“Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc”

Theo dõi VGT trên

Khi mức độ “hòa bình” trong các lời nói và hành động của Trung Quốc ngày càng ít đi, khu vực này, với các một quan hệ quyền lực đan xen, giờ giống như một trật tự quốc tế thời chiến tranh lạnh hay một châu Âu đêm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Chuyên gia châu Á hàng đầu của Pháp là Valerie NiquetJean-Luc Domenach đưa ra các nhận định về căng thẳng Trung-Nhật.

Bà Valerie Niquet: Cần phải đặt căng thẳng này trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Với Nhật Bản, chuỗi đảo này luôn được coi là một phần lãnh thổ của họ, nhất là khi không có sự phản đối gay gắt nào vào năm 1972, thời điểm Mỹ trao lại cho phía Nhật quyền kiểm soát.

Thực ra thì cuối những năm 70, nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó là Đặng Tiểu Bình cũng đã nhắc đến Senkaku-Điếu Ngư nhưng với một cao độ khác. Năm 1978, vào thời điểm trước cải cách mở cửa, ông Đặng không muốn làm phức tạp tình hình nên đã tuyên bố rằng vấn đề Senkaku/Điếu Ngư cần phải “đặt sang một bên” để mở ra con đường thông thoáng trong giao thương giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Vì thế, nếu giờ đây nhìn lại thì cũng có thể coi Senkaku/ Điếu Ngư giống như một hàn thử biểu cho độ bất ổn định vốn là đặc trưng trong quan hệ Trung – Nhật mấy chục năm qua.

Bà Valerie Niquet là chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc của Quỹ Nghiên cứu chiến lược (FRS), một trong các think-tank hàng đầu của Pháp. Bà từng làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á (Centre Asie) của Học viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI). Bà cũng là chủ biên tạp chí “ Thế giới Trung Hoa – Châu Á mới”, là dịch giả của “Binh pháp Tôn Tử” ra tiếng Pháp và tác giả cuốn sách “Trung-Nhật đối đầu”.

Sự căng thẳng giữa đôi bên chỉ tăng dần, khi cùng với sự gắn kết khổng lồ với nhau về kinh tế, Nhật Bản lại ngày càng có xu hướng, trong con mắt các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trở thành nơi để chuyển dịch sự thất vọng của dân chúng. Xu hướng đó được thiết lập vững chắc sau chuyến thăm “tai họa” của ông Giang Trạch Dân đến Tokyo năm 1998. Chuyến thăm đầu tiên của một người đứng đầu Trung Quốc đến Nhật Bản sau Thế chiến II đã biến thành một thảm họa ngoại giao khi 2 nước bất đồng sâu sắc trong việc tìm ra các câu chữ để thể hiện trách nhiệm và sự hối hận của người Nhật về những hậu quả gây ra tại Trung Quốc trong Thế chiến II. Sự nghi kỵ không còn đường lùi từ thời điểm đó.

Mọi việc sau đó càng phức tạp hơn khi Trung Quốc, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, có ý định áp đặt chủ quyền lên trên các vùng biển mà họ cho là một phần lãnh thổ của mình. Trung Quốc đã có nhiều tuyên bố đơn phương về lãnh thổ trên biển mà không có sự công nhận của quốc tế. Đó là chuyện xảy ra ở biển Hoa Đông và ở biển Đông với Philippines và Việt Nam.

Điều thôi thúc Trung Quốc đẩy mạnh việc này là kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã có một phân tích sai lầm, dựa trên việc đ.ánh cược rằng Mỹ đã suy yếu và giờ là thời điểm để Trung Quốc tiến ra các vùng biển.

Tính chính danh của đảng

Chuyện đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) cũng là một nguyên nhân của căng thẳng Trung-Nhật. Đó là vấn đề về tính chính danh. Trước đợt chuyển giao quyền lực, không một lãnh đạo Trung Quốc nào đủ sức áp chế quyền lực của mình lên mọi phe phái trong đảng và có một sự đấu tranh giữa phe cải cách và bảo thủ.

