt với lãnh đạo địa phương.

TS Trần Nam Dũng

"Phải đoạt huy chương"

TS Trần Nam Dũng - phó hiệu trưởng Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM - cho rằng nếu một học sinh giỏi toán, được học chuyên toán, được bồi dưỡng về toán khiến cho niềm đam mê toán học trong em ngày càng nâng lên là quá tốt.

Theo ông Dũng, tính sơ có thể đếm được 34 giáo sư toán học hiện giảng dạy ở trong và ngoài nước xuất thân từ chuyên toán Trường phổ thông Năng khiếu. Đó là giá trị không phủ nhận của trường chuyên trong các giai đoạn trước.

Tuy nhiên, TS Trần Nam Dũng cũng thừa nhận một bất cập lớn nhất ở nhiều trường chuyên những năm gần đây: bệnh thành tích ngày càng gia tăng. Ông Dũng thẳng thắn cho rằng căn bệnh này xuất phát từ chỉ tiêu học sinh phải đoạt huy chương trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, cấp quốc gia, chỉ tiêu học sinh được vào đội tuyển để đi thi quốc tế.

"Như trường tôi hằng năm vẫn có những chỉ tiêu này. Tuy nhiên, chúng tôi may mắn vì trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM nên áp lực có phần nhẹ hơn. Chỉ tiêu được đặt ra từ đầu năm nhưng đến cuối năm học không đạt thì cũng không sao cả. Trong khi đó, tôi biết có trường chuyên ở tỉnh thì chịu sức ép rất lớn về việc này, chỉ tiêu tỉnh giao cho trường và trường giao về cho từng tổ. Nếu không đạt được thì hiệu trưởng "rát" mặt với lãnh đạo địa phương" - TS Trần Nam Dũng cho biết.

Theo ông Dũng, vì sức ép trên mà một số trường chuyên đi tìm kiếm những "ông thầy" có vẻ là liên quan đến việc ra đề trong kỳ thi học sinh giỏi để dạy cho học sinh. Họ còn tìm kiếm những cơ hội thuận lợi cho học sinh của mình trong quá trình thi.

Điều bất cập ở đây là trường chuyên đã không làm đúng vai trò của mình: phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo ra những học sinh giỏi - học sinh có niềm đam mê với học tập, ít nhất một môn học nào đó. Họ không giảng dạy một cách logic, bài bản, dạy cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề mà chỉ dạy để đi thi, để đoạt huy chương thì khó gieo cho học sinh niềm đam mê được.

Tương tự, thầy P. - cựu giáo viên môn vật lý Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - cũng thừa nhận: "Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đang gây áp lực rất lớn cho ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường chuyên. Nguồn lực của địa phương nói chung, nhà trường nói riêng chủ yếu tập trung vào một số em có thể đi thi học sinh giỏi quốc gia. Các em học ngày, học đêm với một môn chuyên mà đa số kiến thức thuộc dạng lý thuyết, hàn lâm, ít có điều kiện được học tập để phát triển toàn diện, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn...".

Trường chuyên nên thay đổi ra sao? Kỳ 1: Chạy theo thi học sinh giỏi - Hình 2

Thí sinh dự thi vào Trường phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

"Một sự đánh đổi"

Nhắc về một thời lao vào luyện thi, TS Đặng Trường Minh (cựu học sinh Trường chuyên Hà Nội Amsterdam, nghiên cứu viên tại phòng thí nghiệm miễn dịch học và độc tố học, chuyên thử nghiệm các sản phẩm dược phẩm ở Hamburg, Đức) nói: "Quả thực đó là một sự đánh đổi. Bỏ quá nhiều thời gian chỉ học môn chuyên và chỉ để đi thi. Nếu thi được giải thì có thể vào thẳng ĐH. Nhưng không được sẽ phải mất nhiều thời gian hơn so với bạn bè để bổ sung kiến thức, ôn thi vào ĐH". TS Minh cũng cho rằng việc lao vào luyện thi để có giải thưởng chưa đủ để bảo đảm cho thành công của một nhà nghiên cứu.

Nhiều sinh viên thực sự giỏi không phải đến từ trường THPT chuyên.

