Trốn chồng vào viện thăm mẹ đẻ ốm, lật gối đầu thấy một thứ, tôi bật khóc ly hôn
Biết có xin chồng cũng không được nên tôi viện cớ ra ngoài mua đồ ăn nấu cơm cữ cho chị chồng rồi lén chạy vào bệnh viện xem mẹ thế nào rồi.
“Mẹ không sao, chỉ là ốm vặt thôi nhưng mẹ có bảo hiểm nên cứ vào viện nằm để các bác sĩ theo dõi cho chắc. Hai vợ chồng bận quá thì không cần vào với mẹ đâu. Cứ làm việc của mình đi, lúc nào rảnh thì về chơi với mẹ sau cũng được”.
Tiếng mẹ tôi vang lên ở đầu dây bên kia điện thoại. Cúp máy, chồng tôi gắt lên với vợ:
“Thấy chưa, đã bảo bà ốm nhẹ không cần phải vào chăm mà cứ loạn lên. Ở nhà đi, nhà cả đống việc thì không quan tâm!”.
Hôm trước người hàng xóm cạnh nhà mẹ đẻ gọi điện cho tôi bảo mẹ tôi mới nhập viện điều trị. Tôi lo vô cùng, gọi cho mẹ thì bà cứ bảo không sao, chỉ là ốm bình thường, bà vào viện truyền nước thôi. Tôi không yên tâm muốn vào viện với bà. Chồng tôi không chịu.
Đợt này chị chồng tôi sinh bé thứ hai, chị ấy về ngoại ở cữ và tôi là người chăm sóc chính. (Ảnh minh họa)
Anh ta gọi thẳng cho mẹ vợ hỏi tình hình với giọng điệu bực dọc như thể bà là mối phiền phức. Tất nhiên mẹ tôi lúc nào chẳng thế, có ốm nặng cũng bảo không sao. Bởi bà biết nhà chồng tôi khắt khe, bà không muốn con gái phải khổ sở.
Việc nhà chồng đối với tôi không chỉ là cơm nước, dọn dẹp hàng ngày, phụng dưỡng bố mẹ chồng, đảm nhiệm các dịp giỗ chạp trong năm mà còn là chăm chị chồng ở cữ. Ngoài ra còn phải giúp đỡ bất cứ việc gì chị chồng cần, không những thế còn là anh em họ hàng nhà chồng nữa.
Bởi vậy mà ngoài việc công ty, chăm con nhỏ, nội trợ hàng ngày thì tôi gần như chẳng có thời gian nghỉ ngơi. Hễ rảnh ra một chút là lại phải làm “việc nhà chồng”. Tôi không biết nàng dâu nào như mình không nhưng tôi có cảm giác như kiếp trước tôi nợ nhà chồng quá nhiều, kiếp này phải trả cho bằng hết vậy.
Đợt này chị chồng tôi sinh bé thứ hai, chị ấy về ngoại ở cữ và tôi là người chăm sóc chính dù tôi cũng đang có con nhỏ. Mẹ chồng bắt tôi dùng hết phép của cả năm, xin nghỉ 10 ngày chăm chị ấy. Nếu không nghe theo thì không thể sống yên.
Biết có xin cũng không được nên tôi viện cớ ra ngoài mua đồ ăn nấu cơm cữ cho chị chồng rồi lén chạy vào bệnh viện xem mẹ thế nào rồi. Lúc tôi vào thì bà đang đến phòng siêu âm để kiểm tra lại, mấy bệnh nhân cùng phòng bảo vậy.
Video đang HOT
“Chị là con gái của bà ấy hả? Sao mấy hôm nay mới thấy mặt? Một mình mẹ chị ở đây lủi thủi trông đến là thương”, một người nhà bệnh nhân lên tiếng khiến tôi xót xa đồng thời xấu hổ vô cùng.
Gặp mẹ xong, trên đường về tôi rẽ vào tòa án xin mẫu đơn ly hôn. (Ảnh minh họa)
Tôi mang đến ít đồ nên xếp vào chiếc bàn cạnh giường mẹ. Lúc lật chiếc gối đầu của mẹ lên, tôi ngẩn ngơ nhìn 1 món đồ bên dưới. Đó là tấm ảnh tôi và con gái chụp từ Tết năm ngoái, khi đó tôi đưa con về thăm mẹ. Ngồi chưa ấm chỗ, chưa ăn được bữa cơm đã bị chồng giục về.
“Ngày nào mẹ cũng phải mang ra ngắm nếu không mẹ sẽ quên mất khuôn mặt của con bé mất. Trẻ con thì lớn nhanh, thay đổi từng ngày nữa…”, trong đầu tôi vang lên câu nói mẹ từng nói với con gái. Vào viện mà mẹ vẫn mang theo tấm ảnh để ngắm… Nước mắt tôi rơi lã chã, thương mẹ và cũng oán hận chính bản thân mình.
Gặp mẹ xong, trên đường về tôi rẽ vào tòa án xin mẫu đơn ly hôn. Cuộc hôn nhân này tôi quyết định chấm dứt. Kết hôn là để được hạnh phúc nhưng cuộc hôn nhân này chỉ mang lại cho tôi bi kịch. Bản thân tôi sống từng ngày không vui vẻ, còn khiến mẹ phải khắc khoải đau lòng. Vậy thì tôi còn giữ lại nó làm gì?
Vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến chết: Đừng đổ lỗi cho hôn nhân tan vỡ, cha ruột biết nâng niu thì mẹ kế nào dám động đến một sợi tóc của con?
