Trung Quốc điều tra giám đốc công an Thiên Tân trong chiến dịch chống tham nhũng
Đảng cộng sản Trung Quốc hôm 20/07/2014 loan báo mở cuộc điều tra nhắm vào giám đốc công an thành phố Thiên Tân là Võ Trường Thuận (Wu Changshun).
Võ Trường Thuận, giám đốc công an Thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. REUTERS/Stringer
Đảng cộng sản Trung Quốc hôm 20/07/2014 loan báo mở cuộc điều tra nhắm vào giám đốc công an thành phố Thiên Tân là Võ Trường Thuận (Wu Changshun).
Quan chức cao cấp này là đối tượng mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng trên toàn quốc.
Trang web của Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương nói rằng Võ Trường Thuận bị điều tra vì “bị nghi ngờ là vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng”, tuy nhiên không cho biết thêm chi tiết cụ thể.
Nằm cách thủ đô Bắc Kinh 120 km và ở cạnh Hoàng Hải, đại đô thị Thiên Tân với 12 triệu dân là thành phố trực thuộc trung ương, được quy hoạch làm cực tăng trưởng thứ ba của Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) tuần trước đã tuyên bố sẽ mở rộng chiến dịch chống tham nhũng sang các quan chức có thân nhân sống ở ngoại quốc. Các quan chức này thường bị nghi ngờ cho các thành viên trong gia đình định cư ở nước ngoài để dễ dàng rửa tiền và tránh né nguy cơ lọt vào tầm ngắm của tư pháp.
Video đang HOT
Ủy ban cũng sẽ tung ra đợt điều tra quy mô thứ hai tại 10 tỉnh và khu vực như Tứ Xuyên, nơi cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), nguyên là ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc hiện bị quản thúc tại gia.
Sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã cho tiến hành chiến dịch chống tham nhũng được tuyên truyền ầm ĩ, tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy đây còn là một cuộc thanh trừng.
Theo NTD/Bizlive
3 dạng tham nhũng đang làm náo loạn chính quyền Bắc Kinh
Mạng Tân Hoa xã của Trung Quốc tối 30-6 đưa tin: 4 quan chức cấp cao của Trung ương Đảng bị kỷ luật. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố khai trừ khỏi Đảng một loạt cựu quan chức cấp cao bị phát hiện vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Trước đó, ChinaDaily cuối tháng 6 vừa qua đưa tin, ít nhất 6.400 quan chức Trung Quốc bị trừng phạt, sau khi các hành vi xấu của họ bị thanh tra của cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu nước này phơi bày.
Với quy mô đáng báo động của hiện trạng tham nhũng ở Trung Quốc, dưới góc nhìn của một nhà kinh tế Hồng Kông, Larry Lang trên bìa quyển sách mới nhất của ông "Can the &'New Regime' Change China?" (Tạm dịch: "Liệu &'Chế độ mới' có thể thay đổi Trung Quốc?") đã chỉ ra 3 dạng tham nhũng chính đang "hoành hành" trong chính quyền Bắc Kinh.
Những chính trị gia "ngã ngựa" sau khi bị CCDI điều tra tham nhũng
Tham nhũng kinh phí
Ở Trung Quốc, loại hình tham nhũng kinh phí là quá quen thuộc. Các quan chức trực tiếp quản lý những dự án xây dựng, rồi lạm dụng quyền lực và tham nhũng bỏ túi các khoản tiền hậu thuẫn và chi trả bất hợp pháp.
Các quan chức Trung Quốc dựa vào một người trung gian kiếm lời. Đơn cử như trong nhiệm kỳ 8 năm của cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, ông này đã cho thi công hơn 7.000 km đường sắt cao tốc với tổng vốn đầu tư 3 nghìn tỷ NDT (486,6 tỷ USD). Ông đã làm điều đó như thế nào? Từ năm 2007 đến năm 2010, 23 tập đoàn quốc doanh tầm cỡ, thông qua một doanh nhân trung gian - bà Đinh Thư Miêu, đã thu được hơn 50 dự án từ tay ông Lưu. Chính phủ Trung Quốc đã chi tổng cộng 178,8 tỷ NDT (29 tỷ USD) cho những dự án này. Bà Đinh đã kiếm lời được 2 tỷ USD, trong đó trích lại 49 triệu USD cho "bầu đỡ" là ông Lưu. Trong phiên tòa xét xử ông Lưu vào tháng 9-2013, bà Đinh thừa nhận đã dùng số tiền trên để "hối lộ" ông Lưu.
Ngoài việc nhận "hoa hồng" gián tiếp thì các quan chức Chính phủ cũng dùng chiêu gài tay chân thân cận vào những tập đoàn quốc doanh để trực tiếp nhận hối lộ. Điển hình, khi cựu Giám đốc của Ủy Ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc gia Tưởng Khiết Mẫn, trở thành Chủ tịch của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, ông đã phân bổ tất cả những vị trí béo bở, lắm màu nhất trong tập đoàn (như: bộ phận thăm dò dầu khí, bộ phận đầu tư nước ngoài và thu mua sáp nhập doanh nghiệp và bộ phận mua nguyên vật liệu) cho những người thân tín của mình.
