Trong trẻo như bánh quai vạc
Bánh quai vạc trong suốt hấp dẫn, nhìn thấy rõ cả nhân tôm biển trong bánh.
Má tôi là người phụ nữ khéo tay. Dù chỉ là món trứng luộc, rau luộc đơn giản nhưng dưới bàn tay khéo léo của má, nó vẫn ngon vô cùng.
Chị Hai tôi may mắn thừa hưởng tài nội trợ giỏi giang của má. Bởi vậy mà từ nhỏ, thi thoảng đi đám tiệc ở đâu về, là chị tôi lại “thể nghiệm” ngay những món ăn đó trong bữa cơm gia đình. Mà món nào cũng lạ, cũng ngon. Trong muôn vàn món ngon mà chị làm, tôi thích nhất là bánh quai vạc. Nhà tôi có tiệm tạp hóa nên trong nhà lúc nào cũng sẵn bột lọc, có lẽ vì thế mà khi tôi vòi vĩnh “thèm bánh quai vạc” là chị Hai làm liền. Còn tôi, ngoài “thèm bánh” tôi còn thích cùng chị vọc tay vào thau bột, nhồi tới nhồi lui cho dẻo rồi ngắt một cục bột nhỏ xíu ra vo vo, nặn nặn…
Trong muôn vàn món ngon mà chị làm, tôi thích nhất là bánh quai vạc.
Video đang HOT
Chị thương tôi nhưng cũng rất nghiêm. Mỗi lần thấy cái tay nhỏ xíu của tôi thò vào thau bột, là chị lấy đũa khẻ ngay. Chị bảo, bánh quai vạc làm thì dễ nhưng để bánh ngon thì không dễ chút nào. Khó nhất là khâu nhồi bột, nếu nhồi bột không kỹ, bánh sẽ bị sượng mất ngon. Rồi chị vừa làm vừa hướng dẫn: trước khi nhồi bột, cần đun một ấm nước sôi. Sau đó tùy lượng bột mà đong nước cho vào, cứ một chén nước sôi sẽ trộn vào hai chén bột. Nhưng nhớ cho thêm một muỗng dầu ăn để bột đỡ bết, rồi nhồi liên tục cho đến khi bột dẻo mịn, không dính tay được. Sau đó lấy từng miếng bột nhỏ, nặn dẹp, rồi cho nhân vào giữa, gấp lại và bấm nhẹ quanh mép bánh. Nhân bánh có thể là một vài con tôm biển, một vài lát thịt ba chỉ xắt sợi được xào với mỡ hành và gia vị. Sau khi nặn bánh xong, đun một nồi nước sôi, thả từng chiếc bánh vào. Đợi bánh nổi lên là vớt ra cho vào một thau nước sôi để nguội. Xếp từng chiếc bánh vào đĩa, phết mỡ hành lên để bánh không bị bết dính vào nhau. Nước chấm dùng ăn bánh, tôi để ý thấy chị làm rất lạ. Chị hòa chung đường với nước mắm, khuấy đều rồi bắc lên bếp đun hơi sánh là nhấc xuống, sau đó cho nước cốt chanh, tỏi băm nhuyễn và ớt xắt vào trộn đều.
Nhân bánh có thể là một vài con tôm biển, một vài lát thịt ba chỉ xắt sợi được xào với mỡ hành và gia vị.
Có lần cắc cớ tôi hỏi, sao gọi là bánh quai vạc? Chị chỉ cười và bảo, có lẽ vì cái bánh giống quai của cái vạc. Tôi nhìn tay chị nhồi bột rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ xinh, nhìn những ngón tay thon khéo léo cho nhân vào giữa miếng bột tròn rồi gấp gọn hai đầu và bấm nhẹ vào cạnh bánh… tạo hình cái quai và tin ngay lời chị nói.
Lớn lên đi học xa, mỗi lần “ghiền” bánh quai vạc là tôi lại rủ đám bạn cùng phòng đi ăn. Những chiếc bánh cũng có hình quai vạc mà người ta gọi là bánh bột lọc, bánh xếp… có cái gói trong lá chuối, có loại hấp trần, có cái được chiên giòn trông rất bắt mắt. Mấy đứa bạn tấm tắc khen ngon, còn tôi thì vẫn có cảm giác như không ngon bằng món bánh chị Hai làm ngày xưa. Nhất là từ ngày chị đột ngột qua đời do tai nạn, thì cái hương vị của bánh quai vạc cứ mặn đắng ở đầu môi.
