Trúng lớn mùa vải thiều, người dân thắp đèn thu hoạch cả đêm
Nhưng chu vươn ở “thu phu vai thiêu” Luc Ngan (Băc Giang) năm nay ‘trung lơn’. Canh thu hoach vai nhôn nhip tư lúc nửa đêm cho đến khi những xe vải nặng trĩu lần lượt lăn bánh đến khu vực thương lái tập kết vào buổi sáng.
Do các thương lái chỉ thu mua vải buổi sáng (buổi chiều sẽ đóng hàng và vận chuyển đi các tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu), các hộ gia đình có nhiều vải thiều sẽ thu hoạch từ đêm. Khi trời chưa kịp sáng, các xe hàng đã chuẩn bị sẵn sàng để đến chợ đầu mối.
Ghi nhân cua PV luc 3h sang tai thôn Nghĩa (thị trấn Chũ, Lục Ngạn), nhiêu chu vươn không ngơt tay thu hoach vai trên cây, măc du lam đêm nhưng trên măt ai ai cung rang rơ vi năm nay đươc mua.
Người dân Lục Ngạn vui mừng vì vải được mùa.
Có 2 mẫu vườn với hơn 200 gốc vải trên 15 năm tuổi, dự kiến thu hoạch được 4 tấn, chị Nguyễn Thu Hà (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) vui vẻ chia se: “Ở Lục Ngạn khi vải chín rộ, nhà nào cũng phải tranh thủ dậy sớm, có nhà 2h sáng đã dậy rồi. Việc bẻ vải sớm giúp cho vải đẹp hơn, có giá cao hơn, kịp giờ để đi bán vì thương lái họ thường thu mua vải vào buổi sáng, chiều là đóng thùng chuyển đi. Thương vai được bó thành từng chùm khoảng 3kg, nêu vải đẹp năm nay có giá 20-23.000 đồng/kg”.
Chị Nguyễn Thu Hà đi hái vải từ 2h sáng.
Vải vườn nhà chín muộn hơn nên chị Trần Bích Phương tranh thủ đi hái vải thuê cho hàng xóm vào mỗi sáng sớm. Chị Phương cho biết: “Nhà tôi cũng có 100 gốc vải nhưng chín muộn. Đang rảnh rỗi nên tôi đi hái vải thuê kiếm thêm thu nhập mỗi ngày. Mỗi buổi sáng làm thuê được trả công 150.000 đồng. Ban đầu mới làm, do lệch giờ ngủ nên cũng mệt, nhưng lâu lâu rồi quen dần”.
Chị Trần Bích Phương có thêm thu nhập từ việc đi hái vải thuê.
Theo cac chu vươn, năm nay dự báo sản lượng vải ở huyện Lục Nam đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 – 20.000 tấn. Vai lai it sâu nên đươc gia, ai cung vui mưng.
Vải Luc Ngan năm nay quả to, ít sâu nên bán được giá cao.
Thế nhưng, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, mùa vụ 2020, cơ quan chưc năng huyện đã chuẩn bị 3 phương án cho đầu ra của mặt hàng chủ lực này, trong đó đang thực hiện theo phương án 2 với kịch bản: dịch được kiểm soát nhưng chưa hết. Theo đó, sản lượng vải thiều tươi tiêu thụ trong nước khoảng 34.000 tấn, xuất khẩu 36.000 tấn và 15.000 tấn khác phục vụ chế biến nước ép, sấy.
Video đang HOT
Dù công việc bận rộn từ đêm đến sáng, người dân vẫn rất hồ hởi bởi vải được mùa, được giá.
Trao đổi với PV, ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, trong bôi canh dich bệnh đang diên biên phưc tap, để đảm bảo tính chủ động, tích cực, thuận lợi, căn cứ vào tình hình địa phương, huyện Lục Ngạn xây dựng phương án cách ly y tế phòng, chống dịch đối với người nước ngoài, thương nhân đến xúc tiến thương mại vải thiều.
Theo đó, tất cả các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam đều được bố trí người và phương tiện đón từ cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) để đưa về các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện, thực hiện cách ly tập trung đủ 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế, không để dịch lây lan trên địa bàn, hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc bệnh.
Vải Lục Ngạn năm nay được mùa, người dân bội thu.
Các chủ vườn hăng hái mang vải đi bán.
Song song vơi viêc phong dich, UBND huyện Lục Ngạn cung đã xây dựng cac kịch bản tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh trong nước vẫn bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, bao gồm: xuất khẩu bình thường, xuất khẩu một vài thị trường, và trường hợp xấu nhất là chỉ tiêu thụ nội địa.
“Chúng tôi đã xác định tinh thân nếu như dịch bệnh còn thì sẽ tập trung xúc tiến, tiêu thụ trong nước, phân phối mạnh đến các thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, các tỉnh miền Tây, các khu công nghiệp… Bên cạnh đó, tổ chức các lò sấy khô, tích trữ, toàn huyện đã chuẩn bị 400 lò với công suất sấy 13.000 đến 15.000 tấn”, ông Năm thông tin.
Rất đông chủ vườn mang vải ra thị trấn Chũ bán.
Vải thiều đổ bộ thị trường, mua tại vườn cao nhất 23.000 đồng/kg, giá bán lẻ gần gấp đôi
Thị trường đón nhận vải thiều vào mùa với số lượng nhiều, giá bán chênh lệch khi mua tại vườn so với năm trước chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.
