Trump cản trở nỗ lực ứng phó Covid-19 đến phút chót
Việc Trump từ chối phê chuẩn gói cứu trợ Covid-19 mới khiến những người đang mòn mỏi chờ viện trợ hoang mang, còn chính phủ có nguy cơ đóng cửa.
Trong video được đăng trên Twitter hôm 22/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi dự luật cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD được quốc hội thông qua sau nhiều tháng bế tắc “thực sự là nỗi ô nhục” và từ chối ký thông qua nó.
“Tôi đang yêu cầu quốc hội sửa đổi dự luật, tăng mức hỗ trợ thấp vô lý 600 USD lên 2.000 USD, hoặc 4.000 USD cho một cặp vợ chồng”, Trump cho hay, nói thêm rằng ông đang yêu cầu các nghị sĩ “loại bỏ những khoản chi lãng phí, không cần thiết”. “Nếu không, chính quyền tiếp theo sẽ phải đưa ra một gói cứu trợ Covid-19. Có thể chính quyền đó sẽ là tôi. Và chúng tôi sẽ hoàn tất việc này”.
Động thái vào phút chót của Trump đẩy gói cứu trợ Covid-19 vào tình cảnh bất định, trong bối cảnh hàng triệu người Mỹ đang vật lộn vì gánh nặng kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch. Các phúc lợi bảo hiểm thất nghiệp dành cho 12 triệu dân sẽ hết hạn vào ngày 26/12.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay căn cứ không quân Andrews ở bang Maryland hôm 23/12. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, nhiều trợ lý tại quốc hội cho biết thời điểm họ thực sự lo ngại là nửa đêm ngày 28/12, khi một thỏa thuận cấp ngân sách tạm thời cho chính phủ hết hạn. Trong khi đó, dự luật cứu trợ Covid-19 là một phần trong gói chi tiêu 2,3 nghìn tỷ USD nhằm duy trì hoạt động của chính phủ liên bang trong năm tài khóa 2021.
Vì vậy, nếu đến thời hạn 28/12 mà tình trạng bế tắc vẫn chưa được giải quyết, chính phủ có nguy cơ sẽ bị đóng cửa cho tới khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.
Video đang HOT
Phe Dân chủ được cho là sẵn lòng nâng giá trị của gói kích cầu. Tuy nhiên, họ có lẽ không muốn tái đàm phán về những khoản ngân sách quy mô lớn đến vậy. Các lãnh đạo đảng đã thảo luận về phương án thông qua một biện pháp cấp ngân sách tạm thời khác cho chính phủ vào phiên họp ngày 28/12, nhưng chưa rõ nó sẽ có hiệu lực trong bao lâu, và liệu Thượng viện và Trump có phê chuẩn nó hay không. Vì vậy, họ có khả năng vẫn tập trung vào việc thúc đẩy Trump ký dự luật ngân sách vốn đã được lưỡng viện đồng thuận.
Sự mơ hồ về số phận dự luật cứu trợ Covid-19 là một phần trong “cuộc chiến” lớn hơn giữa một Tổng thống giận dữ với cả quốc hội và những thành viên trong đảng Cộng hòa, kể từ khi ông thất bại trước Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Trump đã phủ quyết dự luật ngân sách quốc phòng được coi là “phải thông qua” hàng năm, đồng thời trút giận lên các thành viên Cộng hòa không ủng hộ nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử.
Theo một số nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề, Trump đã phàn nàn với đội ngũ cố vấn rằng các nghị sĩ Cộng hòa, như lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Mitch McConnell, không dốc sức giúp ông “lật ngược thế cờ”. Ông chủ Nhà Trắng được cho là còn không hài lòng với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin về dự luật cứu trợ Covid-19, thậm chí không muốn trao đổi vấn đề với quan chức này.
Tuy nhiên, chính Mnuchin là người đưa ra mức trợ cấp 600 USD cho mỗi người Mỹ bị ảnh hưởng bởi đại dịch và đề nghị phe Cộng hòa ủng hộ dự luật, bởi Tổng thống đã đồng ý. McConnell và lãnh đạo phe thiểu số tại hạ viện Kevin McCarthy không hề biết trước rằng Trump sẽ yêu cầu sửa dự luật, khiến họ phải gọi điện cho các nhân viên để hỏi chuyện gì đang xảy ra, theo ba nguồn tin thân cận.
Trong cuộc họp qua điện thoại với các hạ nghị sĩ Cộng hòa hôm 23/12, McCarthy cho biết Trump chưa quyết định về khả năng phủ quyết dự luật, kêu gọi họ ủng hộ những thay đổi mà Tổng thống muốn. Trong khi đó, McConnell, người đã công nhận chiến thắng của Biden, không có kế hoạch thảo luận với Trump bởi cho rằng điều này “vô ích”, một cố vấn của McConnell nói.
Các nhân viên phụ trách vấn đề lập pháp và những người tham gia đàm phán cũng không biết trước về việc Trump sẽ quay video phản đối dự luật, đồng thời gửi lời xin lỗi tới những nghị sĩ bị ngỡ ngàng trước động thái đầy bất ngờ này của Tổng thống. Một số phụ tá hy vọng Trump vẫn sẽ ký dự luật, bởi Tổng thống không nói rõ rằng ông sẽ phủ quyết nó.
