Trứng rán ngải cứu
Ngải cứu đăng đắng, hòa cùng trứng gà rán vàng ươm, thơm phức, là món ăn có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh.và thơm ngon nhá,
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng gà
- 1 mớ ngải cứu
- 2 quả quất
Video đang HOT
- Gia vị: dầu ăn, muối, tương ớt
Cách làm:
Bước 1:
- Rau ngải cứu nhặt ngọn non, bỏ những lá già, sâu vàng và cọng già cứng. Rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng 5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại, để ráo. Thái thật nhỏ.
Bước 2
- Đập trứng gà ra bát, đánh tan. Cho rau ngải cứu vào trứng cùng 1/3 thìa cà phê muối, quấy thật đều
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng, đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chảo. Nghiêng chảo cho trứng láng đều mặt chảo. Vặn lửa nhỏ, khi mặt dưới của trứng định hình, mặt trên se lại thì lật mặt. Không nên lật sớm quá trứng sẽ bị nát. Rán cho đến khi mặt còn lại chín, ngả vàng, tăng nhiệt độ để trứng được vàng ruộm là trứng ngải cứu đã chín hoàn toàn.
- Cho trứng ra đĩa, cắt nhỏ và thưởng thức ngay khi còn nóng cùng chén muối pha tương ớt và vắt vải quả quất.
Thành phẩm:
Trứng gà rán ngải cứu là món ăn dân dã ngon miệng, có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh rất tốt. Ngải cứu nhẫn đắng, hòa cùng trứng gà rán vàng ươm, thơm phức. Gắp một miếng trứng nóng hổi chấm vào bát tương ớt vắt thêm chút quất chua chua, nhai thật chậm để cảm nhận được vị bùi, vị thơm của món ăn.
Trưa nay ăn gì: Lẩu gà ngải cứu, hương lẩu thanh tao từ vị thuốc
Lẩu gà ngải cứu là món ăn không quá nổi bật như lẩu gà lá é, lẩu gà tiềm thuốc Bắc hay lẩu cháo gà, tuy nhiên, nó vẫn có cho riêng mình những tín đồ yêu thích vị ngải cứu nấu cùng.
Đặc biệt, dù là tiết trời oi bức hay giá lạnh thì lẩu gà ngải cứu vẫn là sự lựa chọn thú vị, nhất là bữa cơm trưa gia đình.
Trong văn hóa ẩm thực vùng miền, lẩu gà ngải cứu phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội. Dọc các phố ở Tô Hiệu, Trần Nhân Tông, Âu Cơ... du khách rất dễ bắt gặp các hàng quán phục vụ món lẩu gà ngải cứu. Hiện nay, tại TPHCM cũng đã có nhiều quán ăn mang phong vị ẩm thực Bắc bán món này để chiều lòng thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền.
Qua tìm hiểu, ngải cứu là loại cây được ứng dụng trong các bài thuốc hoặc chế biến món ăn. Về hình dáng, ngải cứu trông giống cải cúc (tần ô); về vị nó có hương thơm nồng đặc trưng, lẫn vị đắng nhẹ. Khi kết hợp cùng vị thuốc Bắc, hương vị ngải cứu như được nâng thêm nhiều bậc. Ngày nay, ngải cứu còn được một số người mua về phơi khô, đóng thành các gói túi thơm để treo ở những nơi cần khử mùi.
Để có một nồi lẩu gà ngải cứu thơm ngon thì nguyên liệu thịt gà rất quan trọng. Theo đó, nên mua gà còn sống, ưu tiên gà ta thả vườn (có nơi gọi là gà đi bộ) hoặc gà đen, giống gà ở miền núi Tây Bắc hiện đã có bán ở TPHCM. Khi có gà, đem sơ chế sạch, rồi xát muối hạt lên da để khử mùi.
Tiếp đến, ướp gà với ít gia vị thông dụng như tiêu, nước mắm nhĩ, hành tím băm nhuyễn trong khoảng 30 phút đến một giờ cho thấm vị. Còn lòng gà cũng nên bóp với muối và thái miếng tùy theo sở thích của gia đình mình.
Về rau ngải cứu hay các loại rau, củ ăn kèm thì sơ chế, lột vỏ, gọt bỏ cuống và rửa qua với nước muối pha loãng. Cách làm này vừa giúp rau, củ sạch hơn mà chất dinh dưỡng vẫn được bảo đảm.
Đối với các món lẩu, phần nước dùng được ví như linh hồn, kết nối các nguyên liệu thực phẩm còn lại. Và lẩu gà ngải cứu, phần xương để hầm tận dụng từ chính xương gà sau khi lọc thịt cùng lòng gà. Ở một số hàng quán, người bán còn cho thêm gia vị thuốc Bắc để tạo nên hương vị riêng cho quán của mình. Một lưu ý từ đầu bếp chuyên nghiệp, khi nấu nước dùng, nên lưu ý vớt bọt thường xuyên để nước trong, món ăn mang vị thanh tao, lôi cuốn.
Vậy là bữa trưa cuối tuần với lẩu gà ngải cứu đã hoàn thành và đợi chờ thực khách khám phá. Nếu yêu thích bún, mì vàng hay mì gói, mọi người vẫn có thể tùy chọn theo sở thích. Thêm chén nước mắm mặn xắt vài lát ớt là bữa trưa gia đình mình đã thật sự tròn vị.
Cách hầm chân giò thuốc bắc ngải cứu cho bà bầu bằng nồi cơm điện Cách hầm chân giò thuốc bắc nấu với ngải cứu, hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng cho bà đẻ an thai không quá khó. Nhưng món ngon từ chân giò lợn này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để đảm bảo tròn vị. Sự kết hợp của chân giò, thuốc bắc cùng các loại rau củ quả mang...