“Trung-Nhật, chiến tranh lạnh ở châu Á”
Sau khi phỏng vấn hai chuyên gia về Trung Quốc, nhật báo Le Monde ngày 12/3 đăng dòng tít cảnh báo “Trung-Nhật, chiến tranh lạnh ở châu Á”.
Ảnh minh họa
Trả lời phỏng vấn, hai chuyên gia Jean-Philippe Béja và Valérie Niquet phân tích cặn kẽ nhiều vấn đề cốt lõi trong tranh chấp Nhật-Trung, trong đó có mấy vấn đề nổi cộm sau:
Trước tiên, nhìn về ban lãnh đạo mới của hai nước, hai chuyên gia Béja và Niquet đều khắng định ở Trung Quốc, Tổng Bí thư ĐCS TQ Tập Cận Bình đã đặt ra ba mục tiêu: tiếp tục cải cách kinh tế, chống tham nhũng và khẳng định chủ quyền quốc gia. Giờ đây, ông Tập sắp chính thức trở thành Chủ tịch nước, cũng đã điều hành Quân ủy Trung ương và lại có quan hệ gần gũi với quân đội.
Nhìn sang Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe từ khi nhậm chức đã liên tiếp tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Thật ra, khi làm Thủ tướng Nhật Bản năm 2006, ông Abe cũng đã từng có ý xích lại gần Trung Quốc. Chính phủ kế nhiệm được bầu hồi năm 2009 cũng đã có ý này.
Thế nhưng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc cảm thấy thời cơ đã đến để tiến những ván bài trên biển. Vì thế, Nhật Bản cảm thấy cái ý tưởng xích lại gần Bắc Kinh đã không còn tác dụng gì. Trong một bối cảnh như vậy, hai chuyên gia nói trên cảnh báo khó có cơ may căng thẳng Bắc Kinh-Tokyo lắng dịu trở lại trong thời gian tới.
Video đang HOT
Bàn về tham vọng của Trung Quốc, hai chuyên gia Béja và Niquet cho rằng Trung Quốc cảm thấy đủ mạnh và muốn thiết lập một trật tự thế giới lưỡng cực thời hậu Chiến tranh lạnh. Đó là một thế giới có sự phân chia ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong toan tính đó, trước tiên Trung Quốc muốn Mỹ để cho nước này thống trị châu Á. Thế nhưng, đó là điều “không thể chấp nhận” đối với Mỹ và các cường quốc khu vực khác. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã kéo theo việc Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương, một sự trở lại được một số nước trong khu vực “mở rộng vòng tay chào đón”.
Liên quan đến chiến lược của Trung Quốc đối với Đông Á, hai chuyên gia Béja và Niquet cho rằng chiến lược đó là “khiêu khích để làm cho đối thủ thấy sợ mà nhượng bộ”. Chỉ có điều Trung Quốc vẫn chưa đủ sức để làm điều đó, mặc dù Bắc Kinh vẫn đang hành động như thể đã có đầy đủ phương tiện trong tay. Nói về tiềm lực quốc phòng, Trung Quốc vẫn chưa thể so bì với Mỹ. Đó là chưa kể Mỹ còn có nhiều đồng minh khu vực rất hùng mạnh.
Trả lời câu hỏi “Mỹ sẽ đóng vai trò như thế nào trong khu vực này ?”, hai chuyên gia Pháp nói trên cho rằng chiến lược lần này của Washington là cho Trung Quốc thấy rằng biết rằng Mỹ vẫn còn hiện diện ở châu Á.
Hai chuyên gia Jean-Philippe Béja và Valérie Niquet nhấn mạnh đối với Mỹ, để đương đầu với Trung Quốc vào thời điểm này, chỉ có một sách lược duy nhất là tạo ra một cuộc Chiến tranh lạnh ở châu Á.
Theo tinmoi
Mỹ ở Biển Đông: Vì sao nói khác, làm khác?
Khi giới chức Mỹ được yêu cầu bình luận về các cuộc tranh chấp biển đảo ở tây Thái Bình Dương, họ đồng loạt khẳng định chính quyền Obama không đứng về bên nào nhưng phản đối mọi hành động dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Liệu có đơn giản như vậy?
Hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington trong một cuộc tập trận gần đảo Guam (Mỹ). Ảnh: Hải quân Mỹ
Từ lời nói
"Liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông hay Hoa Đông", Thứ trưởng Ngoại giao William Burns tuyên bố tại Tokyo vào tháng 10 năm ngoái rằng, Mỹ "không đứng về phía bên nào trên vấn đề chủ quyền". Và ông tiếp tục khẳng định: "Điều chúng tôi chọnlà tầm quan trọng của việc giải quyết những câu hỏi này thông qua đối thoại và ngoại giao, tránh hăm dọa và áp bức". Trong tuyên bố này cũng như các tuyên bố khác, Mỹ đều tỏ ra là nước trung lập, thậm chí trong một số trường hợp còn gợi ý, Mỹ có thể làm trung gian hòa giải đầy thiện chí giữa các bên tranh chấp. Nhưng thực tế quan điểm của Mỹ khó có thể trung lập như họ nói.
Ở Hoa Đông, Trung-Nhật đang tranh chấp trên cụm đảo nhỏ, không người ở mà Nhật gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Nhật đã quản lý quần đảo từ cuối Thế chiến II, song Trung Quốc, Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, ở Biển Đông, căng thẳng bùng phát ở nhiều quần đảo, mà nổi bật nhất là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà nhiều nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, như Brunei, Malaysia, Philippines...
Các quần đảo này chỉ là những bãi đá, bản thân chúng hầu như không có giá trị gì. Nhưng chúng lại được tin đang nằm trên những "rốn" dầu lửa và khí đốt khổng lồ, mang lại nguồn lợi lớn cho nước sở hữu chúng. Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc coi việc sở hữu các đảo này là bước cuối cùng để tháo ách "của đế quốc phương Tây và Nhật Bản". Trong khi đó, các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác coi việc giữ kiểm soát các đảo là cần thiết để chống lại một Trung Quốc đang lên và ngày càng hiếu chiến.
Lợi ích của riêng Hoa Kỳ ở các quần đảo này rất đa dạng. Đầu tiên, hải quân Mỹ từ lâu đã thống trị hàng hải ở khu vực đóng vai trò quan trọng cho các tàu chiến Mỹ, đi từ Thái Bình Dương tới Trung Đông. Mỹ cũng có trách nhiệm bảo vệ Nhật và đường hàng hải của Nhật theo hiệp ước an ninh. Chính vì vậy "tự do hàng hải" ở Biển Đông và Hoa Đông là ưu tiên an ninh quốc gia được Mỹ công khai thừa nhận.
Sự can dự ngày càng sâu và đông đảo các công ty năng lượng Mỹ trong hoạt động khai thác dầu lửa và khí đốt ở Biển Đông là một nhân tố nữa có mặt trong chiến lược của Mỹ. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Năng lượng Mỹ, các công ty lớn như Chevron, ConocoPhillips, and ExxonMobil là đối tác với các công ty dầu khí quốc gia của các nước Malasyia, Việt nam và Philippines, nhằm khai thác và thăm dò ở vùng biển của các quốc gia này, mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Tỉ dụ, tháng 10/2011, Exxon tuyên bố tìm được một trữ lượng lớn ở vùng biển của Việt Nam.
Tới hành động
Trong suốt nhiều năm, những trách nhiệm và lợi ích này chỉ được Mỹ coi trọng nửa vời. Thời Tổng thống Bush và những năm đầu của chính quyền Obama, hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thống lĩnh khu vực kiến tạo chính sách của Nhà Trắng, khiến các chính quyền này có ít thời gian để nghĩ đến chiến lược biển ở Đông Á. Điều đó đã để cho một Trung Quốc đang lên gần như "tung hoành" khẳng định chủ quyền ở các quần đảo tranh chấp trong khu vực và dùng lực lượng quân sự để củng cố cho tuyên bố của mình. Trong nhiều trường hợp, hải quân Trung Quốc ngăn cản các nước (thường là phối hợp với các công ty Mỹ) khai thác dầu lửa và khí đốt ở những khu vực mà họ có chủ quyền. Ví dụ hồi tháng 5 và 6/2011, tàu Trung Quốc đã cắt cáp của các tàu khảo sát địa chấn của PetroVietnam, tập đoàn hợp tác với ExxonMobil và các công ty nước ngoài khác tìm kiếm dầu khí ở Biển Đông. Theo tài liệu do WikiLeaks tiết lộ, Exxon đã bị Trung Quốc cảnh báo ngưng hợp tác với PetroVietnam. Như thường lệ, có rất ít hoặc không có phản ứng chính thức của Mỹ đối với hành động của Trung Quốc.
