Trung, Nhật cùng “ve vãn” Nga

Theo dõi VGT trên

Theo báo “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” (Hong Kong), các chuyên gia phân tích nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng các cuộc gặp của nhà lãnh đạo này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản bên lề Thế vận hội mùa Đông Sochi sẽ thúc đẩy sự tham gia sâu hơn nữa của Nga vào khu vực châu Á.

Trung, Nhật cùng ve vãn Nga - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Sochi ngày 6/2. Ảnh: EPA

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Putin vào ngày 6/2, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp nhà lãnh đạo Nga vào ngày 8/2. Trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng Bắc Kinh và Moskva nên “tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc tham vấn và hợp tác giữa hai bên trong các vấn đề quốc tế lớn”.

Tổng thống Putin đ.ánh giá chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Sochi là “chuyến thăm của những người bạn tốt,” và quyết định sẽ cùng ông Tập tham gia lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai vào năm tới.

Trong khi đó, sau cuộc gặp Tổng thống Putin, Thủ tướng Abe đã nói rằng người đứng đầu nước Nga sẽ thăm Nhật Bản vào mùa thu năm nay. Thủ tướng Abe cũng cho biết giữa hai nước đang thúc đẩy các cuộc thương lượng về một hiệp ước hòa bình được chờ đợi từ lâu, đối với 4 hòn đảo mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền kể từ thời Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Chuyến công du của Thủ tướng Abe tới thành phố Sochi thể hiện sự tương phản với tình trạng quan hệ xuống cấp mạnh mẽ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Về mối quan hệ của Nga với Nhật Bản và Trung Quốc, giáo sư Lưu Giang Vĩnh, chuyên gia quan hệ quốc tế tại đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận định: “Những cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã cho phép Nga gia tăng ảnh hưởng của họ ở châu Á bằng cách hợp tác với Trung Quốc, trong khi họ cũng tiến hành thương lượng với Nhật Bản”.

Ông Lưu Giang Vĩnh cho rằng Nga đang thực hiện một cách tiếp cận tế nhị, tìm cách gia tăng ảnh hưởng của nước này trong bối cảnh hai cường quốc lớn ở châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang bất hòa do tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông và chuyến thăm đầy tranh cãi của Thủ tướng Abe tới đền Yasukuni vào tháng 12 vừa qua.

Video đang HOT

Trong khi đó, ông Liang Yunxiang, chuyên gia về các vấn đề quốc tế thuộc đại học Bắc Kinh, nhận xét: “Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều rất coi trọng tầm quan trọng lớn của mối quan hệ với Nga vì họ hy vọng Nga sẽ đóng một vai trò tích cực trong an ninh khu vực và họ muốn giành được sự ủng hộ của Nga trong cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nga và Trung Quốc là các đồng minh truyền thống của nhau, và Tokyo giờ đây đang tìm cách làm bạn với Nga”.

Tuy nhiên, theo ông Đát Chí Cương, Viện trưởng Viện Ngiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học Xã hội tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tránh phụ thuộc quá nhiều vào Nga.

Theo TTK

Baotintuc.vn

Trung, Nhật thực sự muốn gì ở biển Hoa Đông?

Bế tắc ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trôi dạt theo hướng bị đẩy tới một cuộc đối đầu quân sự. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos hồi tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã công khai so sánh mối quan hệ căng thẳng Trung- Nhật hiện tại với những gì từng xảy ra giữa Anh và Đức trước Thế chiến thứ nhất.

Một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông giờ đây không phải là vấn đề có xảy ra hay không, mà là khi nào, nếu như các hành động khiêu khích vẫn tiếp diễn. Vì thế, hiểu được Trung Quốc và Nhật Bản thực sự muốn gì từ tranh chấp trên biển Hoa Đông là điều kiện tiên quyết cho bất cứ nỗ lực hiệu quả nào nhằm duy trì hòa bình trong khu vực.

