Trung tâm của sự nghiệp đổi mới giáo dục là thầy, trò hay… toa tàu? (1)
Bài viết này xin phác họa đôi điều về “ngôi nhà giáo dục” mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mới dọn vào được hơn hai tháng.
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo là cả Hệ thống chính trị nhưng vai trò chính là Chính phủ, cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những định hướng cơ bản của Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có thể tìm thấy trong nhiều văn bản của Đảng, chẳng hạn Nghị quyết 29-NQ/TW, trong Hiến pháp và ba đạo luật dành riêng cho Giáo dục và Đào tạo là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Vấn đề còn lại là quyết sách mà Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
Và điều này phụ thuộc vào tâm đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng cùng với đội ngũ giúp việc cho lãnh đạo Bộ, cụ thể là cấp cục, vụ và tương đương trong cơ quan Bộ.
Là cơ quan hành pháp, Chính phủ không được làm những điều luật pháp không cho phép đồng thời còn phải tuân theo chủ trương, đường lối của Đảng.
Dựa theo cách nói “Phải nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”, mọi sáng tạo của Chính phủ tại bất kỳ thời điểm nào chỉ giới hạn trong phạm vi “chiếc lồng Luật pháp và Nghị quyết”.
(Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Mới đây, chuyên mục “Kết nối” báo Giaoducthoidai.vn đăng một bài báo dài ba kỳ với cái tít mang tính ẩn dụ: “Giáo dục Việt Nam – Nắng soi qua nóc”. [1], [2], [3]
Có một chi tiết khá thú vị, đó là lúc đầu bài viết được đăng với tiêu đề “Giáo dục Việt Nam – Nắng soi qua tóc”. Sau đó, theo đề nghị của tác giả, từ “nóc” được sửa thành “tóc” theo đúng nguyên bản.
“Nắng soi qua tóc” là chuyện bình thường xứ nhiệt đới, để đầu trần dưới trời nắng thế nào cũng bị nắng soi qua tóc chạm đến đỉnh đầu, về nhà nhẹ thì sổ mũi, nặng thì cảm nắng nhưng điều này không ăn nhập với giáo dục.
“Nắng soi qua nóc” lại là chuyện khác, đặc biệt khi đó là “nóc” của giáo dục Việt Nam.
“Nóc” thường liên quan đến nhà, nhiều trường hợp “nhà” là lâu đài, biệt thự, cũng có khi là cung điện, dinh nguyên thủ hoặc tháp ngà mà dân thường chỉ được phép đứng ngoài hàng rào chiêm ngưỡng.
Một khi nắng soi qua nóc xuống tận nền nhà thì có phải những cư dân sống ở đó không quan tâm đến mái nhà, để mặc cho thời gian bào mòn, gió mưa làm thủng?
Tác giả loạt bài “Giáo dục Việt Nam – Nắng soi qua nóc” thứ nhất là muốn gửi đôi lời tâm sự đến Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đúng vào dịp ông được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây có thể là những lời “nghịch nhĩ” nhưng tuyệt không phải là “cầm đèn chạy trước Bộ trưởng”.
Thứ hai là hình như tác giả cố ý tránh không muốn nhắc đến chuyện “Nhà dột từ nóc” nên mới nói “Nắng soi qua nóc”, nếu nóc không có lỗ thủng thì làm gì có chuyện nắng soi qua. Vả lại khi nắng có thể soi thì chả nhẽ mưa không thể dột!
Thứ ba là có vẻ như tác giả vẫn rất ưu ái giáo dục nên mới để nắng soi qua nóc vào trong nhà, nắng chiếu xuống nền giúp nhà sáng sủa, làm nhà khô ráo, giúp gia chủ nhận biết chỗ ẩm mốc, chỗ mối mọt mà cứu chữa. Nếu nhà bị “dột từ nóc” mà lại để lâu ngày thì mọi thứ mục nát, chỉ còn cách vứt đi sắm đồ mới.
Video đang HOT
Cái tít bài tưởng bình thường hóa ra hàm chứa nhiều điều, thế nên mấy ông đồ già còn biết đùa với chữ nghĩa cũng là may mắn cho con cháu trong nhà.
Nóc nhà nào phía trên cũng là bầu trời, có thể có “nhà chọc trời” nhưng “nhà trên trời” họa chăng chỉ có trong các phim thần thoại. Thực ra thì bất kể nhà kiểu gì, chuyện nắng soi hay mưa dội vào nhà qua nóc có thể ít xảy ra nhưng lọt qua cửa sổ không phải là hiếm.