Bác sĩ Ngô Hải Sơn (Bệnh viện Việt Đức)

Còn bác sĩ Ngô Hải Sơn - cũng từng là một Amser, hiện là bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện Việt Đức - cũng bày tỏ quan điểm: "Không phủ nhận những lợi ích của việc vào đội tuyển, thi quốc gia nhưng tôi không đánh giá cao việc này nếu như đó là hoạt động chính của một trường chuyên".

Bác sĩ Sơn kể thêm: "Khi tôi vào Trường ĐH Y, trường lấy 27 điểm, cao nhất năm đó. Nhiều sinh viên thực sự giỏi không phải đến từ trường chuyên. Và nhóm sinh viên tôi thấy học lớt phớt nhất lại là những học sinh đoạt giải quốc gia được ưu tiên tuyển vào trường".

Không phải học sinh đoạt giải, tuyển thẳng ĐH nào cũng "lớt phớt" nếu họ có chí hướng, đam mê thực sự. Nhưng những gì bác sĩ Ngô Hải Sơn chia sẻ là một thực tế ở nhiều trường ĐH. Đơn cử như ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từng buộc thôi học những học sinh đoạt giải quốc gia được tuyển thẳng. Dù từng có thành tích trong thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nhưng các cựu học sinh chuyên khi vào ĐH bộc lộ những thiếu hụt mà ở nơi "nuôi dưỡng nhân tài" họ không được rèn giũa để đảm bảo yêu cầu tối thiểu ở bậc học cao hơn.

Chỉ chăm sóc học sinh dạng "top"

Một thực tế đáng lo ngại khác, theo TS Trần Nam Dũng, nhiều trường chuyên chỉ tập trung chăm sóc cho những học sinh thuộc dạng "top" - tức là những học sinh sẽ đi thi học sinh giỏi các cấp. Trong khi đó, số học sinh này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong trường chuyên. Ví dụ như Trường phổ thông Năng khiếu có hơn 1.400 học sinh nhưng hằng năm chỉ có gần 100 học sinh được cử đi tham dự các kỳ thi học sinh giỏi. Ở một số trường, số học sinh còn lại gần như không được định hướng rõ ràng.

Bị "bỏ rơi" trong chính trường chuyên, nếu những học sinh đứng ngoài đội tuyển không có đam mê và chủ động tìm cho mình một hướng đi thì sẽ dễ mất phương hướng. TS Trần Nam Dũng nói những em không đi thi học sinh giỏi không phải là dở. Các em không đi thi là vì cơ chế mỗi đơn vị chỉ được chừng ấy học sinh đi thi mà thôi. Nhưng cách dồn sức cho đội tuyển để có thành tích khiến nhiều học sinh khác mang cảm giác mình ở "bên lề".

"Một trong những điều bất cập của ta hiện nay chính là ta chỉ có một thước đo duy nhất đối với học sinh. Em nào học các môn văn hóa tốt, đi thi học sinh giỏi và đoạt giải thưởng mới được công nhận là giỏi" - ông Trần Nam Dũng nhận xét. Trong khi trên thực tế học sinh có thể giỏi ở nhiều lĩnh vực và xã hội hiện đại cũng cần những người giỏi ở nhiều lĩnh vực khác...

"Bài toán giết rồng"

TS Đặng Trường Minh khi nhớ về thời học chuyên đã kể: "Thầy tôi từng nói đến những bài toán giết rồng để chỉ những bài toán hóc búa, xa rời thực tiễn mà học sinh Việt Nam hay được giao làm. Con rồng thì đâu có thật. Những bài toán rất khó và tốn nhiều công sức nhưng lại không có nhiều hữu ích".

Nhiều cựu học sinh chuyên cũng kể về những "thách thức" khi lao vào học đội tuyển, chuẩn bị cho các kỳ thi với khát vọng giải thưởng. "Cày" để đi thi học sinh giỏi, thi Olympic cũng mang lại thành quả, đó là các tấm huy chương. Nhưng vì thế mà áp lực thành tích đè nặng lên các trường chuyên, lên học sinh trong đội tuyển ở các trường chuyên.

