Trồng loại hoa thơm nức lấy hạt bán, nông dân Hà Nam thu nhập gấp 5-6 lần cấy lúa
Những ngày này, người dân ở xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng ( Hà Nam) bắt đầu nhộn nhịp với vụ thu hoạch hạt sen.
Mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng bà con nông dân ở đây vẫn vô cùng phấn khởi vì trồng sen lấy hạt cho thu nhập cao hơn hẳn cấy lúa.
Để trồng được sen cho hạt tốt, người dân phải chọn chỗ đất bùn, lầy, ruộng trũng. Vì vậy, những thửa ruộng bên trên là núi đá, bên dưới là đất bùn được chọn làm nơi lý tưởng nhất để trồng sen.
Mặc cho thời tiết nắng nóng, chị Ngô Thị Yến vẫn không ngại lội xuống đầm sen để thu hoạch. Chị tâm sự: “Mình trồng cả năm trời mới có hơn một tháng thu hoạch thì ngại gì nắng nóng. Sen lại thơm, hạt sen thì chắc, mẩy nên có sen thu hoạch là thấy sướng tay, vui lắm!”
Chị cho biết thêm: “Nếu muốn bán được sen tươi thì phải thu hoạch lúc sáng sớm, rồi mang ra chợ bán liền tay thì màu hạt sen mới đẹp, vị mới ngọt. Tuy năm nay sen mất mùa, đài sen nhỏ hơn mọi năm nhưng thu nhập vẫn cao gấp mấy lần cấy lúa”
Vào những ngày cuối tháng 6, hoa sen cũng đã thưa thớt đi nhiều, nhường chỗ cho những đài sen cuối vụ.
Hạt sen cho năng suất và giá thành cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Vậy nên trong những năm gần đây, người dân ở xã Tân Sơn – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam đã chọn những nơi đất trũng để trồng sen thay vì trồng lúa.
Video đang HOT
Sở dĩ đất trồng sen là đất bùn, lại vào mùa nắng nóng khô cạn nên công đoạn thu hoạch đài sen diễn ra khá khó khăn. Người dân phải đi ủng lội bì bõm dưới ruộng sen và thu hoạch thủ công bằng tay.
Đài sen được bán ở các chợ dân sinh với giá khoảng 3.000 – 5.000/đài và 50.000 – 70.000/kg hạt.
Vào mùa, người dân thường mua hạt sen tươi để nấu chè, nấu cháo với công dụng giải nhiệt, bồi bổ cơ thể. Hạt sen cũng là một thức quà của đồng nội, được đông người dân mua dùng làm quà biếu khi có người đi xa đến thăm.
Người ta không thể bỏ qua những bông sen thơm ngát, là biểu tượng quốc hoa của mảnh đất hình chữ S. Tháng 5, hoa sen nở rộ, những người sành chơi mua hoa để ướp trà, cắm trưng trong nhà. Thú vui tao nhã ấy có lẽ đã được người Việt gìn giữ qua hàng chục năm.
Lúc các cánh hoa sen gần rụng hết, cũng là lúc các đài sen bắt đầu lớn lên và kết hạt.
“Trước ruộng này cũng trồng lúa bao nhiêu năm, nhưng từ khi tôi đổi sang trồng sen thì năng suất cao hơn, trồng sen cho thu nhập gấp 5 – 6 lần trồng lúa. Vì thế nên bà con nông dân ở đây cũng có nhiều nhà đổi sang trồng sen.” – Bà Dương Thị Hiệp chia sẻ:
Bà Dương Thị Hiệp chia sẻ thêm: “Mỗi đài sen có kích cỡ khác nhau, số lượng hạt cũng khác nhau. Năm nào sen được mùa, mỗi đài cho hơn chục hạt, chúng tôi thu hoạch không kịp thì hạt sen sẽ già luôn trên đài, những hạt sen đó được lựa để bán khô luôn”
Ban đầu trồng sen, chi phí mua giống cũng không quá cao. Hơn nữa, ở đây người dân còn cho nhau giống chứ không lấy tiền. Sau khi trồng cũng không cần chăm bón quá kĩ, sen là giống ưa phát triển tự nhiên nên người dân không quá vất vả
Nông dân giảm giá, tiểu thương vẫn bán đắt, buôn thịt lợn lãi đầy túi
Giá lợn hơi đang lao dốc, giảm khoảng 20.000-25.000 đồng/kg, song, mặt hàng này tại chợ, siêu thị vẫn neo giá cao và người dân vẫn mòn mỏi chờ ngày giá thịt lợn hạ nhiệt.
Giá lợn hơi đang giảm mạnh
Khoảng 10h sáng 16/6, ông Lộc, đại diện ban quản lý Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Bình Lục (Hà Nam), cho biết, lượng lợn sống đổ về chợ hôm nay không nhiều, giá cũng đang giảm mạnh. Theo ông Lộc, cuối tháng 5, giá lợn hơi tại chợ bật tăng lên 100.000-103.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong lịch sử. Song, từ đầu tháng 6 tới nay, giá lợn hơi bắt đầu hạ nhiệt, có xu hướng giảm mạnh.
Loại lợn đẹp nhất tại chợ giá cũng chỉ 90.000 đồng/kg, còn trung bình dao động từ 82.000-83.000 đồng/kg, tức giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng 5, ông Lộc cho hay.