Việc đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc trong tranh chấp với Nhật cho thấy dường như phe bảo thủ đang có tiếng nói lớn hơn.

Ít ngày sau 36 năm kỷ niệm ngày mất của ông Mao Trạch Đông mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại cụm từ “thế kỷ ô nhục” mà Trung Quốc phải trải qua, nuôi dưỡng thêm một tâm lý trả thù đang hiện diện rất rõ trong dân chúng Trung Quốc. Việc “giáo dục lòng ái quốc” cũng đóng góp rất lớn vào tư tưởng chống Nhật trong giới trẻ như là một cách siết chặt việc quản lý ý thức hệ trước những do dự về cải cách chính trị.

Phép thử

Đây cũng là phép thử mức độ phản kháng của Trung Quốc với Nhật Bản, Mỹ và các nước khác đang có tranh chấp. Nếu Nhật nhượng bộ, sau này sẽ có nguy cơ là không còn giới hạn nào nữa đối với các yêu sách của Trung Quốc. Vì thế, Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ.

Một mũi tên khác là làm bất ổn quan hệ đồng minh giữa Nhật và Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn cảnh báo Nhật rằng không được dựa vào Mỹ và cũng đặt Mỹ vào thế khó giữa một bên là đồng minh, một bên là quan hệ kinh tế khổng lồ với Trung Quốc.

Video đang HOT

Căng thẳng này diễn ra khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần cũng sẽ đo luôn mức độ tái cam kết của chính quyền ông Obama, người đang có nhiều khả năng tái cử, về một sự trở lại mạnh mẽ của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ lùi bước và do dự, không chỉ niềm tin của các đồng minh trong khu vực bị xói mòn mà những bất ổn định sau đó còn có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

Khi mà mức độ “hòa bình” trong các lời nói và hành động của Trung Quốc ngày càng ít đi, khu vực này, với các một quan hệ quyền lực đan xen, giờ giống như một trật tự quốc tế thời chiến tranh lạnh hay một châu Âu đêm trước của chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Tuy nhiên, sẽ khó có chuyện xảy ra chiến sự. Căng thẳng này cuối cùng vẫn là một biện pháp chiến thuật: Trung Quốc vừa thử các đối thủ, vừa thử cả khả năng kiểm soát mức độ leo thang căng thẳng của chính mình dưới sức ép của các cuộc biểu tình.

Căng thẳng tạm thời

- Những tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc quanh nhóm đảo Senkaku-Điếu Ngư không phải là chuyện mới. Nhưng tại sao sự căng thẳng lại bị đẩy cao đến mức độ này?

Ông Jean Luc Domenach: Về phía Nhật Bản, chuyện chủ quyền đảo này trước hết đó là một vấn đề đối nội, giữa một bên là Thị trưởng Tokyo Ishihara, người vốn theo đuổi chủ nghĩa dân tộc rất cao và một bên là Chính phủ Nhật vốn không hẳn có ý định leo thang căng thẳng nhưng cũng không thể phớt lờ chủ nghĩa dân tộc.

Ông Jean-Luc Domenach là tiến sỹ sử học và chính trị. Ông từng là tùy viên văn hóa lãnh sự quán Pháp ở Nhật, giảng dạy ở Trường Khoa học chính trị danh tiếng Sciences-Po Paris, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (CERI) của Sciences-Po, Giáo sư khoa học xã hội và nhân văn ở trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh)

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đến từ phía Trung Quốc. Trung Quốc đang khó ở. Về kinh tế, tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu chậm lại, áp lực trên các thị trường bất động sản tăng cao. Đặc biệt, sự không thuận lợi trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở đây là vụ án Bạc Hy Lai, khiến giới chức Trung Quốc phải tìm ra một cái gì đó để xả áp lực, để tạo ra một mối quan tâm về an ninh trong hoàn cảnh có nhiều hoài nghi trong nước. Căng thẳng với Nhật Bản nằm trong tính toán đó.

- Tức là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc những ngày qua là đã được chuẩn bị sẵn?