Nhiều thành viên đảng Cộng hòa lo ngại những động thái của Trump có khả năng gây ảnh hưởng đến cuộc đua vào Thượng viện Mỹ ở bang Georgia, giữa hai ứng viên Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler với hai đối thủ Dân chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock. Kết quả cuộc bỏ phiếu vào ngày 5/1/2021 sẽ định đoạt đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện.
“Ở mức độ mà những lời càm ràm kỳ lạ của Trump tạo ra cảm giác tiêu cực về các đảng viên Cộng hòa, Perdue và Loeffler sẽ là những người phải trả giá cuối cùng”, một quan chức Cộng hòa cấp cao giấu tên nhận định.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết gánh nặng thuyết phục Trump đổi ý để phá vỡ thế bế tắc giờ đây dồn lên vai hai lãnh đạo Cộng hòa McCarthy và McConnell. Trong thư gửi các nghị sĩ Dân chủ, bà cũng nhấn mạnh những tình huống kỳ lạ mà Mỹ đang phải đối mặt.
“Toàn bộ đất nước đều biết rằng Tổng thống cần khẩn trương ký thông qua dự luật, vừa để cung cấp viện trợ Covid-19, vừa giúp chính phủ không bị đóng cửa”, bức thư có đoạn.
Trump từ chối nhượng bộ gây bối rối cho nhân viên Nhà Trắng
Việc từ chối thừa nhận thua của Tổng thống Trump trước Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc bầu cử vừa qua đang gây hoang mang cho các nhân viên Nhà Trắng.
Hôm 23/12, nhân viên Nhà Trắng nhận được thông báo về việc cung cấp danh sách những việc họ sẽ cần làm trước khi rời văn phòng vào tháng tới. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, một thông báo khác được phát đi, yêu cầu nhân viên bỏ qua những hướng dẫn đó và thông tin chi tiết sẽ được gửi trong những ngày tới.
Việc Tổng thống Trump từ chối nhượng bộ khiến nhân viên Nhà Trắng cảm thấy bị xáo trộn và không biết liệu có nên chuyển ra khỏi tòa nhà và bắt đầu công việc tiếp theo của họ hay không. Nhiều phụ tá của ông Trump không muốn bị mang tiếng là không trung thành.
Việc ông Trump từ chối nhượng bộ đang gây bối rối cho nhân viên Nhà Trắng. (Ảnh: The Hill)
Theo The Hill, một số nhân viên cấp cao đã thực sự rời bỏ vị trí của họ và nhiều người khác đã bắt đầu tìm kiếm công việc mới và nói về cuộc sống sau Nhà Trắng.
Thế nhưng, các trợ lý hàng đầu công khai ca ngợi Trump vì đã nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử ngay cả khi tổng thống không đưa ra được bằng chứng gian lận trên diện rộng có thể thay đổi kết quả.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các trợ lý hàng đầu của Trump đang chuẩn bị cho cuộc sống sau khi rời Nhà Trắng. Một cựu quan chức chính quyền Trump cho biết: " Mọi người đang tích cực tìm kiếm việc làm trong nhiều tuần".
Cố vấn Nhà Trắng Derek Lyons dự định rời đi trong tháng này, đánh dấu sự ra đi của một trong những phụ tá thân cận nhất của Tổng thống Trump. Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Alyssa Farah đã rời bỏ vai trò của mình vào đầu tháng này.
Hôm 18/12, Larry Kudlow, một trong những trợ lý kinh tế hàng đầu của Trump, cho biết ông đã đánh giá cao "các cuộc thảo luận và mối quan hệ với ông Trump trong 3 năm qua".
Hôm 21/12, Politico đưa tin, Larry Kudlow và Cố vấn chính sách trong nước Brooke Rollins đang thành lập một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy các chính sách của Trump. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien, một quan chức hàng đầu khác của Nhà Trắng, cũng được cho là sẽ tham gia.
Trong khi đó, người quản lý chiến dịch tranh cử của Trump, Bill Stepien thông báo sẽ khởi động lại một công ty về các vấn đề công cộng cùng với các trợ lý chiến dịch đồng nghiệp Justin Clark và Nick Trainer.
Cựu Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, một cố vấn không chính thức của Trump trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, đã ấp ủ ý tưởng tự mình ứng cử vào danh sách đề cử của đảng Cộng hòa năm 2024.
Hôm 22/12, ông Trump công bố đợt ân xá, khoan hồng cho 3 nghị sĩ đảng Cộng hòa đã nhận tội hoặc bị kết án về nhiều hình thức tham nhũng, cũng như 2 cá nhân bị bắt trong cuộc điều tra liên quan đến Nga.
Trump có sụp đổ sau khi mất Nhà Trắng? Trump đang trải qua cuộc khủng hoảng được xem tồi tệ nhất trong cuộc đời, nhưng nhiều người tin rằng ông sẽ không sụp đổ sau thất bại bầu cử. Tổng thống Donald Trump vừa trải qua một tuần không thể tệ hơn. Tòa án Tối cao bác đơn kiện về kết quả bầu cử, Đại cử tri đoàn xác nhận Joe Biden...