Ghi nhận giá vải thiều được mua tại vườn ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đang dao động ở mức từ 15.000 - 18.000 đồng/kg tuỳ xấu đẹp. Vải U đường dao động từ 15.000 - 17.000 đồng/kg. Còn vải Thanh Hà, Hải Dương cũng dao động ở mức từ 20.000 - 23.000 đồng/kg, tuỳ chất lượng xấu đẹp.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, việc tiêu thụ vải thiều đầu vụ khá thuận lợi. Số doanh nghiệp, siêu thị, thương nhân về Hải Dương thu mua nhiều hơn năm trước. Vải thiều sớm đang thu hoạch đạt sản lượng khá cao, mẫu mã đẹp, bảo đảm chất lượng, giá bán cao hơn năm trước từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Bắc Giang tính đến 15h ngày 1/6, tổng sản lượng vải thiều sớm của tỉnh tiêu thụ ước đạt 16.725 tấn, với giá bán bình quân 25.000 đồng/kg (giá đầu vụ có lúc được 45.000 đồng/kg). Toàn tỉnh cũng tiêu thụ vải khá thuận lợi, với khoảng 100 điểm cân. Các thương nhân thu mua tại các điểm cân sau đó vận chuyển đi tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, tại các tỉnh, TP như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Lào Cai... và các tỉnh lân cận.
Bà nội trợ mua lẻ
Vào mùa, vải thiểu đang là loại hoa quả được nhiều người tiêu dùng săn đón. Trên thị trường từ chợ đầu mối, chợ dân sinh cho tới siêu thị đều đã tấp nập bày bán loại quả này. Ghi nhận tại các chợ dân sinh và các địa chỉ online, giá vải Lục Ngạn và vải Thanh Hà có sự chênh lệch. Cụ thể, vải Lục Ngạn, Bắc Giang có giá bán là 50.000 đồng/kg. Trong khi đó, vải Thanh Hà, Hải Dương có giá bán lẻ là 38.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Huyền (Đống Đa, Hà Nội) một tiểu thương bán vải tại chợ Vĩnh Hồ cho biết, năm nay giá vải thiều đã rẻ hơn so với năm ngoái. Nhìn chung, cả vải thiều Lục Ngạn và vải thiều Thanh Hà quả đều to, căng tròn, mọng nước, không bị sâu đầu nên nhiều người tiêu dùng ưng ý mà bán cũng dễ hơn. Mỗi ngày, chị Huyền phải bán từ 15 - 20kg vải thiều cho khách.
Tuy nhiên, nếu so sánh với giá mua tại vườn, giá bán tại các chợ dân sinh và các địa chỉ online đã qua thương lái vẫn có sự chênh lệch gấp đôi.
Giá bán vải thiều Lục Ngạn và Thanh Hà tại địa chỉ online và cửa hàng.
Cách phân biệt
Để chị em khi đi chợ mua đúng vải Thanh Hà hay vải Lục Ngạn chuẩn, dưới đây là một vài gợi ý đặc điểm phân biệt rõ ràng. Ngoài ra, chỉ cần dựa theo đặc điểm kích thước hạt, đảm bảo chọn được loại vải thiều theo ý muốn không sợ hàng lẫn lộn mà còn chất lượng.
Các đặc điểm phân biệt tiêu biểu:
Đặc điểm Vải Thanh Hà, Hải Dương Vải Lục Ngạn, Bắc Giang Vải Trung Quốc Kích thước
Vải Thiều Thanh Hà là loại vải có kích thước bé nhất trong các giống vải hiện nay. Kích thước của các quả vài thông thường chỉ bằng ngón chân cái.
Vải Thiều Lục Ngạn có kích thước to hơn Vải Thiều Thanh Hà.
Quả vải Trung Quốc có mẫu mã đẹp, quả thường rất to, kích thước đồng đều.
Màu sắc
Khi chín, Vải Thiều Thanh Hà có màu hồng nhạt.
Vải Thiều lục ngạn khi chín có màu đỏ tươi chứ không phải màu hồng nhạt như Vải Thiều Thanh Hà.
Đỏ tươi. Vỏ
Vỏ khá nhẵn, bạn có thể kiểm tra bằng mắt hoặc dùng tay sờ lên vỏ.
Vỏ nhẵn.
Vò xù xì. Cùi
Cùi dày, trắng mọng.
Cùi dày, nhiều nước. Ngoài ra, vải Thiều Lục Ngạn có lớp màng mỏng màu nâu giữa phần cùi và phần hạt trong khi Vải Thiều Thanh Hà không có.
Cùi dày. Hạt
Hạt nhỏ
Hạt nhỏ.
Vải Trung Quốc có hạt to hơn so với 2 loại vải còn lại.
Hương vị
Vị ngọt lịm và thanh mát.
Rất ngọt.
Vải Trung Quốc có vị ngọt đậm, sắc chứ không có vị ngọt thanh đặc trưng như vải Lục Ngạn, vải Thanh Hà.
Từ trái qua phải: Vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn, vải thiều Trung Quốc. Đặc điểm nhận biết nhanh nhất bà nội trợ có thể dựa vào chính là kích thước của hạt. Chỉ cần nắm rõ, chắc chắn chọn được loại vải thiều mong muốn.
Kích cầu tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương Tiếp nối chuỗi hành động hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương từ năm 2018 đến nay, từ 21-5, Saigon Co.op đã đưa mặt hàng vải thiều vào tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng thuộc hệ thống trên toàn quốc. Dự kiến, tổng sản lượng vải thiều nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam tiêu thụ sẽ tăng...