Đúng thế. Nó được chuẩn bị, đạo diễn và thực thi. Ở Trung Quốc họ thích gọi đó là chủ nghĩa ái quốc (patriotism) hơn là chủ nghĩa dân tộc (nationalism).

- Sự căng thẳng này có thể leo thang đến đâu? Liệu có nguy cơ chiến tranh không?

Láng giềng không được lợi gì nếu Nhật nhượng bộ Trung Quốc - Hình 1

Không. Tôi không chắc là các nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ đi quá xa, dù có nghe nói là họ có thể chuyển một số cơ sở kinh tế của mình sang các quốc gia khác trong khu vực. Tôi cũng nghĩ Trung Quốc sẽ không đạt được lợi ích kinh tế gì lớn lao về dài hạn nếu duy trì sự căng thẳng này lâu hơn. Không, họ sẽ sớm dừng lại thôi. Sự căng thẳng này chỉ là tạm thời.

- Lợi ích của nước Mỹ trong tình huống này là gì?

Đây là tình huống lý tưởng cho các nhà ngoại giao Mỹ. Trung Quốc càng hung hăng với các nước láng giềng thì sự cầu cứu đến Mỹ càng có giá trị. Mỹ có hiệp ước đồng minh với Nhật nhưng cũng có quan hệ rất lớn với Trung Quốc.

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta làm thuyết khách những ngày vừa rồi nâng cao giá trị của Mỹ như một bên trung gian mà ai cũng cần. Những vụ việc như vừa rồi sẽ chỉ càng giúp Mỹ đặt chân vào khu vực này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

*Bài viết thể hiện quan điểm của bà Valerie Niquet khi trao đổi với PV ngày 22/9. Bài viết cũng sử dụng một số phân tích trong bài báo “Biển Trung Hoa: đe dọa chiến tranh” của bà Valerie Niquet trên báo Le Monde (Pháp) ngày 25/9.

Theo Dantri

Trung-Nhật căng thẳng sau khi Tokyo mua đảo tranh chấp

Tranh chấp lãnh thổ biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản hôm 11-9 lại bùng lên dữ dội hơn sau khi chính phủ trung ương ở Tokyo mua lại của tư nhân một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Trung-Nhật căng thẳng sau khi Tokyo mua đảo tranh chấp - Hình 1

Người Trung Quốc phản đối Nhật Bản bên ngoài tòa Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Trung Quốc phản ứng lại bằng cách đưa hai tàu tuần tra đến gần khu vực đảo để phản đối Nhật Bản.

Tân Hoa xã nói rằng, Cục Hải giám Trung Quốc đã vạch kế hoạch bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với những đảo này và các tàu tuần tra nói trên được phái đi để khẳng định tuyên bố chủ quyền đó.

Cục Hải giám Trung Quốc là một lực lượng bán quân sự nên các tàu thủy của lực lượng này thường được vũ trang nhẹ.

Senkaku/Điếu Ngư vừa qua trở thành tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.

Cuộc tranh chấp Trung-Nhật đối với Senkaku/Điếu Ngư mấy tháng nay trở nên nóng hơn, một phần là do chính quyền thành phố Tokyo đề xuất mua từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật những hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư để phục vụ phát triển.

Hôm 10-9, chính phủ trung ương Nhật Bản chính thức quyết định mua một số đảo trong quần đảo này với giá 26 tỷ USD.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói với các phóng viên rằng, việc mua này là nhằm duy trì Senkaku một cách hòa bình và ổn định.

Chính phủ trung ương Nhật Bản không có kế hoạch phát triển quần đảo Senkaku. Một số chuyên gia đã hiểu việc mua lại từ chủ tư nhân chỉ để nhằm ngăn cản kế hoạch phát triển Senkaku của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara vốn đang gây thêm căng thẳng trong cuộc tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Thống đốc Ishihara cho biết, ông sẽ giữ lại số t.iền 18 triệu USD mà dân chúng quyên góp để mua đảo Senkaku/Điếu Ngư và sẽ chỉ giải ngân số t.iền này cho Chính phủ Nhật Bản khi nào biết chắc chắn rằng có dự án xây dựng một bến cảng hay các cơ sở khác trên đảo.

