Trung Quốc dẹp trào lưu sống ảo ở cửa chùa của các hot girl
Các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc sẽ xóa bỏ video, cấm vĩnh viễn tài khoản lợi dụng danh nghĩa Phật Viên để làm trò phản cảm, quảng cáo bán hàng.
Ngày 23/9, Trung tâm An ninh của Douyin, nền tảng video ngắn lớn của Trung Quốc, đưa ra thông báo xử phạt 48 tài khoản liên quan đến sử dụng hình ảnh Phật Viên để tiếp thị sai lệch, quảng cáo bán hàng. Trong đó 7 tài khoản bị cấm vĩnh viễn, 148 video bị xóa.
Theo The Paper , đây là động thái nhằm ngăn chặn trào lưu sống ảo nơi cửa chùa chiền của hàng loạt hot girl, blogger, người nổi tiếng trên mạng xã hội tại Trung Quốc – được gọi chung là Phật Viên.
Ngoài ra, Douyin còn tạo một lời nhắc nhở dành cho những người tìm kiếm từ khóa Phật Viên. Cụ thể, trang kết quả tìm kiếm sẽ đính kèm theo lời nhắc: “Sống thật với chính mình sẽ giúp bạn được yêu quý lâu dài. Nói không với những kẻ giả vờ để tiếp thị”.
Nhiều hot girl Trung Quốc bị chỉ trích khi chạy theo trào lưu sống ảo ở chùa chiền.
Video đang HOT
Cùng ngày, Xiaohongshu (tương tự Instagram) cũng cho biết mạng xã hội này đang thực hiện cuộc thanh tra đặc biệt liên quan đến trào lưu sống ảo nơi cửa chùa. 70 bài đăng và 3 tài khoản về Phật Viên đã bị xóa.
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến chủ đề này, trang cũng sẽ hiển thị lời nhắc: “Đừng giả vờ làm người khác, hãy sống là chính mình”.
Thời gian gần đây, trào lưu sống ảo ở chùa chiền đã gây nên cuộc tranh cãi lớn khi nhiều người lợi dụng danh nghĩa Phật Viên, cố tình khoe tài sản, thậm chí khoe thân nhằm mục đích cuối cùng là quảng cáo, bán hàng.
Những cô gái theo trào lưu này thường ăn diện sang chảnh, chụp ảnh đi lễ chùa hay chép kinh, thưởng trà để đăng lên mạng. Tuy nhiên, đó không phải do họ thích kinh kệ hay muốn hướng tới tu tập mà chỉ là một hình thức kinh doanh.
“Phật Viên” trở thành từ khóa hot nhất nhì trên các trang tìm kiếm mạng xã hội. Những cô nàng dẫn đầu trào lưu cũng thu hút sự chú ý tại các quán trà đạo, quán ăn chay.
Những cô gái ăn mặc phản cảm khoe ảnh chép kinh khiến dân mạng bức xúc.
Buổi sáng, những cô gái này sẽ khoe ảnh thưởng trà trong biệt thự hay tại trang viên, dù mưa hay nắng. Một số cô nàng còn lồng ghép nội dung hướng dẫn trang điểm để có làn da đẹp, cách ăn mặc hợp với bối cảnh thưởng trà.
Để tạo nên sự đặc biệt, các cô gái kết hợp quần áo và phụ kiện, đạo cụ cũng như câu chữ trong bài đăng của mình.
Y phục phổ biến là kiểu áo choàng bằng vải lanh trơn, có thể thay bằng sườn xám hoặc áo khoác ngắn, kết hợp mái tóc buông dài hoặc búi cao. Trang sức được lựa chọn nhiều nhất là ngọc bích hoặc phỉ thúy, có thể thay bằng ngọc trai, vàng bạc.
Khoe của cải ở những nơi khác có thể khiến người khác trầm trồ ngưỡng mộ, tuy nhiên hành động này nơi cửa chùa bị đánh giá là “thiếu tôn trọng”, nơi vốn đề cao sự thanh tịnh trong tâm và lối sống giản dị.
Để hút sự tương tác, nhiều người thậm chí chọn cách ăn mặc hở hang, khoe cơ thể. Khi tới các quán trà đạo hay khung cảnh chùa chiền, họ sẽ xếp hàng thay nhau chụp ảnh.
Bên dưới những bài đăng, họ đính kèm link quảng cáo về mỹ phẩm, quần áo, sản phẩm sức khỏe, giới thiệu nhà hàng – những thứ không liên quan gì đến tôn giáo.
Nhiều “quý cô Phật Viên” nổi tiếng đã bị tố cáo đăng bài quảng cáo sai sự thật, bán hàng kém chất lượng với giá thành cao khiến dân mạng phẫn nộ.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...