Con người là trung tâm của đổi mới giáo dục
“Giáo dục, tương lai và đổi mới” là suy tư, chiêm nghiệm của một nhà giáo có tâm với nghề.
Giáo dục, tương lai và đổi mới được viết bởi tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy với góc nhìn và những phân tích mang tính thực tiễn cao.
Đây như là cuốn nhật ký ghi chép hành trình “đi học” trong và sau học bổng Eisenhower Fellowships của Nguyễn Chí Hiếu. Tác giả lần lượt chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục mà anh đã được trải nghiệm.
Cuốn sách ra đời với mong muốn được đóng góp một góc nhìn, một cách nghĩ để giúp mọi người được tương tác thêm với những luồng tư tưởng, cách giáo dục .
Sách Giáo dục, tương lai và đổi mớ i . Ảnh: Saigonbooks.
Tác giả lần lượt phân tích những vấn đề xung quanh chủ đề giáo dục từ quá khứ đến hiện tại, từ đó, đưa đến những phương pháp để sáng tạo một tương lai giáo dục tốt đẹp.
Trong chương đầu của cuốn sách, Nguyễn Chí Hiếu phân tích sáu “cái bóng” của giáo dục hôm qua như: Tư duy môn học đơn lẻ; Nỗi ám ảnh mang tên quá khứ; Kiểm tra, thi cử thường xuyên như đi chợ; Học là phải có nghề; Cặp đôi bền vững “ghi chép” và “ghi nhớ”; Vai trò “lệch” của thầy cô.
Từng bước phân tích hạn chế của những “cái bóng” ấy, cuốn sách đưa ra những hướng phát triển của mô hình giáo dục trong thời đại mới. Tác giả khẳng định một điều cần thiết: “Cho học sinh học ít thôi, nhưng cái gì cũng phải học sâu và kỹ”.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu lập luận, phần lớn đột phá trong giáo dục và trường học đều quy tụ về bốn mấu chốt chính: Kiểm tra đánh giá, chương trình học, đào tạo giáo viên, sự đồng hành của cộng đồng.
Trong đó, giáo viên được coi là trái tim bất biến của giáo dục, là nền móng vững chãi cho mọi đột phá từ xưa đến nay.
Cũng bởi lý do đó, Nguyễn Chí Hiếu dành nhiều phần trong cuốn sách của mình để khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên, cũng như đưa ra những nguyên tắc nền tảng mà người giáo viên “không được lung lay hay buông bỏ” khi đổi mới, phát triển trong giáo dục.
Một số nguyên tắc mà tác giả đưa ra là: Cá thể hóa; Đa dạng hóa; Chuyên môn hóa và Đừng quá thương mại hóa.
Anh viết: “Chìa khóa then chốt cho giáo dục nằm trong trái tim và khối óc người dạy, chứ không phải công cụ hay sản phầm công nghệ”.
Tác giả cũng từng bước phân tích bốn yếu tố con người mà theo anh là bất cứ đột phá giáo dục nào cũng cần có: Kết nối; Cho – nhận; Không tách biệt; Cơ hội phát triển.
Tác giả, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu . Ảnh: Baodautu.
Đối với sự phát triển tự nhiên và lâu dài của học sinh, điều cần thiết là sự tương tác của con người. Theo tiến sĩ Chí Hiếu, nó là thứ không bao giờ có thể trống vắng hay thiếu hụt trong giáo dục.
Trong cuốn sách của mình, tác giả cũng chia sẻ chuyện về những chuyến đi, những con người đã truyền cảm hứng và đem đến cho anh nhiều bài học sâu sắc.
Giáo dục, tương lai và đổi mới được viết bằng một giọng văn gần gũi, với những câu chuyện được lồng ghép khéo léo trong những phân tích sắc sảo và thông tin giá trị.
Bên cạnh đó, làm nên giá trị cuốn sách còn là trải nghiệm phong phú của tác giả trong nhiều nền giáo dục, phương pháp giáo dục khác nhau.
Điều này đem đến một góc nhìn đa chiều, một nguồn tham khảo hữu ích cho những độc giả quan tâm đến giáo dục. Mỗi người đều có thể tìm thấy những gợi mở, suy ngẫm và đồng cảm trong Giáo dục, tương lai và đổi mới.
Giáo dục, tương lai và đổi mới do Công ty Saigon Books xuất bản năm 2020.
6 biểu hiện của những giáo viên lười, ngại đổi mới
Trong giáo dục, gặp thầy cô lười không chỉ thiệt thòi cho những học sinh ấy mà ngành giáo dục cũng chịu một tổn thất rất lớn.
