“Siêu lục địa” độc nhất thế giới, chứa loại năng lượng quốc gia nào cũng khát: Đang được “đắp tấn tiền”!
Công trình này thể hiện tham vọng đáng kinh ngạc của quốc gia vùng Bắc Âu.
Thế giới đang đối mặt thách thức toàn cầu mang tên biến đổi khí hậu. Để giải quyết bài toán thời đại, chúng ta cần có tham vọng cộng lòng dũng cảm: Tham vọng táo bạo và suy nghĩ lớn trong việc theo đuổi một tương lai năng lượng sạch; và lòng dũng cảm để đưa ra những lựa chọn khó khăn nhằm hiện thực hóa tham vọng đó.
Khi gần 200 chính phủ tại Hội nghị COP28 ở Dubai nhất trí về mục tiêu lịch sử là tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030, họ đã chứng minh tham vọng táo bạo cần thiết để thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Đảo Gió của Đan Mạch – hòn đảo năng lượng tái tạo đầu tiên trên thế giới – là một trong những tham vọng táo bạo thể hiện lòng dũng cảm phi thường như thế. Cùng xem quốc gia Bắc Âu đã “thuận theo tự nhiên” như thế nào?
“Siêu lục địa” năng lượng hiếm có của thế giới
Gió ở Biển Bắc cũng giống như Mặt trời ở sa mạc Sahara. Và cũng giống như Sahara – là một địa điểm hấp dẫn để tạo ra năng lượng Mặt trời, thì Biển Bắc là nơi lý tưởng để tạo ra điện từ gió.
Đan Mạch – một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi – đang làm điều đó ở vùng biển cách đất liền 100 km.
Lấy tên là Đảo Gió (Vind), hòn đảo này được ví như “siêu lục địa” năng lượng hiếm có của Trái đất với các điều kiện tối ưu để tạo ra năng lượng sạch, xanh bằng cách sử dụng tua-bin gió.
Hình ảnh minh họa về hòn đảo năng lượng tái tạo đầu tiên của thế giới, mang tên Đảo Gió.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, Đảo Gió đang được Tập đoàn Vind Energy Island Consortium cùng các đối tác toàn cầu tiến hành xây dựng. Dự kiến đến năm 2036, hòn đảo sẽ có công suất 3 Gigawatt điện gió ngoài khơi, theo thông tin cập nhật của Reuters.
Không dừng ở con số 3 Gigawatt, Đan Mạch tham vọng đưa Đảo Gió kết nối 10 Gigawatt điện gió ngoài khơi vào lưới điện quốc gia. Con số này tương đương với 25 trang trại điện gió ngoài khơi truyền thống. 10 Gigawatt điện này có thể cung cấp điện cho 10 triệu hộ gia đình châu Âu.
Hòn đảo dự kiến sẽ bao phủ một diện tích từ 120.000 đến 460.000 mét vuông (tương đương với 18 đến 64 sân bóng đá), tùy thuộc vào việc nó sẽ có công suất 3 hay 10 Gigawatt.
Để có được công trình khổng lồ giữa biển như thế này, Đan Mạch phải chi rất rất nhiều tiền. Nói về chi phí xây dựng và vận hành Đảo Gió, Tập đoàn COWI của Đan Mạch đưa ra con số ban đầu. COWI cho biết mức chi phí phụ thuộc vào công suất mà hòn đảo năng lượng này tạo ra. Cụ thể, để tạo ra công suất 3 Gigawatt điện, Đảo Gió cần 7,93 tỷ Euro (gần 208.000 tỷ VND, tính theo tỉ giá hiện tại).
Khi Đan Mạch tham vọng “nâng cấp” công suất điện lên con số 10 Gigawatt điện thì chi phí cho vận hành và truyền tải điện lên đến gần 33 tỷ Euro. Tất nhiên, con số chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào tốc độ xây dựng, lắp đặt công nghệ… tại hòn đảo nhân tạo này.
Hòn đảo năng lượng tái tạo đầu tiên trên thế giới không chỉ cung cấp lượng điện khổng lồ, sạch, xanh và ổn định cho Đan Mạch và các nước láng giềng, mà còn tổ chức một khu vực đổi mới để hỗ trợ phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng và truyền tải điện quy mô lớn.
Đảo Gió sẽ được nối với đất liền bằng công nghệ dòng điện một chiều điện áp cao (HVDC). Bộ chuyển đổi HVDC sẽ được sử dụng để đóng gói năng lượng từ trang trại gió ngoài khơi và vận chuyển nó vào đất liền.
Vì sao Đan Mạch “đắp tấn tiền” cho Đảo Gió?
Không ngẫu nhiên mà Đan Mạch lại đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như “đắp tấn tiền” cho hòn đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới này.
Thứ nhất, công trình này hoạt động nhờ vào tự nhiên hoàn toàn. Nhờ sức mạnh của gió ngoài khơi Biển Bắc, qua bàn tay và công nghệ hiện đại, Đan Mạch tạo ra được nguồn điện sạch, khổng lồ.
Biển Bắc là một trong những vùng biển có điều kiện phát triện điện gió thuận lợi. Nguồn: Internet