Theo Phunuonline
Đặc biệt như mắm ruột miền Trung
Mắm ruột rất đặc biệt với nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển.
Từ nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển, người dân vùng duyên hải miền Trung đã chế biến ra một loại mắm ruột rất đặc biệt. Tuy không phổ biến như những loại mắm ở miền Tây Nam bộ, nhưng mắm ruột vẫn khiến người ăn thấy hấp dẫn và lạ miệng.
Là một món ăn quen thuộc và được xem là đặc sản của vùng duyên hải miền Trung, mắm cá lòng hay còn gọi là mắm ruột là món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây. Không phổ biến như các loại mắm cá lóc, cá linh, cá sặc... ở miền Tây Nam bộ, mắm ruột chỉ có theo mùa.
Mắm ruột từ lâu là món ăn khoái khẩu của người dân 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Vì sống ở miền biển nên từ bé, tôi đã đôi ba lần được thưởng thức món ăn này. Nhớ ngày trước, mỗi lần vào mùa cá, người ta bắt cá lấy phần ruột bên trong để làm mắm. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần rong ruổi theo bạn ven làng chài chơi vũ cầu (trò chơi đánh cầu). Bóng rơi vào nhà người ta, phải trèo tường vào nhặt ra. Sau mỗi bức tường ấy, tôi thấy người ta giăng một vài hũ bằng sành, bên trong đựng đầy mắm ruột. Khi có gió cũng đủ làm người đi ngang thấy nôn nao vì cái mùi ngai ngái mà đặc trưng.
Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm chiên giòn thật đặc biệt và tinh tế.
Ngày ấy, người ta thường làm mắm ruột bằng cá thu hoặc cá ngừ mới được đánh bắt từ ngoài khơi mang về, còn tươi sống. Những con cá lớn độ chừng 3-5kg bắt đầu được xẻ dọc bụng, lấy phần ruột bên trong, cắt thành khúc ngắn rồi trộn chung với muối. Tỉ lệ giữa muối và ruột cá quyết định đến độ thơm ngon, đậm đà của món mắm ruột. Sau khi ủ muối xong, ruột cá sẽ được cho vào từng hũ, khạp bằng sành, sứ, đậy thật chặt rồi mang phơi ngoài nắng lớn độ 3-5 ngày, đến khi ruột cá chín thành mắm là được.
Ngày nay, ít người làm mắm ruột để ăn vì thế mà mắm ruột cũng không còn phổ biến như trước nữa. Vì nhớ hương vị quen thuộc, vì ấn tượng với món ăn dân dã mà ngon miệng nên nhiều lần tôi nảy ra ý định làm lại món mắm này. Thay vì ruột cá thu, cá ngừ, tôi sử dụng ruột cá bò dại dương. Ruột cá này làm mắm ăn rất ngon, lại có mùi thơm, bùi rất đặc biệt. Nhưng vì cá hiếm nên để làm được một hũ mắm ruột không phải là dễ. Khi có được loại ruột cá mình muốn, tôi ủ nó với muối rồi mang đi phơi nắng thật lớn. Vài ngày sau khi mắm chín là có thể lấy ra dùng. Ngày trước, mẹ thường phi thơm một ít tỏi với dầu ăn, rồi cho mắm ruột vào quậy đều, nêm nếm ít bột ngọt, đường, ớt vào để giảm vị mặn của mắm. Khi hỗn hợp mắm chuyển qua màu nâu sẫm, hơi sệt lại là được. Người ta lấy mắm này để ăn kèm với thịt luộc, cà phá, rau sống hay cơm trắng. Về sau, để đổi vị cho các thực khách của mình và cũng nhằm làm mới món ăn, tôi dùng mắm ruột ăn kèm với loại cơm nắm được chiên vàng giòn. Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm thật đặc biệt và tinh tế.
Theo 24h
Phục dâu sát đất! Trời sinh lá dâu không chỉ dành riêng cho con tằm, mà còn giúp bà nội trợ khéo vun vén nên bao món ngon. Nghề dệt lụa, vải của dân ta đã có từ lâu đời, nổi danh với lụa Hà Đông, Quảng Nam, Lãnh Mỹ A của An Giang. Một thời, khắp ba miền đều có những nương dâu bạt ngàn. Thế...