Phát hiện chấn động về tuổi thật của vũ trụ
Một lời giải thích hợp lý đã được đưa ra cho những vật thể gây hoang mang gần đây, là các siêu quái vật dường như còn già hơn vũ trụ.
Nghiên cứu mới từ nhà vật lý Rajendra Gupta từ Đại học Ottawa (Canada) khẳng định vũ trụ có thể già gấp đôi so với con số 13,8 tỉ năm tuổi từ một nghiên cứu năm 2021 và được chấp nhận rộng rãi.
Điều này dựa trên việc các nhà thiên văn khắp thế giới, bằng những phương tiện quan sát ngày một tối tân hơn, phát hiện ra những vật thể lẽ ra phải già hơn vũ trụ.
Một số thiên hà rất cổ xưa được tìm thấy gần đây bởi James Webb – Ảnh: NASA/ESA/CSA
Đó là những thiên hà khổng lồ chứa những lỗ đen khổng lồ, lộ ra ở vùng không gian khi vũ trụ mới chỉ vài trăm triệu năm tuổi.
Video đang HOT
Chúng được phát hiện nhờ những siêu kính viễn vọng như James Webb, có thể quan sát các vật thể cách Trái Đất hơn 13 tỉ năm ánh sáng, đồng nghĩa với việc nhìn thẳng vào quá khứ bởi hình ảnh từ vật thể đó cũng mất khoảng thời gian xấp xỉ để đến được kính viễn vọng.
Các nhà thiên văn đã kỳ vọng tìm ra các thiên hà sơ khai đơn điệu, bé nhỏ, chứ không phải những quái vật khổng lồ như Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta. Để Ngân Hà đạt được kích thước ngày nay, nó đã phải trải qua hàng tỉ năm tuổi với gần 20 cuộc sáp nhập thiên hà.
Một thiên hà sơ khai lớn đến như vậy là vô lý, bởi không đủ thời gian cho các vụ sáp nhập.
TS Gupta đã dựa trên một lý thuyết thiên văn có từ năm 1929 của nhà vật lý thiên văn Fritz Zwicky rằng sự dịch chuyển đỏ là do ánh sáng từ các vật thể vũ trụ xa xôi mất dần năng lượng khi băng qua khoảng cách vũ trụ lớn đến với Trái Đất.
Các nghiên cứu sau này chỉ ra rằng dịch chuyển đỏ là do giãn nỡ vũ trụ, các thiên thể đang “chạy” ra xa nên trông đỏ hơn.
TS Gupta cho rằng dịch chuyển đỏ có thể do cả 2 yếu tố trên kết hợp. Ông đã ứng dụng điều này để xây dựng 2 mô hình vũ trụ, và chỉ ra các “quái vật” gây bối rối mà James Webb quan sát thấy thực sự già hơn con số 13,8 tỉ năm rất nhiều.
Mô hình cũng cho thấy vũ trụ đã 26,7 tỉ năm tuổi, gần gấp đôi con số 13,8 tỉ năm tuổi.
Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, có thể là một tin vui bởi nếu vũ trụ già hơn, con người vẫn còn cơ hội để tiếp tục phát triển công nghệ và tìm kiếm những thế giới cổ xưa hơn.
Phát hiện 'quái vật huyền thoại' đang sinh ra trực tiếp trên bầu trời
Các nhà khoa học đã có cơ hội đầu tiên quan sát trực tiếp sự ra đời của một Wolf-Rayet, lớp sao quái vật rất kinh khủng của vũ trụ, vẫn còn phủ nhiều bí ẩn.
Sử dụng Đài thiên văn Keck đặt trên đỉnh núi lửa Manua Kea ở Hawaii, một nhóm nghiên cứu Mỹ đã theo dõi ngôi sao tên BELLS 1 thuộc thiên hà Triangulum (Messier 33) và đầy kinh ngạc khi nhận thấy nó đang biến đổi ngay trước mắt mình.
Theo tờ Space, các quan sát đầu tiên vào năm 2018 cho thấy ngôi sao này có 3 vạch phát xạ, nhưng chỉ đến năm 2022 nó đã có thêm một vạch phát xạ mới.
Một "quái vật" Wolf-Rayet gần hơn được kính viễn vọng James Webb chụp ảnh trực tiếp - Ảnh: NASA/ESA/CSA
Bốn năm có thể là thời gian dài của con người, nhưng trong tuổi đời của một vật thể vũ trụ, nó chỉ là một phần nhỏ của một cái chớp mắt. Vì vậy một thay đổi rõ rệt xuất hiện trong 4 năm cho thấy nó không phải là một thứ bình thường.
Vì nó là Wolf-Rayet, một lớp sao khổng lồ, tràn đầy năng lượng, phát triển cực nhanh và cũng chết yểu rất sớm so với một ngôi sao bình thường như Mặt Trời của chúng ta, nhóm nghiên cứu - đến từ Đại học Tufts (Mỹ) - kết luận trong bài trình bài tại cuộc họp lần thứ 242 của Hiệp hội thiên văn Mỹ, vừa được tổ chức ở New Mexico.
Các quan sát cũng cho thấy "quái vật" BELLS 1 có khối lượng khủng khiếp, có thể gấp 25 lần Mặt Trời và hiện đã 10 triệu tuổi.
Các bước sóng của bức xạ điện từ mà nó phát ra cho thấy ngôi sao đang khuấy động carbon hoặc sắt sâu bên trong nó thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, cho thấy nó đang sắp sửa tiến đến giai đoạn cuối đời, phát nổ thành siêu tân tinh.
Tuy sao Wolf-Rayet yểu mệnh nhưng tuổi đời của nó vẫn quá lớn so với con người, vì vậy quan sát được quái vật vũ trụ này phát triển trong thời gian thực là cơ hội ngàn năm có một. Trước đó lớp sao này chỉ được biết đến thông qua những dữ liệu thể hiện nó trong trạng thái đã phát triển thành Wolf-Rayet, chứ chưa ai quan sát được giai đoạn này.
Việc quan sát tiếp tục nó trong tương lai có thể cung cấp thêm nhiều hiểu biết thú vị khác về cách quái vật này biến hình.
Theo NASA, chỉ có khoảng 200 sao Wolf-Rayet đã được biết đến trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Có thể có khoảng 1.000-2.000 cái đang tồn tại, nhưng bị che khuất bởi lớp bụi dày theo góc nhìn từ Trái Đất.
NASA chụp được 'hạt giống sự sống' ra đời 12 tỉ năm trước Dưới mắt thần của siêu kính viễn vọng James Webb, hình ảnh xuyên không của một thiên hà thuộc về bình minh vũ trụ đã tiết lộ những hạt giống sự sống cổ xưa nhất từng được ghi nhận. Phát hiện đột phá này được ghi nhận ở SPT0418-47, một thiên hà bị che khuất bởi bụi, tồn tại từ khi vũ trụ...