Nói “Giáo dục Việt Nam – Nắng soi qua nóc” mà không có dẫn chứng đủ sức thuyết phục thì đó là nói bừa, nói kiểu anh Chí làng Vũ Đại.
Ngôi nhà giáo dục giống một khu chung cư với đủ loại chủ hộ, vì thế cần phân biệt chủ thật của giáo dục với những hộ “ăn ké, ở nhờ”.
Bài viết này xin phác họa đôi điều về “ngôi nhà giáo dục” mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mới dọn vào được hơn hai tháng.
Thứ nhất, “nóc nhà” của Giáo dục Việt Nam là gì?
Thứ hai, vì sao “nóc nhà giáo dục” lại bị nắng soi qua”?
Thứ ba, muốn chống dột, muốn tránh nắng soi qua nóc, Giáo dục Việt Nam phải làm gì?
Về câu hỏi thứ nhất: “nóc nhà” của Giáo dục Việt Nam là gì?
Vị trí “nóc nhà giáo dục” đương nhiên thuộc về lãnh đạo cao nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo và người viết trong không ít bài đăng đã cho rằng bất kỳ ai – theo sự phân công hay theo nguyện vọng – nhận trách nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều là người dũng cảm.
Không ít ý kiến cho rằng đây là chiếc ghế Bộ trưởng khó ngồi nhất trong trong 22 chiếc ghế lãnh đạo cấp bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ.
Sự “khó ngồi” thể hiện ở bốn yếu tố: “quyền”, “lực”, “thế” và “hướng”.
Giáo dục gần như không có quyền:
Đây là nói về quyền quản lý, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật,… cán bộ trong ngành. Đại bộ phận cán bộ, giáo viên khối giáo dục phổ thông do chính quyền cấp tỉnh quản lý, khối đào tạo nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Phần lớn cơ sở giáo dục đại học do các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và địa phương quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý một số trường sư phạm và đại học.
Theo số liệu tại công văn số 1279/BGDĐT-KHTC của Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trong số 132 cơ sở giáo dục đại học (tính đến ngày ban hành công văn), Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý 37 cơ sở, chiếm tỷ lệ 28,03%.
Số lượng cơ sở giáo dục đại học thuộc quyền “chủ quản” của một vài đơn vị, tổ chức không được Luật Giáo dục giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo như sau:
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – 12; Bộ Y tế – 11; Bộ Công thương – 8; Bộ Giao thông Vận Tải – 5; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – 4; Bộ Quốc phòng – 8; Bộ Công an – 8;…
Có 04 cơ sở giáo dục đại học trực thuộc bốn đơn vị kinh tế: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Một số tổ chức chính trị xã hội cũng có đại học của riêng mình như: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 02 trường, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 01 học viện, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 01 học viện,…
Vì không quản lý nhân sự và tài chính giáo dục phổ thông nên Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể xử lý cán bộ địa phương trong vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông năm 2018 tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình bởi những người này thuộc quyền quản lý của Đảng bộ và chính quyền cơ sở.
Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể xử lý một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh khi những người này phạm luật hình sự về đấu thầu từ nguồn vốn ngân sách,…
Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể xử lý những cán bộ, giáo viên vi phạm trong kỳ thi tuyển viên chức giáo dục tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2017.
Sau khi có sự tố cáo gian lận, trù úm từ người trong cuộc, tỉnh Quảng Ngãi là lập đoàn kiểm tra 10/14 hội đồng thi và phát hiện hàng loạt hội đồng thi có sai phạm từ khâu tổ chức thi đến việc chấm thi, đặc biệt là có chuyện Giám đốc sở Nội vụ nhờ chạy điểm cho hai người thân của mình.
Thông tin trên báo cho biết ngày 14/06/2021, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ Trần Hồng Thắm gửi đơn cho Bí thư Thành uỷ, Ban Tổ chức Thành uỷ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ xin nghỉ việc. [4]
Tường thuật của Vietnamnet.vn cho thấy đơn xin thôi việc của bà Thắm không gửi tới lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong khi Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết “Có nhiều biểu hiện mất đoàn kết nội bộ tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ” thì Bộ Giáo dục và Đào tạo biết được những gì và đã có những chỉ đạo gì? [5]
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản được nhân sự gần 80% cơ sở giáo dục đại học, không được xử lý Giám đốc sở mắc sai phạm, không nắm được nhân sự và nguồn lực giáo dục tại địa phương có phải là lỗ hổng lớn nhất trên “mái nhà giáo dục” khiến cho mọi thứ, cả nắng, mưa, bụi và rác đều có thể lọt vào trong nhà?
