Mỹ giải thích quan điểm về lãnh thổ trong thỏa thuận tiềm năng Nga-Ukraine
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng sau khi Washington nêu quan điểm rằng việc Ukraine khôi phục toàn bộ lãnh thổ bị Nga kiểm soát là không thực tế.
Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga (Ảnh: Getty).
Trả lời phỏng vấn Fox News ngày 13/2, ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Nga và Ukraine, cho biết ông ủng hộ phát biểu của Tổng thống Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth rằng việc giúp Ukraine trở lại biên giới năm hậu xung đột là “không thực tế”.
Theo ông, việc chính thức hóa các tổn thất lãnh thổ của Ukraine trong một thỏa thuận hòa bình tiềm năng không nhất thiết có nghĩa là công nhận chúng.
“Tôi tin rằng sẽ có một số thỏa thuận về việc mất lãnh thổ (của Ukraine). Nhưng nghe này, bạn thực sự không cần phải thừa nhận điều đó”, ông nói.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump đề cập đến Tuyên bố Welles được Mỹ ban hành năm 1940 sau khi Liên Xô kiểm soát các nước vùng Baltic. “Khi Liên Xô tách biệt các nước vùng Baltic, chúng tôi chưa bao giờ nói họ sở hữu các nước này”, ông Keith Kellogg cho biết.
Vì vậy, theo quan điểm của ông, vấn đề lãnh thổ cần được coi là vấn đề lâu dài, “nhưng là một phần của cuộc đàm phán”.
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần một nền hòa bình thực sự, ổn định và thực sự an toàn cho đến khi có được một thỏa thuận an ninh giữa tất cả các bên – một thỏa thuận lâu dài và bền vững”.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth khẳng định việc khôi phục biên giới của Ukraine về trước năm 2014 là không thực tế.
Ngoài ra, ông cho biết chính quyền của Tổng thống Donald Trump không coi việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) là một phần của giải pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Ông cũng nói với các đồng minh NATO, họ sẽ phải đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của châu Âu.
“Nếu triển khai lực lượng đến Ukraine để gìn giữ hòa bình, đó nên là lực lượng ngoài NATO và không liên quan đến Điều 5″, ông nhấn mạnh.
Đây được coi là tuyên bố công khai rõ ràng và thẳng thắn nhất từ trước đến nay về quan điểm của chính quyền Mỹ đối với cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài gần 3 năm qua.
Tuy nhiên, quan điểm này đã vấp phải một số ý kiến chỉ trích. Cựu cố vấn an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, John Bolton, cho rằng chính quyền mới chưa đàm phán đã nhượng bộ Nga.
Đáp lại những chỉ trích, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ông Hegseth cho hay “chủ nghĩa hiện thực là một phần quan trọng của đối thoại, trước đây cũng có nhưng chưa đầy đủ”. Ông cũng khẳng định quan điểm của chính quyền Tổng thống Trump “không phải là một sự nhượng bộ với Nga”.
“Đó là sự thừa nhận thực tế về quyền lực cứng trên thực địa, sau rất nhiều sự hy sinh, đầu tiên là của người Ukraine và sau đó là của các đồng minh, và tiếp đó là nhận thức rằng hòa bình được đàm phán sẽ là một dạng phân định ranh giới mà không bên nào muốn”, ông nói.
Thông báo bất ngờ về vấn đề Ukraine của Tổng thống Trump khiến châu Âu sửng sốt
Vào một buổi chiều mùa Đông khi Kiev chìm trong nhiệt độ đóng băng, thông tin bất ngờ về kế hoạch cho Ukraine của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh châu Âu sửng sốt.
Diễn biến bất ngờ
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/2 tuyên bố các cuộc đàm phán với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, về việc chấm dứt xung đột sẽ khởi động "ngay lập tức". Tổng thống Trump đồng thời chia sẻ rằng ông đã điện đàm với người đồng cấp Nga Putin hơn một tiếng đồng hồ. Ông nói: "Tôi cho rằng chúng ta đang trên đường đến hòa bình".
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tiết lộ sau đó ông đã trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky xác nhận nhà lãnh đạo Mỹ Trump đã chia sẻ về cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Putin. Bên cạnh đó, ông Zelensky đánh giá cao "quan tâm thực chất của Tổng thống Mỹ" về các cơ hội chung và phương pháp có thể cùng mang lại hòa bình thực chất.
Tuy nhiên, điều gây chú ý là Tổng thống Trump bày tỏ quan điểm rằng việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là không thực tế và khó có khả năng Ukraine thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth là người đầu tiên tiết lộ lập trường của Tổng thống Trump tại một cuộc họp tại trụ sở NATO ở Brussels. Ông Hegseth nói với những người đồng cấp cùng họp tại thủ đô Bỉ rằng Tổng thống Zelensky không có cơ hội đạt được mục tiêu đánh bật lực lượng Nga ra khỏi Crimea và đưa Ukraine trở lại biên giới trước năm 2014. Người đứng đầu Lầu Năm Góc đánh giá: "Theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này sẽ chỉ kéo dài xung đột và gây ra nhiều đau khổ hơn".
Sau đó, ông Hegseth cảnh báo rằng Mỹ có thể rút lui khỏi các cam kết của mình đối với an ninh châu Âu, từ bỏ vai trò lịch sử mà nước này đã đóng kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hegseth đưa ra tầm nhìn rõ ràng trong đó các chính phủ châu Âu sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc phòng thủ của họ và Ukraine.
Phản ứng của châu Âu
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: PAP/TTXVN
Về phần Liên minh châu Âu (EU), các nhà ngoại giao "Lục địa già" dường như vẫn lúng túng về việc phản ứng với thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth và Tổng thống Trump.
Theo Politico, mối quan hệ giữa EU với chính quyền mới ở Nhà Trắng đang ở mức khá tệ. Không có bình luận ngay lập tức nào từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen liên quan đến các phát biểu của Tổng thống Trump.
Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas, sau đó đã đăng trên mạng xã hội X rằng: "Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, châu Âu phải có vai trò trung tâm. Sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là vô điều kiện. Ưu tiên của chúng tôi là củng cố Ukraine và cung cấp đảm bảo an ninh mạnh mẽ".
Một số đồng minh của Ukraine ở những nơi khác tại châu Âu lại thẳng thắn hơn trong việc phản đối cách tiếp cận của Tổng thống Trump. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock phát biểu với báo giới: "Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng sẽ không có quyết định nào được đưa ra về Ukraine nếu thiếu vắng Ukraine. Hòa bình chỉ có thể đạt được cùng nhau. Và điều đó có nghĩa là: với Ukraine và với châu Âu".
Cùng quan điểm, Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Baiba Braze cho biết: "Quyền tự quyết của Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình là vô cùng quan trọng".
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski trong khi đó cho rằng Ukraine cần thêm hậu thuẫn về quân sự trước khi bắt đầu đàm phán với Nga. Ông Sikorski đánh giá: "Việc tăng cường năng lực của Ukraine trước khi có thể thảo luận với Nga là rất quan trọng đối với châu Âu".
Pháp cũng bất đồng quan điểm với Mỹ, nhấn mạnh rằng Ukraine nên tiếp tục trên con đường gia nhập NATO. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot nói: "Chúng tôi kiên định với con đường để Ukraine hướng tới NATO. Nếu có hòa bình, cần bảo đảm an ninh để nó công bằng và lâu dài".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu cách tiếp cận mới trong vấn đề Ukraine Ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đánh giá việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine là không thực tế và chính quyền Tổng thống Donald Trump không coi tư cách thành viên NATO của Kiev là một phần của giải pháp cho cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điện Kremlin chỉ rõ mục đích thực sự của lệnh ngừng bắn