Nữ chuyên gia cao cấp Sheila Smith làm việc tại Hội đồng Quan hệ Ngoại giao ở Washington (Mỹ) cho rằng, Thống đốc Tokyo đã đặt chính phủ trung ương Nhật Bản vào tình thế rất khó xử, thúc ép chính phủ trung ương phải mua ngay những hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Bà Smith coi kết quả của việc mua đảo từ các chủ tư nhân là tốt và nên coi việc làm này như là cách để gạt Thống đốc Ishihara ra ngoài lề. Bà Smith nói rằng, Nhật Bản không thể để cho cuộc tranh chấp lãnh thổ này cản trở mối quan hệ sống còn của Nhật Bản với đối tác thương mại hàng đầu là Trung Quốc.

Tokyo cần biết làm việc để vượt qua những vấn đề bất đồng với Bắc Kinh nhằm đảm bảo rằng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa hai bên mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Nhưng Trung Quốc đã phản ứng một cách giận dữ đối với việc chính phủ trung ương Nhật Bản mua các đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong một thông cáo báo chí, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Gen Yansheng nói: "Quyết tâm và ý chí của chính phủ và quân đội Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vững chắc. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình hình và bảo lưu quyền tiến hành những biện pháp cần thiết".

Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với Senkaku/Điếu Ngư từ năm 1895. Mỹ giành quyền thực thi công lý ở quần đảo sau Thế chiến II và trao lại cho Nhật Bản năm 1972.

Nhưng Trung Quốc coi việc chính phủ Nhật Bản mua các đảo Senkaku/Điếu Ngư là sự xúc phạm đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh cũng như lời kêu gọi trước đây về đàm phán.

Chuyên gia an ninh khu vực người Úc Carlyle Thayer nói rằng, nhiều khả năng hai tàu tuần tra của Trung Quốc chỉ dám t.iền gần đến đường giới hạn hải phận 12 hải lý cách bờ đảo Senkaku/Điếu ngư vì vùng biển ở gần đảo hơn nữa được coi là vùng lãnh thổ biển đảo do Nhật Bản quản lý hành chính. Nhật Bản hiện có lực lượng hải quân hùng mạnh, một lực lượng bảo vệ bờ biển chuyên nghiệp và năng động.

Có khả năng cuộc đối đầu này cũng chỉ tương tự cuộc đối đầu xảy ra gần bãi cạn Scarborough vừa qua khi cả Philippines và Trung Quốc đều điều tàu thuyền ra đối đầu.

"Nhưng điều đó chỉ để làm cho ra dáng vẻ mà thôi. Đây là trò chơi hai bên nhìn vào mắt nhau để xem ai nhắm mắt trước", Giáo sư Thayer nói.

Sự tức giận của Bắc Kinh đi kèm với những bài báo n.óng b.ỏng trên truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Một bình luận viên viết trên nhật báo Quân giải phóng nhân dân gọi hành động nói trên của Nhật Bản là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc Thế chiến II".

Bắt đầu từ ngày 11-9, Trung Quốc phát hằng ngày các bản tin dự báo thời tiết cả cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tân Hoa xã đưa tin nhiều người xuống đường giương biểu ngữ, quốc kỳ Trung Quốc và hô khẩu hiệu "Bảo vệ quần đảo Điếu ngư" bên ngoài cơ quan Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở Quảng Châu để phản đối hành động của chính phủ Nhật Bản.

Trong khi đó, Đài Loan gọi việc chính phủ Nhật Bản mua các đảo Senkaku/Điếu Ngư là hành động cực kỳ không hữu nghị.

