Trung Quốc “ngưỡng mộ” siêu tàu vận tải đổ bộ khổng lồ 90.000 tấn của Mỹ
Tạp chí Seapower (Seapower magazine) cho biết, Bộ tư lệnh các hệ thống trên biển của hải quân Mỹ vừa hoàn tất thử nghiệm, nghiệm thu siêu tàu vận tải đổ bộ Montfort có lượng giãn nước tới 90.000 tấn.
Siêu tàu vận tải đổ bộ Montfort là chiếc đầu tiên trong Kế hoạch chế tạo “Sàn đổ bộ cơ động” (Mobile Landing Platform – MLP) của hải quân Mỹ. Con tàu này do NASSCO – Công ty con phụ trách đóng tàu và chế tạo khung thép thuộc Công ty động lực thông dụng ( General Dynamics) chế tạo.
Loại tàu này chủ yếu sử dụng để vận tải trang bị và vật tư bằng đường biển lên bờ hoặc chuyển đến các cảng nổi và trạm trung chuyển hoặc đến các căn cứ mà hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ không thể đến được.
Trong lần thử nghiệm nghiệm thu này, Ủy ban điều tra và kiểm nghiệm đã tiến hành đánh giá các hệ thống và thiết bị chính của Montfort. Trong đó, đặc biệt quan trọng là khả năng xử lý điều khiển và kiểm nghiệm sự vận hành của các hệ thống thông tin và dẫn đường.
Siêu tàu vận tải đổ bộ Montfort có tải trong tối đa 90.000 tấn
Thông thường, chế tạo chiếc tàu đầu tiên thuộc 1 lớp tàu mới có rất nhiều trục trăc kỹ thuật phát sinh nhưng trong lần thử nghiệm này, Montfort đã thể hiện những tính năng rất ưu việt và không gặp phải bất cứ sự cố nào.
Video đang HOT
Thử nghiệm nghiệm thu là khâu cuối cùng trong trình tự chế tạo một con tàu, là đợt thử nghiệm hoàn tất các tính năng tại cảng và trên mặt biển. Sau khi được nghiệm thu, con tàu này có thể nhanh chóng chuyển giao cho hải quân Mỹ, cung cấp sự bảo đảm hậu cần cực kỳ quan trọng cho các hạm đội Mỹ.
Siêu tàu vận tải đổ bộ Montfort có lượng giãn nước thông thường 83.000 tấn, tải trọng tối đa 90.000 tấn, chiều dài 233m, rộng 50m, áp dụng công nghệ thiết kế hộp nổi, đại bộ phận con tàu có thể chìm dưới nước, phù hợp để vận tải cả các tàu chiến, vật tư, trang bị.
Ngoài ra, tàu còn có không gian rộng tới 25.000 feet vuông để chở ôtô, tăng – thiết giáp. Ngoài ra nó còn có khoang đặc biệt để vận chuyển tới 380.000 galon nhiên liệu hàng không JP-5, đủ bảo đảm cho 76.000 lượt bay tác chiến, 152.000 lượt bay huấn luyện, gấp 152 lần tàu sân bay Liêu Ninh (2500 tấn) của Trung Quốc, gấp 112 lần tàu đổ bộ tấn công khủng nhất của Mỹ là LHA-6 America với 3400 tấn.
Tàu vận tải bổ trợ Type 903s của Trung Quốc có lượng giãn nước 23.000 tấn,
Con tàu này thực sự là một căn cứ hậu cần, bảo đảm di động khổng lồ trên biển, trong tương lai nó sẽ trở thành kỳ hạm thống lĩnh nhóm 12 tàu tiếp vận T-AKE đang hoạt động, có lượng giãn nước tới 40.000 tấn, là hạt nhân trong lực lượng bảo đảm cho chiến lược “Tấn công nhanh toàn cầu” của quân đội Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc chỉ có 4 tàu vận tải bổ trợ Type 903s với lượng giãn nước 23.000 tấn, có lượng tiếp vận rất hạn chế. Để phục vụ cho biên đội tàu sân bay hoạt động xa bờ trong chiến lược biển xa thì chỉ tính riêng lực lượng tàu bổ trợ, hải quân Trung Quốc cũng còn rất nhiều việc phải làm.
Theo Dantri
Ấn Độ chi 3 tỷ USD mua pháo hiện đại trang bị cho lục quân
Bộ quốc phòng Ấn Độ sẽ tổ chức đấu thầu nhằm cung cấp các khẩu pháo 155mm/55 cho lực lượng lục quân nước này trong 2-3 tháng nữa và lần đầu tiên các công ty quốc phòng tư nhân trong nước cũng được phép tham gia cuộc đấu thầu này.
Pháo 155mm/52 do công ty Tata Power SED của Ấn Độ chế tạo.
Trước đây, chỉ các nhà chế tạo khí tài nước ngoài mới có thể tham gia cuộc đấu thầu. Nhưng Bộ quốc phòng đã cho phép các công ty quốc phòng trong nước được tham gia, sau khi các công ty này có ý kiến để họ cùng "vào cuộc".
Quân đội Ấn Độ giờ đây sẽ phát đơn mời thầu quốc tế nhằm cung cấp 814 khẩu pháo 155mm/55. Các công ty trong nước cũng được gửi thư mời thầu gồm Tata Power SED, Larsen & Toubro (L&T) và Bharat Forge.
Các công ty nước ngoài sẽ tham gia đấu thầu gồm Nexter (Pháp), Rosoboronexport (Nga), tập đoàn hàng không vũ trụ Israel, tập đoàn BAE Systems (Anh), Công ty General Dynamics (Mỹ).
Một quan chức tại công ty Tata Power SED cho biết họ chưa được thông báo về quyết định của Bộ quốc phòng, nhưng nói thêm rằng công ty có khả năng sản xuất tất cả 814 khẩu pháo tại Bangalore.
Hồi năm ngoái, công ty Tata Power SED cho biết họ đã phát triển thành công loại pháo 155mm/52 với 52% thiết bị bản địa.
Hồi tháng 1, các công ty tại tư nhân đã yêu cầu được tham gia đấu thầu dự án pháo 155mm/55, ước tính trị giá hơn 3 tỷ USD.
Ngoài ra, công ty quốc phòng tư nhân của Ấn Độ cũng được phép tham gia đấu thầu dự án nâng cấp các pháo 130mm M-46 do Nga chế tạo thành các pháo 155mm.
New Delhi đã lên kế hoạch chi 100 tỷ USD trong 10 năm tới để nâng cấp lực lượng quốc phòng, vốn phần lớn vẫn dựa vào các khí tài của Nga.
Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, cho biết nước này muốn mua vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới của các nước.
Theo Dantri
Trung Quốc có 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa Một tờ báo của Nga đã tiết lộ về các tên lửa đạn đạo Đông Phong và tên lửa hành trình Trường Kiếm sau khi 2 hệ thống vũ khi này được đề cập trong sách trắng quốc phòng của chính phủ Trung Quốc công bố hôm 15/4. Hình vẽ mô phỏng bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-41...