El Salvador tiếp nhận 238 nghi phạm bị Mỹ trục xuất

Lợi hay hại với nền kinh tế Mỹ khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thuế quan?

Ông Trump điện đàm với ông Putin ngày mai về thỏa thuận hòa bình Ukraine

Mỹ sẽ phản hồi chi tiết kế hoạch của Ai Cập về tái thiết Gaza

Hàn Quốc đề nghị Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia nhạy cảm trong lĩnh vực năng lượng

Nga "đọc vị" chiến thuật của Ukraine khi đề xuất ngừng bắn

OpenAI kêu gọi chính phủ Mỹ cấm vận DeepSeek vì sợ thất bại trước đối thủ?

Tổng thống Pháp tuyên bố mạnh mẽ việc gửi quân đến Ukraine

Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi EU dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Syria

Nghị sĩ Pháp muốn Mỹ trả lại tượng Nữ thần Tự do

Thủ tướng Israel đề nghị sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh nội địa
Có thể bạn quan tâm

Người lông mày thô rậm, tràn xuống bờ mi chớ dại làm thân, vì sao?
Trắc nghiệm
15:57:26 17/03/2025
Ngọc Kem đáp trả fan khi bị nói "tha hóa" và dáng vẻ "không còn như xưa"
Netizen
15:29:47 17/03/2025
Sốc: Kim Sae Ron bị cấm liên lạc với Kim Soo Hyun, công ty đòi nợ liên tiếp 2 lần và doạ bồi thường cho Queen Of Tears
Sao châu á
15:18:54 17/03/2025
Rửa tiền tại Việt Nam, 3 bị cáo người nước ngoài lĩnh án tù
Pháp luật
15:17:29 17/03/2025
Vụ tìm ân nhân cho mượn 8 chỉ vàng: Hành trình đẫm nước mắt của người mẹ
Tin nổi bật
15:15:46 17/03/2025
Bích Ngọc thừa nhận "rất đau" khi bị Ngọc Lan tát
Phim việt
15:12:34 17/03/2025
Sao Việt 17/3: Vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng đi "sạc năng lượng"
Sao việt
15:10:25 17/03/2025
'Bạch Tuyết' Rachel Zegler và 'hoàng hậu' Gal Gadot căng thẳng ngoài đời thực
Sao âu mỹ
15:07:23 17/03/2025
Tiến Luật: Tôi chưa bao giờ hỏi vợ trong tài khoản có bao nhiêu tiền
Tv show
15:04:53 17/03/2025
Kiên quyết theo đuổi mẹ đơn thân, tôi nhận về kết quả ngoài sức tưởng tượng
Góc tâm tình
14:53:19 17/03/2025