Trung Quốc bắt được tín hiệu chưa từng thấy từ ‘quái vật vũ trụ’
Đó là tín hiệu vô tuyến lặp đi lặp lại gần như định kỳ từ một vi chuẩn tinh lạ lùng mang tên GRS 1915 105, được một nhóm nhà khoa học quốc tế đồng xác nhận.
Tín hiệu vô tuyến bí ẩn đã được kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 m ( FAST, đặt tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu – Trung Quốc) bắt được và là dạng tín hiệu chưa từng thấy trong thế giới các “ quái vật” vi chuẩn tinh.
Ảnh đồ họa mô tả một vi chuẩn tinh đang truyền tín hiệu lạ xuống hệ thống FAST, một trong những kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới – Ảnh: ĐH VŨ HÁN
Vi chuẩn tinh này là một lỗ đen khối lượng sao, nặng xấp xỉ 10 lần Mặt Trời. Do đang ngấu nghiến vật chất điên cuồng, nhìn từ Trái Đất, nó phát sáng như một ngôi sao nên được xếp vào nhóm “chuẩn tinh”, còn “vi” nhằm phân biệt với các chuẩn tinh từ lỗ đen siêu khối thường thấy.
Video đang HOT
Nhóm nhà khoa học quốc tế, dẫn đầu bởi GS Wei Wang từ ĐH Vũ Hán (Trung Quốc), đã xem xét cẩn thận “quái vật” này vì tín hiệu nó phát ra vô cùng kỳ lạ. Nó là dạng tín hiệu dao động định kỳ (QPO).
Theo GS Wang, tín hiệu như vậy không phải lúc nào cũng tồn tại và chỉ xuất hiện trong những điều kiện vật lý đặc biệt. Nhóm đã may mắn bắt được tín hiệu vào tháng 1-2021 và tháng 6-2022, đủ để nhận ra đường cong ánh sáng của nó thay đổi bán định kỳ khoảng 20-50 phút.
Nhà vật lý thiên văn Bing Zhang từ Trường ĐH Nevada ở Las Vegas (UNLV – Mỹ), đồng tác giả, cho biết tín hiệu độc đáo này có thể cung cấp bằng chứng đầu tiên về một luồng phản lực phát ra từ một lỗ đen khối lượng sao thiên hà.
Sự can thiệp của một dòng tia chưa được biết đã tạo nên chu kỳ lạ lùng của tín hiệu, khiến nó giống như đang cố gửi mật mã cho chúng ta theo nhịp đều đặn.
Tất nhiên, dù bằng cách gì thì các nhà thiên văn cũng tin rằng tín hiệu vô tuyến “trêu ngươi”, y như của người ngoài hành tinh này, chắc chắn chỉ là một ngẫu nhiên thú vị.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature, ngoài sự đóng góp của ĐH Vũ Hán và UNLV còn có 11 trung tâm học thuật khác trên khắp thế giới, bao gồm Đài Quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc.
'Rắn vũ trụ' khổng lồ đang chui vào 'lỗ đen quái vật' gần Trái Đất nhất
Sáng lên một cách ma quái trong tầm nhìn của đài thiên văn vô tuyến, hàng trăm cấu trúc không thể lý giải có thể là tàn tích của một sự kiện khốc liệt liên quan đến lỗ đen Sagittarius A*
Nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Farhad Yusef-Zadeh từ Trường ĐH Northwestern ở Illinois - Mỹ cho biết đó là những cấu trúc dạng sợi, trông như đàn rắn hay những sợi dây khổng lồ, rối rắm, dài từ 5-10 năm ánh sáng - tức gấp vài ngàn lần khoảng cách Mặt Trời - Sao Diêm Vương.
Những cấu trúc bí ẩn, khổng lồ, như đàn rắn hay mớ tơ nhện rối rắm, đan xen nhau quanh "lỗ đen quái vật" Sagittarius A* - Ảnh: TRƯỜNG ĐH NORTHWESTERN Ở ILLINOIS
Đó là những cấu trúc vô tuyến bí ẩn được phát hiện nhờ MeerKAT, một mạng lưới 64 ăng-ten vô tuyến được liên kết với nhau ở Nam Phi, theo bài công bố trên The Astrophysical Journal Letters.
Chúng khá giống những sợi năng lượng xếp thành hàng dọc từng được quan sát trong thiên hà Milky Way (chứa Trái Đất), song lại trông như phun ra - hoặc đang chui vào - một phía của lỗ đen Sagittarius A*.
Sagittarius A* là thứ mà các nhà khoa học gọi là "lỗ đen quái vật", tức dạng lỗ đen siêu khối lớn nhất trong các loại lỗ đen, là "trái tim" của thiên hà Milky Way.
"Có vẻ đây là kết quả của sự tương tác vật chất với các vật thể gần đó" - GS Yusef-Zadeh nhận xét.
Một cách hình tượng hơn, những con "rắn vũ trụ" ma quái này có thể là "vết sẹo chưa lành" của vùng không gian quanh "lỗ đen quái vật", tàn tích hiếm thấy của một vụ phun trào lỗ đen chỉ mới 6 triệu năm trước.
Trước đây, người ta cho rằng quái vật Sagittarius A* là lỗ đen đã ngừng hoạt động. Nhưng vài năm qua, thỉnh thoảng nó lại đưa đến cho chúng ta một tín hiệu lạ. Đây là một trong những bằng chứng đó, cho thấy "quái vật" có thể đôi khi vẫn tỉnh thức.
Điều này cũng cho thấy rõ ràng có nhiều hoạt động chưa thể hiểu rõ ẩn nấp trong vùng không gian nơi người ta tưởng rằng trống rỗng và khắc nghiệt ở trung tâm thiên hà, mà nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục khám phá thông qua các quan sát vô tuyến mới.
Phát nổ xong, ngôi sao 'hồi sinh' thành bóng ma bay ngang trời Trong quá trình nghiên cứu về lỗ đen, các nhà khoa học châu Âu đã tìm thấy một vật thể đáng sợ và hiếm thấy hơn: Một ngôi sao chết biến hình thành chuẩn tinh chạy trốn. Theo Science Alert, "bóng ma" đó ra đời từ một siêu tân tinh, tức một ngôi sao chết và phát nổ. Nhưng với PSR J1914 1054g,...