( Còn nữa )
Tự bồi dưỡng - Chìa khóa thành công trong giáo dục
Giáo viên tự bồi dưỡng là một trong những bước quan trọng để nâng cao và hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiểu sự cần thiết, ý nghĩa của hoạt động này nên các nhà trường, giáo viên
Bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vùng khó. Ảnh: Đức Trí
Hiểu sự cần thiết, ý nghĩa của hoạt động này nên các nhà trường, giáo viên đã và đang chủ động, tích cực để công tác tự bồi dưỡng thêm hiệu quả.
Kinh nghiệm trường vùng khó
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) cho biết: Trường có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó 20 giáo viên thuộc dân tộc Thái, Mông, Mường... trình độ còn những hạn chế nhất định. Xác định chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định hiệu quả giáo dục nên trường chú trọng tới công tác hỗ trợ, thúc đẩy nhà giáo tự bồi dưỡng.
Thầy Tùng cho biết: Thấm nhuần quan điểm tự bồi dưỡng đối với giáo viên của Bộ GD&ĐT "Chuyển quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng", nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến LMS với hỗ trợ của đội ngũ cốt cán tại địa phương. Các thầy cô đã học xong 3 mô đun về "Tìm hiểu Chương trình GDPT 2018"; "Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh"; "Kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực".
Ngoài ra, trường định hướng giáo viên tự bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp, khuyến khích thầy cô giáo mỗi tuần tự bồi dưỡng ít nhất một chuyên đề nhỏ mà bản thân thấy cần thiết. Hiện, 6/9 điểm trường Tiểu học Trung Lý 1 chưa có điện lưới. Để tự bồi dưỡng qua mạng, giáo viên phải di chuyển tới chỗ có điện, mạng Internet để tải tài liệu về nghiên cứu, hoặc in ra giấy.
Để hỗ trợ công tác tự bồi dưỡng, ban giám hiệu cũng tìm kiếm, tải về và chuyển cho giáo viên những tài liệu, nội dung, chuyên đề... cần thiết. Cùng đó, thông qua dự giờ, xác định những điểm yếu của giáo viên, ban giám hiệu và tổ chuyên môn sẽ xây dựng những chuyên đề cụ thể, phù hợp (cách dạy 1 tiết Toán, Tiếng Việt, hướng dẫn học sinh đọc... hiệu quả) rồi hướng dẫn trực tiếp cho họ theo kiểu "cầm tay chỉ việc".
"Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên bằng tiết dạy mẫu cụ thể hiệu quả hơn so với yêu cầu ngồi nghe, nghiên cứu lý thuyết..." - thầy Tùng khẳng định.
Thầy Nguyễn Văn Tám - Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Lâm (Đầm Hà - Quảng Ninh) chia sẻ: Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng đại trà, trường lập các tổ nhóm chuyên môn trong đó có giáo viên cốt cán. Mỗi tổ chuyên môn chịu trách nhiệm bồi dưỡng từ 1 - 3 giáo viên còn yếu chuyên môn.
Bên cạnh đó, qua hoạt động dự giờ, tổ chuyên môn trực tiếp góp ý vào chuyên để giảng dạy, giúp giáo viên nắm được điểm yếu, điểm cần tự nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện.
Để hỗ trợ giáo viên tự bồi dưỡng, nhà trường còn đề xuất cùng đơn vị chuyên môn cấp trên tổ chức hoạt động bồi dưỡng qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hiện, nhà trường dù còn khó khăn vẫn đầu tư mua phần mềm bồi dưỡng trực tuyến để giáo viên thuận tiện trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn. Trong các hoạt động bồi dưỡng giáo viên của sở, phòng tổ chức, trường đều cử người tham dự nghiêm túc, đầy đủ.
Đặc biệt, trường luôn khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng qua tham dự các lớp học nâng cao kiến thức, kĩ năng Tin học; Tiếng Anh; Các môn chuyên biệt... Tạo điều kiện về mặt thời gian, vật chất khi giáo viên tham dự các lớp, khóa bồi dưỡng; Khuyến khích, động viên giáo viên có thành tích giáo dục tại các cuộc thi cấp huyện, tỉnh... Để có thành tích chắc chắn, giáo viên phải tự bồi dưỡng.