Chủ một trang trại lợn quy mô 1.200 con tại xã Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) thừa nhận, giá lợn đang giảm mạnh. Tại địa phương này, giá lợn hơi xuất chuồng giảm còn 86.000 đồng/kg. "Nếu so với giá lợn hơi lập đỉnh 105.000 đồng/kg thì giờ đã giảm trên 20.000 đồng/kg", chủ trang trại này nhận xét.
Giá lợn hơi có xu hướng lao dốc sau khi lên mức đỉnh hồi cuối tháng 5
Tại khu vực Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội... giá lợn nuôi tại các trang trại lớn giảm còn 86.000-88.000 đồng/kg; lợn nuôi ở hộ dân nhỏ lẻ có giá 83.000-85.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Tương tự, tại khu vực miền Trung và miền Nam, giá lợn hơi xuất chuồng cũng chung xu hướng giảm, còn 85.000-90.000 đồng/kg.
Báo cáo về tình hình ổn định giá thịt lợn và phục hồi sản xuất sau tác động của dịch tả lợn châu Phi tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc tái đàn, tăng đàn lợn đang diễn ra rất thuận lợi. Tính đến cuối 5/2020, có 8 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn lợn trên 100%, trung bình là 118,9% so với thời điểm trước khi có dịch (tháng 12/2018). Bộ cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu lợn giống về phục vụ tạo đàn, tăng đàn.
Ngoài ra, 5 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp đã nhập khẩu trên 70.000 tấn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan bảo đảm an toàn dịch bệnh về Việt Nam từ ngày 12/6 để mổ sẽ góp phần tăng nguồn cung thịt lợn ra thị trường.
"Thời gian qua, giá lợn hơi đã giảm xuống 82.000-90.000 đồng/kg và dự báo sẽ tiếp tục giảm" - Bộ trưởng nói.
Tăng nhanh, giảm nhỏ giọt
Dù giá giá lợn hơi đang lao dốc, song theo ghi nhận của PV.VietNamNet, giá thịt lợn tại chợ, siêu thị lại chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Một hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội đang bán thịt nạc thăn với giá 170.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 260.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000 đồng/kg, thịt vai 150.000 đồng/kg, sườn non 285.000 đồng/kg...
Dù giá lợn hơi giảm mạnh nhưng tại chợ giá bán lẻ vẫn cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Tại chợ Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), giá thịt ba chỉ dao động từ 170.000-180.000 đồng/kg, thịt mông sấn 150.000 đồng/kg; nạc vai 170.000-180.000 đồng/kg, nạc thăn 150.000-160.000 đồng/kg, thịt chân giò 160.000 đồng/kg, sườn nguyên cục 180.000 đồng/kg.
Sau khi hỏi giá các loại thịt lợn tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Tuyền tư lự bảo người bán cắt cho đúng 2 lạng thịt ba chỉ. "Giá thịt vẫn đắt quá, cắt thừa em không đủ tiền trả đâu", chị nói.
Chị Tuyền tâm sự, vợ chồng chị vốn là công nhân viên chức nhà nước, đồng lương ít ỏi, giá cả hàng hoá dạo này lại tăng chóng mặt. Mấy hôm nay, nghe tin giá lợn tại chuồng giảm mạnh, chị hy vọng giá thịt lợn ngoài chợ sẽ giảm theo. Ai ngờ, chờ cả tuần mà giá vẫn không hề giảm.
Nay đi chợ trong túi có chỉ có 50.000 đồng, mua mớ rau muống hết 4.000 đồng, 4 miếng đậu phụ hết 10.000 đồng nên số tiền còn lại vừa đủ mua 2 lạng thịt, chị chia sẻ
"Sáng nay đi chợ sớm, tới hàng thịt lợn thấy chủ hàng nói giá hạ rồi, không còn phải lên tivi mua nữa đâu. Nghe vậy tôi tưởng giá thịt lợn đã giảm mạnh, ngờ đâu hỏi kỹ thì chỉ thịt mông sấn và thịt vai giảm 5.000 đồng/kg. Các loại ba chỉ, chân giò, sườn, nạc thăn vẫn không giảm", chị Đinh Thị Hồng Vân ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự.
Gần đây, người tiêu dùng than thở chuyện tiểu thương tại chợ vin đủ cớ để tăng giá. Giá xăng, giá điện, giá lợn hơi,... tăng hôm trước, hôm sau tiểu thương đã đẩy giá thịt lợn tăng theo. Giờ giá lợn hơi giảm mạnh, giá xăng cũng rẻ hơn năm ngoái rất nhiều mà chờ mòn mỏi vẫn chưa thấy giá thịt lợn tại chợ hạ nhiệt.
Chị nông dân người Tày dùng "chiêu" gì để chè tăng giá trị lên gấp 10 lần? Từ thu mua chè khô, người phụ nữ dân tộc Tày Hoàng Thị Hải chuyển sang nghề chế biến chè với mong muốn đổi đời. Những ngày đầu, sản phẩm chè do chị làm ra chỉ có giá khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng chỉ hơn 2 năm, giá chè do chị sản xuất ra đã tăng gấp 10 lần. Nhắc đến chị Hoàng Thị...