Theo các báo cáo truyền thông đưa tin, chi phí đầu tư cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí vào năm 2011 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc là 162,154 tỷ NDT (26,3 tỷ USD). Đến năm 2012 con số này tăng lên đến 227,2 tỷ NDT (36,85 tỷ USD) và đạt mức 240 tỷ NDT (38,93 tỷ USD) trong năm 2013. Chỉ đến khi này hệ thống tham nhũng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc mới chính thức bị phanh phui. Liệu sự gia tăng chi phí hàng năm có thật sự cần thiết? Bao nhiêu phần trong số chi phí này được sử dụng như là mồi câu cho các hành vi lạm dụng quyền lực?
Tham nhũng kiểu phê duyệt
Trong nền kinh tế làm theo mệnh lệnh của Trung Quốc, khả năng của các quan chức trong việc thực hiện những sự phê duyệt là một tấm vé để tham nhũng. Gần như là mỗi một giấy đăng ký, sự phê chuẩn, sự chứng thực, sự cấp phép hay sự trừng phạt đều mang theo cơ hội yêu cầu "lót tay" để mọi chuyện được trót lọt.
Năm 2003, thành phố Thường Đức thuộc tỉnh Hồ Nam muốn xây dựng một nhà máy điện, nhưng không nhận được sự phê duyệt của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc. Phải chờ đến cuối năm 2012, khi Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc - Lưu Thiết Nam, đến thăm tỉnh Hồ Nam, đích thân Chủ tịch tỉnh thứ nhất và thứ hai đã đi "xin phép" "đi đêm" ông Lưu. Rồi không biết cách nào, cuối cùng dự án trên đã có được sự phê duyệt của ông Lưu. Theo ước tính, cả quá trình lo lót để dự án được thực hiện tốn khoảng 20 triệu NDT tiền đút lót cho các quan chức lớn nhỏ.
"Mua quan bán chức"
Năm 1997, Hà Hồng Đạt đã hối lộ Lưu Chí Quân để lấy được vị trí thư ký Cục Đường sắt Cáp Nhĩ Tân, rồi leo được lên chiếc ghế của Cục trưởng Cục Đường sắt Cáp Nhĩ Tân. Năm 2004, ông Hà được thuyên chuyển đến Cục Đường sắt Cáp Nhĩ Tân, giữ chức Giám đốc khoa Chính trị. Ông này đã hối lộ ông Lưu một khoản tiền lớn tới 100.000 USD và cuối cùng trở thành thuộc hạ thân tín của cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân.
Sau khi có chút ảnh hưởng chính trị, Hà Hồng Đạt bắt đầu "rao bán" các chức vị trong Chính phủ để kiếm lời. Từ năm 1997 đến năm 2004, ông Hà đã thăng chức cho 6 nhân viên cấp thấp và cấp trung trong Cục Đường sắt Cáp Nhĩ Tân. Có một số chức vụ đem lại những khoản tiền béo bở, ông Hà đã nhận được tổng cộng 14,5 triệu NDT (2,3 triệu USD). Nếu khoản tiền 100.000 USD mà ông Hà hối lộ cho ông Lưu được coi như là "vốn đầu tư ban đầu" thì ông Hà đã thu lại được 150% khoản vốn hàng năm từ việc mua bán chức vị này. Tính ra kiểu "đầu tư" này của ông Hà quá "lãi".
Lộ liễu hơn, La Ấm Quốc - Bí thư thành phố Mậu Danh đã rao bán các chức vị với các mức giá tương ứng: 200.000 NDT (32.440 USD) cho chức vụ kỹ thuật; 2 triệu NDT (324.400 USD) cho chức vụ cấp phòng ban; 10 triệu NDT (1,6 triệu USD) cho chức vụ Phó Bí thư, cùng với các chức vụ khác. Thậm chí, ông La còn đặt giá cho chức vị của chính mình: 100 triệu NDT (16,2 triệu USD). Sau sự "ngã ngựa" của La Ấm Quốc, 303 quan chức Chính phủ khác cũng bị liên can. Một báo cáo chỉ ra rằng, ông La đã nhận được tiền hối lộ khủng 70 triệu NDT (11,3 triệu USD).
Trong khi đó, theo Báo Washington Post (Mỹ), chiến dịch do ông Tập Cận Bình phát động được cho là nhằm làm trong sạch hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tẩy xóa vết nhơ đại nạn tham nhũng, nhằm che giấu một Bắc Kinh đang mục ruỗng từ trên xuống. Cũng có ý kiến cho rằng, chiến dịch này nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo 61 tuổi. Dù là mục đích gì thì chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc hiện đã chứng tỏ sự hiệu quả. Bằng chứng là những con số những chính trị gia "ngã ngựa", tướng "rơi lon" liên tiếp trong thời gian qua.
Được biết, cơ quan chống tham nhũng đã có ở Trung Quốc từ năm 1927 nhưng hầu hết các cuộc điều tra bị cho là giả tạo, chủ yếu để giải thích cho việc sa thải các cán bộ cấp thấp hoặc quan chức cấp cao thất bại trong các cuộc đấu đá quyền lực nội bộ. Còn các cuộc điều tra hiện nay được cho là mạnh tay và công khai hơn.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc tiếp tục xử lý mạnh tay quan chức vi phạm kỷ luật Theo phóng viên TTVN tại Bắc Kinh, Phó Chủ tịch Chính hiệp thành phố Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc), Phó Nghị đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của tỉnh này điều tra do tình nghi liên quan đến các hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Ông Phó Nghị bị cáo...