Theo TPO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hungary phản ứng trước quyết định của tòa án EU
09:00:15 14/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
FAA thừa nhận lơ là giám sát trực tiếp Boeing
09:46:23 14/06/2024
Cháy khu nhà ở của công nhân Kuwait khiến 41 người c.hết
16:57:49 14/06/2024
Tấn công mạng tại Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị hòa bình Ukraine
05:58:03 14/06/2024

Tin đang nóng

Căn bệnh khiến diễn viên Hồng Hải qua đời ở t.uổi 31 nguy hiểm đến mức nào?
18:19:00 15/06/2024
Sắp đưa vụ 4 nữ tiếp viên hàng không xách chất cấm ra xét xử
18:53:17 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Song Hye Kyo tiếp tục gây thương nhớ với khoảnh khắc khoe "visual" cực đỉnh ở trời Tây
20:31:53 15/06/2024
Phim ngôn tình hot nhất hiện nay sở hữu dàn diễn viên toàn "học bá", có người còn đỗ đại học năm 15 t.uổi
20:35:44 15/06/2024
Nhã Phương: Sinh con gái xong, bắt Trường Giang ký cam kết đặc biệt
20:23:04 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024

Tin mới nhất

Cường quốc và vũ khí laser

23:33:29 15/06/2024
Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nước sản xuất dầu hàng đầu cải cách kinh tế

22:17:55 15/06/2024
Các quan chức chính phủ Nigeria thừa nhận những cải cách đã gây khó khăn, nhưng họ đã nhiều lần kêu gọi người dân kiên nhẫn để những biện pháp cải cách có thời gian phát huy tác dụng.

Loài cá tí hon chỉ dài 12mm phát ra âm thanh to như tiếng máy bay cất cánh

22:01:09 15/06/2024
Danionella cerebrum, loài cá trong suốt chỉ có kích thước 12mm có thể tạo ra âm thanh lớn 140 dB, tương đương với âm thanh mà một người đứng cách máy bay 100m khi máy bay cất cánh có thể nghe được.

Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng

21:56:26 15/06/2024
Tòa án Tối cao tuyên bố không có chuyên môn trong việc giải quyết tranh chấp về chia sẻ nguồn nước nên đã đề nghị chính quyền Delhi tiếp cận Ủy ban thượng nguồn sông Yamuna (UYRB) để tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề này.

Thêm một điểm trừ đối với tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới

21:51:35 15/06/2024
Ai Cập dự kiến sẽ tăng phí đối với các tàu sử dụng dịch vụ điện tử của Kênh đào Suez từ 50 USD hiện nay lên 300 USD từ ngày 1/9 tới.

Tổng thống Kenya kêu gọi G7 ủng hộ cải tổ hệ thống cho vay toàn cầu

21:49:33 15/06/2024
Nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt với chi phí nợ ngày càng cao và thiếu vốn. Họ cần được phân bổ nguồn lực công bằng hơn để giải quyết tình trạng nghèo đói, ứng phó với thiên tai và các thách thức khác.

Quốc hội Nam Phi bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch

21:42:30 15/06/2024
Trước đó, bà Didiza từng giữ chức Chủ tịch Hạ viện Quốc hội phụ trách sắp xếp nội bộ và Chủ tịch Ủy ban đặc biệt sửa đổi Mục 25 Hiến pháp.

Phản ứng của Ukraine trước đề xuất hoà bình từ Tổng thống Nga Putin

21:34:35 15/06/2024
Trong khi nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng đề xuất này không thể chấp nhận được và không khác gì một bản tối hậu thư thì Moskva lại khẳng định đây là đề xuất mang tính xây dựng.

Rong biển và biến đổi khí hậu: Mối liên kết bất ngờ

21:31:43 15/06/2024
Nhóm cho biết: Rong biển đóng vai trò là tác nhân thu giữ carbon hiệu quả của tự nhiên. Giải pháp tự nhiên và bền vững của chúng mang lại tiềm năng cô lập carbon đáng kể, vượt xa các khu rừng trên cạn .

Câu chuyện đình công ở cường quốc về phẫu thuật thẩm mỹ

21:22:40 15/06/2024
Nhiều tổ chức y tế chuyên ngành của Hàn Quốc đã tuyên bố không tham gia cuộc tổng đình công vào ngày 18/6 do Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) phát động.

Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia

21:00:44 15/06/2024
Thủ tướng Trung Quốc cho biết năm 2023, Thủ tướng Albanese cũng đã có chuyến thăm thành công tới Trung Quốc khi quan hệ song phương đã trở lại đúng hướng sau những thăng trầm.

WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây

17:11:20 15/06/2024
Bờ Tây - khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas - Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.

Có thể bạn quan tâm

Những loài động vật có khả năng dự đoán thời tiết, thiên tai

Lạ vui

01:24:30 16/06/2024
Một số loài vật có thể thích ứng với sự thay đổi môi trường nhanh hơn con người. Giác quan nhạy bén của chúng được cho là có thể dự đoán các hiện tượng thời tiết.

BTS liên tục lập kỷ lục dù thành viên vẫn đang làm nghĩa vụ quân sự

Nhạc quốc tế

01:09:15 16/06/2024
Nhóm nhạc nam nổi tiếng Hàn Quốc BTS liên tiếp đón tin vui trong khi 6 thành viên của họ vẫn đang đi nghĩa vụ quân sự.

Người đàn ông 58 t.uổi tiết lộ bí quyết giữ vóc dáng như thanh niên

Làm đẹp

01:07:50 16/06/2024
Nam thần U60 người Singapore đã chia sẻ về chế độ ăn uống hàng ngày và bày tỏ niềm tin rằng những gì chúng ta ăn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác và vẻ ngoài của chúng ta.

Chặn đường đ.ánh học sinh thương tích, phụ huynh bị tuyên 2 năm tù treo

Pháp luật

00:11:46 16/06/2024
Chiều 15/6, trao đổi với PV VietNamNet, ông Lâm Văn Lượng (trú thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa) cho biết, gia đình đã có đơn kháng cáo gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Tư Nghĩa và Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét

Tin nổi bật

00:09:04 16/06/2024
Người phụ nữ 39 t.uổi ở Đắk Nông điều khiển xe hơi rồi kéo lê một xe máy khoảng 200m trên đường và tiếp tục đ.âm nhiều ô tô khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"

Sao việt

23:51:21 15/06/2024
Mới đây, tại một livestream, danh hài Thúy Nga đã tiết lộ về một hành động nhạy cảm của cô với đạo diễn Lý Hải tại buổi lễ ra mắt phim L.ật m.ặt 7 ở Mỹ.

Bóc giá loạt hàng hiệu 'đắt xắt ra miếng' của nàng dâu hào môn Đỗ Mỹ Linh

Phong cách sao

23:44:46 15/06/2024
Kể từ khi kết hôn cùng chồng thiếu gia, Đỗ Mỹ Linh hạn chế xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Nhưng dù không còn tham gia nhiều hoạt động showbiz thì mọi nhất động nhất cử của nàng dâu hào môn này vẫn được công chúng chú ý.

Vợ đẹp của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng trên VTV

Tv show

23:30:34 15/06/2024
Trong chương trình Khách sạn 5 sao phát sóng trên VTV3 trưa 16/6, người vợ gắn bó suốt 35 năm của NSND Trung Đức lần đầu xuất hiện cùng chồng.

Ra mắt 6 tháng đã lỗ gần 5.000 tỷ, NPH quyết không từ bỏ game bom tấn, cam kết nghĩa vụ với người chơi

Mọt game

23:24:49 15/06/2024
Ra mắt trong giai đoạn đầu năm 2024, từ chỗ là một bom tấn nhận về vô số sự chờ đợi, cái tênSuicide Squad: Kill the Justice Leaguesau đó đã chứng kiến màn ra mắt thảm hại hơn bao giờ hết.

Đồng đội ở Tottenham xin lỗi Son Heung-min sau hành vi đáng xấu hổ

Sao thể thao

23:14:20 15/06/2024
Rodrigo Bentancur đưa ra lời xin lỗi Son Heung-min, người đồng đội của anh ở Tottenham sau bình luận đáng xấu hổ.

Mai là Ngày của cha 2024, làm 5 món vừa ngon lại có thể nhậu được đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

23:11:49 15/06/2024
Nhân dịp Ngày của cha, các bạn có thể vào bếp làm các món ăn ngon để đãi chồng hoặc người bố thân yêu của mình nhé!