Năm 2011, với sự can dự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan dần chấm dứt, Tổng thống Obama bắt đầu bắt tay giải bài toán suy giảm vị trí quyền lực của Mỹ ở khu vực Đông Á. Nhận thức châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm mới thúc đẩy kinh tế toàn cầu, Obama đã vạch ra kế hoạch phục hồi sự thống trị về quân sự của Mỹ ở đây. Điều này có nghĩa, trước tiên, phải củng cố lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đặc biệt là hải quân. Theo đó hải quân Mỹ sẽ dịch chuyển 60% sức mạnh chiến đấu của mình tới khu vực (so với 50% hiện tại). Nhưng như Obama giải thích, sứ mệnh cũng bao gồm tái khởi động các mối quan hệ quân sự với các đồng minh Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật và Philippines. Mặc dù Obama khẳng định cái gọi là trục xoay sang châu Á này không nhằm trừng phạt hay kiềm tỏa Trung Quốc, nhưng rất khó có thể nhìn theo cách khác.
Vì vậy, mặc dù tiếp tục tự xưng là trung lập, giới chức cấp cao Mỹ đã bày tỏ bất bình trước những hành động hiếu chiến của bên tuyên bố chủ quyền nhất định, không được nêu tên, mà chúng ta có thể diễn giải ngay ra Trung Quốc. Trong cuộc nói chuyện vào tháng 7/2011, Ngoại trưởng Mỹ khi đó Hillary Clinton, tuyên bố "tất cả chúng ta đều cam kết đảm bảo những tranh chấp này không vượt ra vòng kiểm soát và trên thực tế, nhiều người đang gia tăng các hành động hăm dọa, như đâm và cắt cáp". Đây rõ ràng là ám chỉ đến hành động của các tàu Trung Quốc đối với các tàu thăm dò dầu khí củaPhilippines và Việt Nam.
Và giống như Trung Quốc, Mỹ cũng củng cố lời nói của mình bằng sức mạnh quân sự. Họ cam kết viện trợ thêm vũ khí, huấn luyện quân sự cho các đồng minh, những nước gần đây tỏ ra quyết đoán hơn trong cuộc tranh chấp biển đảo. Ví dụ, tháng 4/2012, Manila đã triển khai tàu khu trục Gregorio del Pilar, tới vùng biển ngoài khơi bãi đá ngầm Sarborough (bãi đá mà cả Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Hoàng Nham) sau khi một tàu tuần tra Philippines phát hiện hoạt động đánh bắt trái phép của tàu Trung Quốc ở khu vực quanh bãi đá. Tàu khu trục, là một tàu cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, được trang bị hàng loạt vũ khí hiện đại, là tàu đầu tiên trong hàng loạt tàu Mỹ cung cấp cho Philippines theo một thỏa thuận hỗ trợ gần đây. Nhật cũng nhận được đảm bảo mới của Mỹ về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự. Bản thân Nhật cũng tăng cường phô trương sự hiện diện của hải quân trong vùng biển tranh chấp với Trung Quốc. Cùng lúc, Mỹ gia tăng tần suất và quy mô của các cuộc tập trận hải quân trong khu vực, thường là phối hợp với các đối tác lâu năm, như Nhật và Philippines nhưng cũng mở rộng thêm với các nước khác.
Vì vậy, từ quan điểm của những "tay chơi" chính trong khu vực, Mỹ khó có thể được xem là đối tác trung lập, vô tư. Trên thực tế, nhiều người ở Trung Quốc tin rằng Washington tích cực hối thúc Nhật và Philippines quả quyết hơn ở vùng lãnh thổ tranh chấp là cách kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc. Từ đây dẫn đến khả năng những vụ việc trên biển trong tương lai có thể châm ngòi cho đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Mỹ. Đối với các "tay chơi" khác, Mỹ lại là nguồn cứu cánh tinh thần, nguồn hỗ trợ quân sự, nếu có điều gì đó vượt ra ngoài vòng kiểm soát.
Theo Dantri
Máy bay chiến đấu Trung - Nhật gườm nhau trên không Bắc Kinh xác nhận đã cử chiến đấu cơ lên giám sát các máy bay phản lực F-15 của Nhật, trong lúc các F-15 này đuổi theo một máy bay quân sự khác của Trung Quốc gần không phận đảo tranh chấp. Chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ảnh: AP Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận rằng hôm...