Nói thêm về vấn đề này, Công ty điện và khí đốt đa quốc gia National Grid plc của Anh phân tích: Biển Bắc là một trong những nguồn năng lượng gió ngoài khơi ổn định tốt nhất châu Âu vì khu vực này có gió cực mạnh với biển tương đối nông, khiến nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho các trang trại gió ngoài khơi. Đến năm 2030, Biển Bắc có thể mang lại nguồn điện khổng lồ, đủ cấp điện cho hơn 120 triệu ngôi nhà.
Thứ hai, Đảo Gió là một trong những trọng tâm trong Kế hoạch hành động về khí hậu năm 2020 của chính phủ Đan Mạch. Bộ Năng lượng Đan Mạch cho biết, Đảo Gió sẽ giúp thúc đẩy quá trình điện khí hóa xã hội Đan Mạch và cho phép các hộ gia đình và công ty nước này sử dụng điện xanh để tiêu thụ điện.
Thứ ba, mục tiêu lâu dài của Đảo Gió xa và bền vững hơn nữa đó là kết nối điện sạch với châu Âu và quốc tế. Vì tầm nhìn về hòn đảo năng lượng của quốc gia vùng Scandinavia phù hợp với chiến lược triển khai năng lượng tái tạo của Liên minh Châu Âu (EU), trong đó nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận nhiều không gian biển hơn, cải thiện hợp tác khu vực và quốc tế về năng lượng, đồng thời phát triển các công nghệ mới để truyền nhiều năng lượng xanh hơn từ ngoài khơi vào đất liền và xa hơn nữa là kết nối với mạng lưới trang trại gió quốc tế.
Nhìn rộng hơn, Đảo Gió hứa hẹn là nơi sẽ khai thác các nguồn tài nguyên đại dương để hỗ trợ “Nền kinh tế xanh” của cả châu Âu và quốc tế. Nguồn năng lượng tái tạo này được các nhà khoa học dự đoán sẽ tăng phát triển trong tương lai.
The Guardian trích khảo sát từ tạp chí Geophysical Research Letters (thuộcLiên đoàn Địa vật lý Mỹ) cho thấy tiềm năng trung bình toàn cầu về sản xuất điện gió ngoài khơi có thể tăng từ 4% đến 18%, tùy thuộc vào kịch bản phát thải, với mức tăng cục bộ lên tới 26% trên vùng biển châu Âu vào năm 2100.
Năng lượng tái tạo (như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời…) đang là một trong những nguồn năng lượng sạch, quan trọng mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng cần để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cũng như đáp ứng các mục tiêu về khí hậu chung của nhân loại.
Bí ẩn cuộc đời và cái chết của những ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ
Trải qua sự kiện siêu tân tinh là một trong những cách mà một ngôi sao kết thúc cuộc đời của nó, nhưng trên thực tế vẫn có những cách khác để một ngôi sao kết thúc cuộc đời của mình.
Trong vũ trụ bao la, mỗi ngôi sao đều có một hành trình riêng nhưng chung quy lại, chúng đều tuân theo một con đường nhất định: ra đời, tỏa sáng rực rỡ, và cuối cùng là kết thúc vòng đời. Một số ngôi sao chọn cách khép lại hành trình của mình bằng một vụ nổ khổng lồ gọi là siêu tân tinh - một sự kiện sáng chói gấp hàng tỷ lần Mặt Trời. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngôi sao lớn đều chọn kết cục đầy năng lượng và kịch tính này. Một số khác, thậm chí là những ngôi sao lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trời, lại âm thầm sụp đổ và biến thành lỗ đen mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.
Hiện tượng kỳ lạ này đã và đang thách thức các nhà thiên văn học, đồng thời cung cấp những góc nhìn mới về sự sống và cái chết phức tạp của các thiên thể khổng lồ trong vũ trụ.
Sự kỳ vọng về siêu tân tinh
Theo lý thuyết vật lý thiên văn, các ngôi sao có khối lượng gấp tám lần Mặt Trời hoặc hơn được cho là sẽ kết thúc vòng đời bằng một vụ nổ siêu tân tinh. Những ngôi sao khổng lồ này, trong suốt "tuổi trẻ" của mình, là những thiên thể sáng, nóng, màu xanh và liên tục tạo ra năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân. Phản ứng này giúp chúng duy trì trạng thái cân bằng, chống lại lực hấp dẫn muốn kéo chúng sụp đổ.
Tuy nhiên, khi nguồn nhiên liệu hạt nhân dần cạn kiệt, những ngôi sao khổng lồ bắt đầu mở rộng kích thước. Chúng biến thành siêu khổng lồ đỏ, khối lượng và kích thước tăng lên đến mức có thể "nuốt chửng" toàn bộ hệ Mặt Trời của chúng ta từ Sao Thủy đến Sao Mộc. Khi tiến gần đến cuối vòng đời, lõi của chúng co lại mạnh mẽ, tạo ra các neutrino, những hạt cơ bản gần như không tương tác với vật chất. Sự gia tăng đáng kể lượng neutrino này được kỳ vọng là nguyên nhân chính dẫn đến vụ nổ siêu tân tinh khi các lớp bên ngoài của ngôi sao bị thổi bay.