Trung, Nhật thực sự muốn gì ở biển Hoa Đông? - Hình 1

Tàu tuần duyên Nhật Bản áp sát tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters

Ông Tập Cận Bình muốn giữ "thể diện"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền lực trong lúc căng thẳng Trung - Nhật trên biển Hoa Đông bùng phát vào cuối năm 2012. Khi đó, phong trào bài Nhật và các cuộc nổi loạn tại Trung Quốc (sau khi Nhật quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư) đã trở thành thách thức chính trị đầu tiên với ông Tập. Để tháo ngòi giận giữ trong nước, ông đã chọn cách tiếp cận mạnh tay với Nhật Bản bằng việc triển khai các tàu trinh sát và hải giám tới vùng biển tranh chấp.

Tháng 11/2013, Trung Quốc thông báo Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ), bao trùm lên cả quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Hành động này càng thổi bùng thêm căng thẳng giữa hai quốc gia, mà sau đó còn bị "đổ thêm dầu" thêm bởi chuyến viếng thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Người ta có thể nói rằng ông Tập đang sử dụng tranh chấp quần đảo để củng cố quyền lực. Điều đó có thể đã đúng vào cuối năm 2012, bởi trong bối cảnh quyền lực chính trị đang được chuyển giao, ông không còn lựa chọn nào khác là phải cứng rắn. Tuy nhiên, lý lẽ đó nay không còn chính xác nữa, khi ông Tập Cận Bình đã củng cố thành công quyền lực trong đảng Cộng sản Trung Quốc (CPP). Lúc này, ông có thể đang suy tính về một giải pháp làm dịu căng thẳng Trung- Nhật để tập trung xử lý các xung đột sắc tộc nội địa tại Tân Cương cũng như mở rộng hơn cải cách kinh tế.

Điều ông Tập mong muốn ở biển Hoa Đông là một sự thừa nhận từ phía Nhật Bản, kể cả đó chỉ là thừa nhận "mồm mép". Theo truyền thống "có đi có lại" của Trung Quốc, Nhật Bản đã tiến "một bước chân" bằng cách quốc hữu hóa ba hòn đảo tranh chấp, thì Trung Quốc, ít nhất cũng phải "đòi lại một bước" bằng cách buộc Nhật phải công nhận sự tồn tại của tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Cả hoạt động tuần tiễu hàng ngày lẫn việc tuyên bố ADIZ của Bắc Kinh đều chỉ nhằm đạt mục tiêu chừng mực đó.

Shinzo Abe tìm "những thay đổi"

Ông Abe nắm cương vị Thủ tướng sau "cuộc khủng hoảng quốc hữu hóa" quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 12/2012. Do đó ông không phải là người chịu trách nhiệm gốc cho quan hệ căng thẳng Nhật - Trung. Tuy vậy, người đứng đầu nội các Nhật đã không làm gì để tiết giảm những căng thẳng đó. Thậm chí chuyến thăm đền Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái của ông còn đẩy quan hệ vốn đã mong manh giữa hai nước xuống mức thấp nhất.

Vậy Abe muốn gì từ căng thẳng này? Suy đoán logic đầu tiên là ông muốn duy trì quyền lực. Việc theo đuổi chính sách cánh hữu bằng cách "chọc giận" Trung Quốc có thể mở rộng uy tín của ông, ít nhất là ở trong nước. Tuy vậy, nhà lãnh đạo Nhật nên biết rằng, sự ủng hộ ở nội địa thường dựa trên sức khỏe nền kinh tế Nhật nhiều hơn là chiến thuật "đập Trung Quốc" của ông. Việc hủy hoại các mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, không phải là một lựa chọn khôn ngoan với bất cứ chính trị gia Nhật nào đang tìm cách tái tranh cử Thủ tướng.

Trung, Nhật thực sự muốn gì ở biển Hoa Đông? - Hình 2

Ông Abe muốn "bình thường hóa" nước Nhật bằng cách sửa đổi Điều 9 Hiến pháp.