Lười được hiểu là ở trạng thái không thích, ngại làm việc, ít chịu cố gắng. Người lười thì làm trong bất kỳ công việc nào, ngành nghề nào cũng sẽ không mang lại hiệu quả.
Đặc biệt trong giáo dục, gặp thầy cô lười không chỉ thiệt thòi cho những học sinh ấy mà ngành giáo dục cũng chịu một tổn thất rất lớn.
Không phải giáo viên nào cũng nhiệt tình khi lên lớp (Ảnh minh họa: Báo Dân tộc và Phát triển)
Nếu hỏi, trong ngành giáo dục có thầy cô giáo lười không? Theo quan sát của người viết với các đồng nghiệp xung quanh, câu trả lời là có. Những biểu hiện nào để nhận biết đó là những thầy cô giáo lười?
Những biểu hiện dễ nhìn thấy nhất
Thứ nhất, luôn kêu ca khi được nhà trường phân công công việc. Tìm mọi cách từ chối tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của trường, của ngành. Khi bắt buộc phải làm thì làm đại khái, làm qua loa chiếu lệ cho có.
Thứ hai, luôn phản đối những đổi mới của ngành và bảo thủ những cái cũ mặc dù biết khiếm khuyết.
Thứ ba, đến giờ vào lớp, hết giờ bước ra mà không quan tâm đến bất cứ chuyện gì khác ngoài công việc giảng dạy của mình. Nếu là giáo viên chủ nhiệm thì mọi việc đều giao phó hoàn toàn cho học sinh tự làm.
Thứ tư, vào lớp chủ yếu chỉ ngồi một chỗ mà không di chuyển đến từng nhóm, từng bàn quan sát học sinh để hỗ trợ các em khi cần, để kèm thêm cho những học sinh tiếp thu còn chậm.
Thứ năm, không chịu học hỏi để đổi mới phương pháp dạy học. Luôn trung thành với cách giảng dạy, quản lý học sinh của nhiều năm về trước.
Thứ sáu, hồ sơ sổ sách, kế hoạch cá nhân luôn mượn của đồng nghiệp để sao chép chứ không bao giờ tự làm.
Giải pháp nào hạn chế tình trạng giáo viên lười?
Hiện tượng giáo viên lười dạy học, lười tham gia các hoạt động giáo dục, lười học hỏi để nâng cao trình độ, lười đồng thuận với những đổi mới của ngành như phản ánh của chúng tôi vừa rồi không phải là hiếm.
Theo quan sát của cá nhân người viết, có khá nhiều trường học mà tôi biết, hiện nay đều có những thầy cô giáo lười đổi mới. Có khẳng định ngay rằng, những thầy cô giáo lười chính là lực cản trong công cuộc đổi mới giáo dục.
Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay, có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ các nhà giáo.
Để hạn chế tình trạng trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất , đầu tiên, cấp trên cần sàng lọc để thay thế những ban giám hiệu trường học làm việc không hiệu quả, yếu năng lực. Khi có được cán bộ quản lý giỏi chắc chắn sẽ có được một đội ngũ giáo viên tốt, nhiệt tình.
Thứ hai , nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc dạy, việc quản lý lớp, tham gia các phong trào giáo dục của giáo viên để có hình thức khen thưởng hay nhắc nhở giáo viên kịp thời.
Thứ ba , thực hiện tốt việc đánh giá công chức hằng năm một cách trung thực, công tâm. Xếp loại đúng mức các giáo viên khi không hoàn thành nhiệm vụ. Vì theo quy định mới nếu giáo viên bị xếp loại 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị buộc thôi việc.
Thứ tư, thực hiện tốt việc luân chuyển giáo viên hàng năm khi không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đồng thời sẽ tạo điều kiện cho những giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được chọn trường theo nhu cầu.
Thứ năm, nhà nước cũng cần quan tâm đến chế độ lương, thưởng cho giáo viên. Một khi lương bổng đủ sống, thầy cô giáo ít phải vất vả lo kế mưu sinh thì sẽ dành nhiều thời gian cho công việc của mình.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả là một giáo viên tiểu học đang đứng lớp.
Văn hóa phản biện Văn hóa phản biện của người Việt đang có vấn đề. Điều này đã được cảnh báo từ lâu và càng lộ ra khi những tranh cãi xung quanh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 (bộ Cánh Diều) gây xôn xao dư luận. Ảnh minh họa Phản biện là nhân tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bất...