Hành trình của siêu khổng lồ đỏ
Siêu khổng lồ đỏ là trạng thái cuối cùng của một ngôi sao lớn khi nó cạn kiệt nhiên liệu hydro cần thiết cho phản ứng tổng hợp hạt nhân. Giai đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Các nhà thiên văn học đã ghi nhận nhiều vụ nổ siêu tân tinh xảy ra ở các thiên hà xa xôi, đặc biệt là tại các khu vực giàu ngôi sao lớn như cánh tay xoắn ốc của các thiên hà.
Tuy nhiên, một sự thật đáng ngạc nhiên là không phải tất cả các siêu khổng lồ đỏ đều kết thúc bằng siêu tân tinh. Qua các mô hình lý thuyết và quan sát thực tế, các nhà khoa học nhận ra rằng các siêu khổng lồ đỏ với khối lượng vượt ngưỡng 17 đến 19 lần Mặt Trời thường không nổ. Thay vào đó, chúng âm thầm sụp đổ, tạo thành lỗ đen.
Vai trò của carbon trong số phận của các ngôi sao
Một trong những yếu tố quyết định số phận của các ngôi sao lớn chính là cách chúng xử lý carbon trong lõi của mình. Carbon cháy trong lõi có thể tạo ra các photon năng lượng cao, và các photon này sẽ sinh ra neutrino khi tương tác. Nếu quá trình này xảy ra một cách mạnh mẽ, ngôi sao sẽ mất năng lượng nhanh chóng, dẫn đến sự sụp đổ và một vụ nổ lớn.
Các ngôi sao có khối lượng nhỏ hơn thường trải qua quá trình đốt cháy carbon đối lưu, trong đó nhiệt được phân tán đều nhờ các dòng chuyển động bên trong lõi. Kết quả là, những ngôi sao này có thời gian tiến hóa dài hơn và khi lõi sụp đổ, các lớp bên ngoài bị đẩy ra một cách mạnh mẽ, tạo thành siêu tân tinh.
Ngược lại, ở các siêu khổng lồ đỏ có khối lượng lớn hơn, carbon không được đốt cháy theo cách đối lưu. Điều này khiến neutrino mất mát ít hơn, đồng thời lõi ngôi sao trở nên đặc hơn. Khi lõi cuối cùng sụp đổ, các vật liệu dày đặc xung quanh ngăn cản vụ nổ xảy ra. Kết quả là ngôi sao không phát nổ mà trực tiếp tạo thành lỗ đen.
Hiện tượng chỉ những siêu khổng lồ đỏ có khối lượng nhỏ hơn mới phát nổ thành siêu tân tinh đã gây ra một vấn đề được gọi là "vấn đề siêu khổng lồ đỏ". Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã "khám nghiệm xác sao" bằng cách so sánh hình ảnh trước và sau vụ nổ của các thiên hà. Họ nhận thấy rằng chỉ những siêu sao khổng lồ đỏ trong một phạm vi khối lượng cụ thể mới tạo ra siêu tân tinh, trong khi các ngôi sao lớn hơn thì không.
Phát hiện này đã giúp giải thích một phần bí ẩn, nhưng cũng làm sáng tỏ những giới hạn trong hiểu biết của con người về vũ trụ.
Betelgeuse, một siêu khổng lồ đỏ nổi bật trong chòm sao Orion, đã thu hút sự chú ý của giới khoa học từ lâu. Với kích thước khổng lồ và sự sáng chói đặc trưng, ngôi sao này được dự đoán sẽ phát nổ thành một siêu tân tinh rực rỡ. Tuy nhiên, kết cục của Betelgeuse vẫn là một ẩn số.
Dựa trên ước tính khối lượng, ngôi sao này có thể tạo thành một siêu tân tinh ngoạn mục, hoặc cũng có thể chỉ để lại một ngôi sao neutron thay vì lỗ đen.
Sự sống và cái chết của các ngôi sao khổng lồ không chỉ là một câu chuyện về vật lý và năng lượng. Đó còn là một minh chứng cho sự kỳ diệu và phức tạp của vũ trụ. Trong khi phần lớn các ngôi sao lớn khép lại vòng đời bằng một màn trình diễn ngoạn mục, vẫn có những ngôi sao âm thầm sụp đổ, để lại các lỗ đen - những thực thể kỳ bí và đáng sợ.
Những phát hiện mới từ khảo sát thiên văn không chỉ giúp nhân loại hiểu rõ hơn về số phận của các ngôi sao mà còn khơi gợi sự tò mò và niềm đam mê khám phá những bí mật sâu thẳm nhất của vũ trụ. Và dù chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ, bức màn bí ẩn của các thiên thể khổng lồ vẫn còn rất nhiều điều chưa được hé lộ, hứa hẹn những khám phá phát triển trong tương lai.
Phát hiện "kho báu" 540 tỷ USD dưới đáy hồ ở Mỹ Bên dưới biển hồ Salton ở California là mỏ lithium có trữ lượng lên tới 18 triệu tấn, ước tính trị giá 540 tỷ USD. Một cuộc khảo sát về vùng hồ ở California (Mỹ) đã phát hiện khoảng 18 triệu tấn lithium, được mệnh danh là "vàng trắng" và ước tính trị giá 540 tỷ USD. Kết quả cuộc khảo sát cho...




Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Biến hóa hàng nghìn đồ chơi nhựa cũ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Những điều chưa biết về khả năng thính giác của một số loài động vật

Hé lộ bí mật về toà lâu đài Trung Cổ khiến cả thế giới tin rằng Hogwarts là có thật!

Thanh niên 23 tuổi lập kỷ lục là người hưởng lương hưu trẻ nhất thế giới

Phát hiện dấu vết 'tổ tiên bí ẩn' góp 20% ADN cho người hiện đại

Cô gái 25 tuổi cưới chồng 60 tuổi, câu chuyện phía sau khiến ai nấy ngỡ ngàng

Loài hoa đắt nhất hành tinh: Đắt đến mức vô giá, nhưng không phải chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài

Tổ chức xong tang lễ cho mẹ, người đàn ông nhận được cuộc gọi của bác sĩ: Vào viện gấp, bà đang trong này

Phát hiện 4 hành tinh trong hệ sao láng giềng của trái đất

Loại cây biến đổi màu sắc theo mức độ ánh sáng tên sen đá hoa hồng đen vô cùng đặc biệt không phải ai cũng biết

Những sự thật kinh ngạc về loài rùa biển

Bí ẩn người đàn ông ở Vĩnh Long sơn màu xanh khắp mọi nơi trong nhà: Lý do thực sự là gì?
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam Vbiz gây hoang mang khi phải thở bình oxy trong hậu trường concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sao việt
23:46:17 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025