Mục tiêu tối thượng của ông Abe trong tranh chấp với Trung Quốc rõ ràng là nhằm thay đổi bản Hiến pháp hòa bình, vốn chối bỏ quyền dính líu vào chiến tranh của Nhật Bản. Là một nhà lãnh đạo theo đường lối bảo thủ mạnh mẽ, ông Abe nuôi dưỡng giấc mơ chính trị khôi phục trạng thái "bình thường" của nước Nhật bằng cách thay đổi bản hiến pháp được áp đặt bởi các nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đầu tháng 1 năm nay, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã hủy bỏ cam kết "không bao giờ phát động chiến tranh" tại hội nghị thường niên của đảng ở Tokyo. Bản thân ông Abe cũng tuyên bố rằng đã đến lúc phải xem xét lại bản hiến pháp hòa bình.

Bước đi tiếp theo có thể dự đoán của ông sẽ là lựa chọn thời điểm phù hợp để loại bỏ Điều 9 Hiến pháp, mở đường cho Nhật được tự do tiến hành các hoạt động quân sự. Với ông Abe, một Nhật Bản "bình thường" có thể còn giá trị hơn cả một Nhật Bản "giàu có", mặc dù sự bình thường này chắc chắn sẽ gợi nhớ hầu hết các nước châu Á về chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ.

Tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư đã mang đến cơ hội tốt nhất để ông Abe tiến hành kế hoạch thay đổi cuộc chơi này. Ông có thể sử dụng sự khiêu khích từ Trung Quốc để minh chứng cho nhu cầu cấp bách phải xem xét lại Hiến pháp. Một mặt, vị Thủ tướng Nhật có thể chìa cây bài chủ quyền lãnh thổ để làm câm lặng những tiếng nói chỉ trích của phe đối lập trong nước. Mặt khác, ông đã sử dụng hiệp ước an ninh để kéo Mỹ vào các tranh chấp. Do vậy, không có lý do nào để ông Abe dịu giọng trong tranh chấp đảo, kể cả trong một sự nhượng bộ "mồm mép". Trên thực tế, một khả năng chắc chắn xảy ra hơn là ông sẽ cố ý làm leo thang căng thẳng, bởi không có sự kích thích nào tốt hơn thế để hợp pháp hóa việc xem xét lại hiến pháp hòa bình.

Và vai trò của Mỹ

Nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và Nhật đang lớn dần. Trung Quốc cần một giải pháp để giữ "thể diện", trong khi Nhật lại không chịu nhượng bộ. Những ký ức lịch sử, chủ nghĩa dân tộc đang lớn mạnh và một cuộc đua tranh chiến lược dường như đã đẩy hai quốc gia tới bên bờ một cuộc xung đột tiềm tàng. Ngay cả khi những cái đầu lạnh ở Bắc Kinh cuối cùng đã nhận ra mục đích cuối cùng của ông Abe, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan là làm thế nào để tự tháo ngòi tranh chấp đảo.

Trung, Nhật thực sự muốn gì ở biển Hoa Đông? - Hình 3

Mỹ đã cam kết bảo vệ Nhật trước các cuộc tấn công, kể cả liên quan đến tranh chấp chủ quyền.

Mỹ đã cử các quan chức cấp cao tới khu vực trong nỗ lực "dập lửa" ở cả Bắc Kinh lẫn Tokyo trong tháng 1 vừa qua. Tuy vậy, những nỗ lực này xem ra không thành công, sau khi Washington công khai cam kết bảo vệ Nhật trước các cuộc tấn công, kể cả những cuộc tấn công liên quan đến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Cam kết này đã tạo cho Thủ tướng Shinzo Abe cái vỏ mà ông cần để thách thức Trung Quốc.

Nếu Mỹ muốn duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á, họ cần sử dụng quyền lực và sức ảnh hưởng để ngăn kế hoạch sửa đổi Hiến pháp của ông Abe. Đặt điều này lên hàng đầu, Mỹ nên thuyết phục Nhật chấp nhận sự tồn tại của tranh chấp với Trung Quốc xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Sự nhượng bộ này sẽ không thay đổi được thực tế là Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả quần đảo, trong khi lại trao cho ông Tập cơ hội để giữ thể diện mà ông cần ở trong nước trước khi làm dịu căng thẳng với Nhật.