Cô Nguyễn Thị Thùy Dung - giáo viên Trường Mầm non 1 thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế) cho biết: Hoạt động hỗ trợ giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn luôn được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện.
Cụ thể, mỗi tháng 2 lần, các tổ chuyên môn lại tập huấn cho giáo viên. Nhà trường cũng tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng vào khung giờ khác nhau để giáo viên luân phiên tham dự đầy đủ mà vẫn hoàn thành công việc trên lớp.
Dự giờ thăm lớp cũng là một cách bồi dưỡng giáo viên hiệu quả. Từ thực tế giờ dạy, giáo viên sẽ được góp ý và hướng dẫn trực tiếp từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp...
"Giáo viên thực sự tiến bộ, vững vàng hơn trong nghiệp vụ chuyên môn từ hoạt động bồi dưỡng của nhà trường, tổ chuyên môn. Trong bối cảnh giáo dục đổi mới, và yêu cầu cao hơn đối với giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, sự hỗ trợ các cô bồi dưỡng và tự bồi dưỡng vô cùng hữu ích, cần thiết..." - cô Dung bày tỏ.
Học sinh Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa). Ảnh: Đức Trí
Tự bồi dưỡng - nhu cầu tự thân
Thầy Phạm Văn Mạnh - Giáo viên Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát - Thanh Hóa) chia sẻ về kinh nghiệm tự bồi dưỡng: "Tôi không đặt ra cho bản thân một ngày phải tự học, tìm hiểu bao nhiêu kiến thức, dành ra bao nhiêu giờ để tự học. Tôi tự bồi dưỡng kiến thức bất cứ khi nào có thời gian rảnh trong ngày. Các nội dung kiến thức tôi đọc thường phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy trên lớp. Mặt khác, quá trình triển khai Chương trình, SGK mới ở lớp 1 trên mạng có nhiều tài liệu phù hợp để nghiên cứu và hỗ trợ hữu ích cho vào giảng dạy. Tuy nhiên, với điều kiện vùng miền, đặc thù học sinh, tôi cân nhắc, lựa chọn kĩ càng khi áp dụng kiến thức tự bồi dưỡng vào thực tế".
Cũng theo thầy Mạnh, quá trình đổi mới giáo dục với những yêu cầu đặt ra đòi hỏi người thầy không chỉ học trong sách vở, đồng nghiệp mà còn phải tự bồi dưỡng qua nguồn tài liệu, giáo án, kinh nghiệm tiên tiến của các nước. Tự bồi dưỡng đúng cách, hiệu quả sẽ giúp giáo viên không bị tụt hậu và nâng cấp bản thân thường xuyên, liên tục...
Thầy Lê Quang Tùng bày tỏ quan điểm: Nhà trường hỗ trợ hết sức cho quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và tất yếu phải tự bồi dưỡng. Giáo viên cần hiểu, những tri thức khoa học và phương pháp sư phạm được đào tạo trên ghế nhà trường chưa thể thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu đổi mới thường xuyên trong giáo dục. Do đó, việc tự bồi dưỡng đòi hỏi giáo viên phải có ý thức, tự giác.
Thầy Nguyễn Văn Tám cũng cho rằng, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ nhà giáo cần sự quan tâm, thúc đẩy, tạo điều kiện tốt nhất từ nhà trường. Bên cạnh đó, nhận thức của mỗi giáo viên về vấn đề tự bồi dưỡng cần đúng đắn và có sự nỗ lực cá nhân.
"Giáo viên không muốn bị tụt hậu nhất định phải biết tự bồi dưỡng kiến thức và nâng cấp bản thân mình thường xuyên, liên tục. Chỉ có sự chăm chỉ đào luyện kiến thức từ những người thầy mới có thể đào tạo nên những học trò giỏi, đam mê học tập, tích lũy kiến thức". GS.TS Đinh Quang Báo - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Đề xuất gửi Tân Bộ trưởng Giáo dục: GS.TS Đặng Kim Vui nêu 3 vấn đề cải thiện đại học GS.TS Đặng Kim Vui, nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên đã đưa ra 3 vấn đề để cải thiện chất lượng giáo dục ĐH gửi đến tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Giữ chân người tài Theo GS. Đặng Kim Vui, hiện nay đang có xu hướng chảy máu chất xám trong các cơ sở giáo dục ĐH. Người giỏi không...