Xin cho con ra khỏi đội tuyển

Trường chuyên nên thay đổi ra sao? Kỳ 1: Chạy theo thi học sinh giỏi - Hình 3

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG

Thầy P. - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM - đề xuất nên bỏ kỳ thi học sinh giỏi quốc gia để giảm bớt áp lực cho các trường chuyên. Theo thầy, để chạy theo kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, gần 100 trường chuyên trên cả nước phải chịu nhiều tốn kém, lãng phí sức người, sức của, nhưng rốt cuộc mỗi năm chỉ có hơn 100 em được chọn vào đội tuyển đi thi quốc tế. Đó là chưa kể với phụ huynh ở TP.HCM thì nhiều người không mặn mà với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

"Có phụ huynh còn xin cho con họ ra khỏi lớp chuyên để không phải đi thi học sinh giỏi quốc gia với lý do học lớp chuyên quá nặng, con họ không theo nổi. Có người còn nói thẳng học lớp chuyên là học lệch, suốt ngày học luyện thi nên xin cho cháu ra lớp thường" - thầy P. cho biết.

Theo thầy P.: "Nhiều năm đứng lớp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi rồi dẫn học trò tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, tôi nhận ra không chỉ phụ huynh, học sinh không mặn mà với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia mà ngay cả giáo viên, nhà trường cũng rất "ngán".

Nguyên nhân vì quá áp lực và không đạt được hiệu quả tương xứng với công sức, thời gian mà cả thầy và trò bỏ ra. Tuy vậy, các trường chuyên vẫn phải cử học sinh tham gia kỳ thi này đầy đủ, đúng quy định vì nó là một kỳ thi "mang tính pháp lệnh", không tham gia không được".

Còn TS Trần Nam Dũng nêu ý kiến: "Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nên đổi tên và giao cho các hội, đoàn tổ chức như một sân chơi dành cho học sinh. Ai thích thì tham gia, ai không thích thì thôi.

Chúng ta nên học tập mô hình của các cuộc thi Olympic trên thế giới: vòng 1 là vòng thi dành cho mọi đối tượng, ai thích thì cứ đóng phí dự thi. Vòng 2 mới là vòng ban tổ chức mời các học sinh có năng lực thực sự, đạt điểm cao ở vòng 1 đi thi tiếp. Hình thức thi cũng cần đa dạng hóa như thi trắc nghiệm, thi trực tuyến, thi theo nhóm, thi dưới dạng dự án...

Kết quả của kỳ thi này cũng không đưa vào tiêu chí đánh giá các trường chuyên".

PGS.TS Nguyễn Vũ Lương (chủ tịch hội đồng khoa học Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, người nhiều năm dẫn dắt học sinh dự thi Olympic quốc tế): Thay đổi quan điểm về thi

Các nước họ đưa học sinh đến các kỳ thi Olympic giống như dự ngày hội của những người thông minh. Đó chỉ là cơ hội giao lưu, học hỏi, khích lệ các học sinh có năng khiếu nỗ lực theo đuổi đam mê. Giải thưởng không phải mục tiêu quan trọng số 1 của họ. Chính vì thế, nhiều nước cũng có hệ thống trường chuyên nhưng họ không chỉ chú tâm luyện đội tuyển đi thi như chúng ta.

Chúng ta không phải hủy bỏ "việc thi" mà chỉ cần thay đổi quan điểm về nó. Nếu quan niệm trường chuyên chủ yếu lo cho đội tuyển đi thi có giải thì sẽ làm thui chột khả năng riêng của mỗi học sinh. Những học sinh ưu tú của trường chuyên đi thi quốc tế có giải cũng chưa phải những người có kiến thức chuyên sâu như một nhà khoa học, mà chỉ là những học sinh nắm kiến thức cơ bản vững vàng và khéo léo trong vận dụng.

Chỉ tập hợp những học sinh trong đội tuyển đi thi học sinh giỏi trong và ngoài nước cũng chưa phải nuôi dưỡng nhân tài, mà điều quan trọng là đưa ra các thách thức để học sinh biết cách vượt qua, truyền cho học sinh sự đam mê và theo đuổi đến cùng đam mê đó.