Theo Phan Long

Baotintuc.vn/The Diplomat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần
10:08:48 16/06/2024
Đào Hồng Sơn hạ học trò Johnny Trí Nguyễn, lập kỷ lục MMA Việt Nam
10:24:00 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới
11:03:33 16/06/2024
Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"
10:03:21 16/06/2024
Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow
10:09:17 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an bắt Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa

Pháp luật

14:38:04 16/06/2024
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa. Sáng 16.6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt 2 lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa.

James Su và dàn mỹ nam Thái Lan phá banh hit Baby Monster, CĐM chê thảm hoạ

Sao châu á

14:34:34 16/06/2024
Dù nhận về một số ý kiến trái chiều nhưng SHEESH vẫn được xem là sản phẩm âm nhạc thành công của nhóm nhạc nữ tân binh BABYMONSTER. Ca khúc không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia.

Hoa hậu Tiểu Vy nói gì khi phải đối đầu 'chị đẹp' Lynk Lee?

Tv show

14:30:15 16/06/2024
Chương trình Let s Feast Vietnam - Hành trình kỳ thú vừa công bố 10 thí sinh tham gia trong mùa 2. Trong số đó đáng chú ý là Hoa hậu Tiểu Vy cùng ca sĩ Lynk Lee.

Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn

Sao việt

14:27:44 16/06/2024
Thanh Hằng chia sẻ khoảng khắc khi ông xã nhạc trưởng nũng nịu, tựa đầu vào vai vợ. MC Mai Ngọc tìm được bình yên sau khi ly hôn.

Cần Thơ lần đầu xuất hiện mưa đá

Tin nổi bật

14:19:32 16/06/2024
Lượng mưa phổ biến 2 - 10mm có nơi trên 10mm. Trong mưa dông đề phòng dông sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lốc xoáy và gió giật mạnh; cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét cấp 1.

4 kiểu tóc tăng độ dày cho tóc thưa mỏng, "hack" gương mặt nhỏ gọn hơn

Làm đẹp

14:09:10 16/06/2024
Tóc thưa mỏng là vấn đề khiến nhiều nàng đau đầu. Tuy nhiên, các nàng có thể khắc phục tình trạng này bằng nhiều cách, một trong số đó là lựa chọn kiểu tóc phù hợp.

Màn tái ngộ của 2 ngôi sao 'Phía trước là bầu trời' trong 'Trạm cứu hộ trái tim'

Hậu trường phim

14:03:42 16/06/2024
Từng là cặp đôi gây tiếc nuối nhất trong Phía trước là bầu trời , Đức Trí và Kiều Anh lại vào vai trái tuyến ở phim Trạm cứu hộ trái tim .

10 set đồ công sở có màu sắc nổi bật nhưng vẫn chuẩn thanh lịch giúp nàng trẻ hóa phong cách

Thời trang

13:27:16 16/06/2024
Khi xây dựng phong cách công sở, nhiều chị em có xu hướng ưa chuộng những set đồ mang tông màu trung tính làm chủ đạo.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.

Phim vừa chiếu đã được khen hài hước nhất hiện tại, nữ chính diễn đỉnh như "bị nhập"

Phim châu á

12:55:08 16/06/2024
Sau khi bộ phim Dù Tôi Không Phải Người Hùng kết thúc, đài JTBC tiếp tục kết hợp cùng Netflix cho ra mắt tác phẩm hài hước, lãng mạn mới có tên Cô Ấy Ngày Và Đêm (Miss Night and Day).

Cách nấu bún măng vịt đơn giản tại nhà, vừa ngon lại thanh ngọt dễ ăn, cuối tuần ai cũng thích

Ẩm thực

12:46:38 16/06/2024
Bún vịt thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn đảm bảo cả nhà sẽ thích vào dịp cuối tuần.Nếu cuối bạn chưa biết phải nấu món gì cho gia đình thưởng thức, có thể tham khảo cách nấu bún măng vịt dưới đây nhé!