Hồi sinh con giun có tuổi đời 46.000 năm từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia
Các nhà khoa học đã hồi sinh được một loài giun đã bị đóng băng cách đây 46.000 năm —cùng thời điểm voi ma mút lông mịn, hổ răng kiếm và nai sừng tấm khổng lồ vẫn còn lang thang trên Trái đất.
Theo Teymuras Kurzchalia, giáo sư danh dự tại Viện Max Planck về Di truyền và Sinh học Tế bào Phân tử ở Dresden và là một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu thì loài giun tròn này thuộc một loài chưa được biết đến trước đây, đã sống sót ở độ sâu 40 mét dưới bề mặt lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia (Nga) trong trạng thái không hoạt động được gọi là cryptobiosis.
Các sinh vật ở trạng thái ẩn sinh có thể chịu đựng việc hoàn toàn không có nước hoặc oxy và chịu được nhiệt độ cao, cũng như điều kiện đóng băng hoặc môi trường cực kỳ mặn, Kurzchalia giải thích.
5 năm trước, các nhà khoa học thuộc Viện Các vấn đề hóa lý và sinh học trong khoa học đất ở Nga đã tìm thấy hai loài giun tròn trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.
Một trong những nhà nghiên cứu, Anastasia Shatilovich, đã hồi sinh hai con giun tại viện bằng cách bù nước cho chúng trước khi mang khoảng 100 con giun đến phòng thí nghiệm ở Đức để phân tích thêm.
Video đang HOT
Cấu tạo của loài giun được hồi sinh
Sau khi làm tan băng giun, các nhà khoa học đã sử dụng phân tích carbon phóng xạ của vật liệu thực vật trong mẫu để xác định rằng các lớp trầm tích đã không bị tan băng kể từ 45.839 đến 47.769 năm trước.
Cuối cùng, phân tích di truyền được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Dresden và Cologne cho thấy những con giun này thuộc về một loài mới, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Panagrolaimus kolymaenis.
Philipp Schiffer, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Động vật học tại Đại học Cologne và là một trong những nhà khoa học tham gia cho biết: “Chứng kiến rằng con đường sinh hóa tương tự được sử dụng ở một loài cách xa 200, 300 triệu năm, điều đó thực sự ấn tượng. Điều đó có nghĩa là một số quá trình tiến hóa được bảo tồn sâu sắc”.
Và, Schiffer nói thêm, có những hiểu biết hữu ích khác có thể thu thập được bằng cách nghiên cứu những sinh vật này.
Ông nói với CNN: “Bằng cách xem xét và phân tích những loài động vật này, chúng ta có thể cung cấp thông tin về sinh học bảo tồn, hoặc thậm chí có thể phát triển các nỗ lực để bảo vệ các loài khác, hoặc ít nhất là tìm hiểu những việc cần làm để bảo vệ chúng trong những điều kiện khắc nghiệt mà chúng ta có hiện nay”.
Phát hiện 'cổng vào thế giới ngầm' 650.000 tuổi ở Siberia
Các nhà khoa học châu Âu vừa chứng minh Batagay Crater, cấu trúc tự nhiên được người dân Siberia (Nga) gọi là cổng vào thế giới ngầm, còn là một cánh cổng giúp họ đi ngược thời gian.
Theo Live Science, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Thomas Opel từ Viện Alferd Wgener (Đức) cho thấy hố sụt khổng lồ Batagay Crater có thể được sử dụng để tái tạo khí hậu cổ đại của Trái Đất.
Bởi lẽ, Batagay Crater chứa đựng lớp băng vĩnh cửu có niên đại lên tới 650.000 năm, lâu đời nhất Siberia và lâu thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau một khu vực thuộc vùng Yukon - Canada.
Batagay Crater - Ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA MOSCOW (ĐẠI HỌC LOMONOSOV)
Batagay Crater là một phần sườn đồi khổng lồ bị sụp đổ ở vùng cao Yana, phía Bắc vùng Yakutia - Nga, thuộc vùng đất băng giá rộng lớn Siberia và từ lâu đã được người dân địa phương gọi là "cổng vào thế giới ngầm".
Nó nổi bật như một vùng cằn cỗi giữa rừng thông rụng lá và bạch dương, mà nạn phá rừng qua các năm cộng với nhiệt độ tăng cao đã khiến băng giá đổ vào ngày càng nhiều, khiến toàn bộ hố sụt có diện tích lên tới 0,8 km2 và trở thành hố băng sụt lớn nhất trên Trái Đất, với những bức vách cao tới 55 m.
Theo bài công bố trên Quaternary Research, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 3 phương pháp để định tuổi lớp băng, bao gồm phương pháp cổ điển thông qua đồng vị carbon phóng xạ.
Như một hồ chứa an toàn cho các lớp băng hà suốt 650.000 năm, Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể tiết lộ những gì đã xảy ra đối với môi trường và khí hậu trong khu vực, nhờ vào việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích.
Thông thường các nhà khoa học sẽ sử dụng kỹ thuật khoan sâu để lấy lên một lõi băng dài, với nhiều lớp băng chứa đựng trầm tích qua các năm. Nhưng quan trọng nhất là phải biết nên khoan ở đâu - đó là điều nghiên cứu mới này đã làm được.
Ngoài ra, việc phân tích sơ bộ cũng tiết lộ 2 "khoảng trống" trầm tích, gần như không có băng đổ vào, vào khoảng 130.000 và 200.000 năm về trước. Cái thứ nhất thuộc về thời kỳ ấm áp đã được biết, cái thứ hai chưa từng biết.
Việc nghiên cứu chi tiết những thay đổi trước và sau 2 thời kỳ đó có thể giúp chúng ta hiểu thêm về biến đổi khí hậu thời hiện đại.
Thu Anh
Phát hiện hài cốt mèo quái vật có thể đã làm biến đổi con người Hai loài mèo cổ đại chưa từng được biết đến vừa được xác định ở Nam Phi, với hộp sọ to không kém gì cọp hay sư tử hiện đại cùng cặp răng nanh quái vật cực kỳ đáng sợ. Theo Live Science, các loài mèo này đã lang thang ở châu Phi tận 5,2 triệu năm trước, thuộc nhóm "mèo răng kiếm"....