TS Đặng Trường Minh (nghiên cứu viên tại phòng thí nghiệm miễn dịch học và độc tố học, chuyên thử nghiệm các sản phẩm dược phẩm ở Hamburg, Đức): Học sinh Đức không quá quan trọng có giải

Ở Đức, học sinh vẫn tham dự các kỳ thi. Nhưng các bạn ấy chỉ tập trung ôn tập khoảng vài tuần vì bản thân họ đã thu nạp kiến thức từ trong quá trình học tập. Và họ không quá quan trọng chuyện đi thi phải có giải. Còn học sinh Việt Nam, do chuyên tâm ôn luyện nên trong các kỳ thi quốc tế thường có giải cao. Nhưng việc dồn tất cả thời gian, sức lực vào để có giải thì không nên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa'Khi điện thoại đổ chuông' lập kỷ lục rating, nam chính bất tỉnh trong biển lửa
12:43:29 22/12/2024
Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"Một nam NSƯT: "Hai cụ già ra chính giữa sân khấu nhìn lên tôi và vái lạy"
14:16:48 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-DragonĐỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon
14:03:39 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
Khoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳngKhoảnh khắc gây tiếc nuối của Phương Lan - Phan Đạt trước khi ly hôn và đấu tố căng thẳng
13:29:54 22/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng MyanmarThủ tướng Phạm Minh Chính bế con trai Quang Hải, Duy Mạnh sau trận đội tuyển Việt Nam đại thắng Myanmar
11:39:31 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trạm kiểm soát biên phòng ở Pakistan bị tấn công, 16 binh sĩ thiệt mạng

Trạm kiểm soát biên phòng ở Pakistan bị tấn công, 16 binh sĩ thiệt mạng

Thế giới

17:45:07 22/12/2024
Pakistan đang phải vật lộn với tình trạng bạo lực gia tăng ở các khu vực biên giới phía Tây kể từ khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan vào năm 2021.
Rùng mình khoảnh khắc 3 xe lao thẳng vào nhau giữa ngã 4: Thân xe nát bét, nạn nhân văng mạnh ra đường

Rùng mình khoảnh khắc 3 xe lao thẳng vào nhau giữa ngã 4: Thân xe nát bét, nạn nhân văng mạnh ra đường

Netizen

17:39:31 22/12/2024
Vào khoảng 2h11 chiều ngày 20/12, tại ngã tư Ban Din Sai On (quận Mueang, Nong Bua Lamphu, Thái Lan) đã xảy ra một vụ kinh hoàng giữa 3 xe ô tô.
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Văn Toàn bị đốn như đốn củi, rớm nước mắt khi rời sân bằng cáng trong trận đấu của ĐT Việt Nam

Sao thể thao

17:04:20 22/12/2024
Phút 57 trận Việt Nam và Myanmar trên sân Việt Trì tại AFF Cup 2024 tối ngày 21/12. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn bị cầu thủ tuyển Myanmar phạm lỗi nguy hiểm
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Sự thật giọng hát live của một Anh Trai đang vướng lùm xùm

Nhạc việt

13:48:16 22/12/2024
Hùng Huỳnh có phần bị khớp khi lộ rõ sự hụt hơi, nhiều nốt bị mờ, chìm hẳn khiến người nghe khó có thể nghe thấy anh chàng hát gì.
Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Rosé đội nón lá trong buổi fansign, chắc nịch đúng 2 từ về chuyện trở lại Việt Nam

Nhạc quốc tế

13:41:22 22/12/2024
Với lời chia sẻ của Rosé, cộng đồng fan có thêm niềm tin rằng sẽ sớm một ngày cô sẽ quay trở lại Việt Nam vào một ngày không xa.
Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Sân khấu đỉnh nhất Chị Đẹp 2024: Trọn vẹn cả hình ảnh, âm thanh lẫn diễn xuất, Minh Hằng "xuyên không" về thời "bé Heo"

Tv show

13:34:52 22/12/2024
Chạy được hơn nửa chặng đường, người hâm mộ tấm tắc khen ngợi team Mùa Đông có sân khấu xuất sắc nhất Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đến giờ.