Ngăn cản không cho mẹ đẻ đứa trẻ gặp con là cách ông bố này thương con ư? Nếu thương như vậy vì sao lại để con mình chết dưới tay nhân tình?
Vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị "mẹ kế" bạo hành đến chết khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Trách người phụ nữ kia xuống tay độc ác người ta càng trách bố đứa trẻ vì sao không bảo vệ con mình bội phần. Chuyện bạo hành theo lời kể của hàng xóm đã xảy ra trước đó khá lâu do tiếng quát tháo, la mắng, khóc lóc của bé đã xảy ra như cơm bữa.
Thậm chí khi bảo vệ ý kiến vì nhận được nhiều phản ánh từ hàng xóm xung quanh về tiếng khóc, la hét của đứa trẻ, thì cha đứa bé trả lời tỉnh queo "đây là chuyện riêng gia đình". Hậu quả là giờ nó đã không là câu chuyện riêng của nhà anh ta nữa khi con anh đã phải trả giá bằng mạng sống vì câu trả lời vô tâm và dửng dưng như thế của một người cha.
Mặc dù "mẹ kế" đã khai nhận tội là người trực tiếp gây ra cái chết của đứa trẻ, nhưng vai trò người cha trong câu chuyện này vẫn là một dấu hỏi lớn.
Bởi sự thật là: Nếu cha ruột nâng niu con trẻ thì mẹ kế nào dám động đến con?
Ly hôn không phải là cái tội nhưng hậu ly hôn thiếu tình yêu thương với con trẻ là một lỗi lớn
Ly hôn không phải là điều người ta mong muốn nhưng nó vẫn xảy ra khi cha mẹ không còn có thể chung đường. Điều người lớn day dứt nhất sau 1 cuộc ly hôn không phải là sợ mình cô đơn, mà chính là sợ đứa trẻ sống tiếp sẽ khó khăn khi thiếu cha hoặc mẹ.
Tuy nhiên, người lớn không thể gượng gạo mà sống tiếp với nhau chỉ để trẻ con có 1 gia đình đủ người. Bởi bản chất gia đình đó đã không còn phần linh hồn và hơi ấm thì việc níu giữ ấy cũng không còn ý nghĩa. Nhưng quan trọng hơn là sau khi ly hôn thái độ của cha mẹ với con cái như thế nào.
Cha mẹ có thể không có để lại cho con của nả, không xây cho con 1 gia đình trọn vẹn như số đông, nhưng nếu tình yêu thương dành cho con không bao giờ ngưng nghỉ thì đứa trẻ vẫn sẽ được sống trong 1 "cuộc ly hôn hạnh phúc".
Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra như thế: Mẹ kế bạo hành con gái người tình đến chết, cha dượng xâm hại con riêng và giết hại đứa trẻ... Còn bao nhiêu đứa trẻ khuyết thiếu cha mẹ khác bị bạo hành bằng những tổn thương về thể xác và tinh thần nặng nề như thế? Vì vậy, nhiều người đổ tội cho đó là cái giá phải trả của ly hôn. Nhưng nhìn lại cũng sẽ thấy có bao nhiêu trường hợp cha mẹ ly hôn, nhưng đứa trẻ vẫn sống đủ đầy hạnh phúc, vẫn có đủ tình yêu của cả cha và mẹ để chúng không cảm thấy mình thiệt thòi.
Vì sao khi bắt đầu với mối quan hệ mới, người có con riêng luôn phải thận trọng?
Vậy nên, rời khỏi 1 cuộc hôn nhân với "tệp đính kèm", người ta luôn phải thận trọng khi yêu ai đó hoặc khi xây mối quan hệ với người mới, vì yêu đương lúc này khác với thời thanh xuân rảnh rang rất nhiều. Họ phải cân đo đong đếm sao cho có thể vừa vặn, sao cho con mình cảm thấy an toàn, thấy vui họ mới dám bước tiếp, chứ không chỉ đơn thuần yêu là cưới hoặc chỉ xét trên khía cạnh tình cảm của bản thân.
Cha mẹ có thể không cho con 1 gia đình đủ đầy như người ta nhưng tình yêu thương, sự quan tâm là điều cha mẹ luôn có để dành cho con, đó là điều không bao giờ thay đổi, nếu nghĩ được thế mọi chuyện đã khác.
Người ta vẫn nói rằng, tình yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện. Tuy nhiên, với câu chuyện của bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết thì người ta thực sự không hiểu cha đứa trẻ vì sao đã có thể đứng ngoài cuộc, đồng tình với chuyện để người tình bạo hành đứa trẻ nhiều lần, cho đến một ngày có một cái chết thảm thương như thế.
"Ba đã cấm con không gặp mẹ rồi mà, sao mẹ gặp con làm gì? Mẹ ơi, mẹ đừng có khóc", câu nói ám ảnh cuối cùng được mẹ đẻ đứa trẻ kể lại đầy ngậm ngùi và cay đắng đến thế. 1 năm trời bị người cha ngăn cản không cho gặp, sự thực lại chỉ là sự "chiếm hữu" nhân danh người nuôi con hợp pháp, còn điều cần thiết hơn là học cách làm cha anh ta lại quên mất.
Liệu có chăng 1 cuộc chiến giành con như chiến lợi phẩm nhưng lại thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc và quan tâm dành cho con? Bà mẹ thì "lực bất tòng tâm", ông bố thì tự tung tự tác cho mình cái quyền được "sở hữu", "thương con cho roi cho vọt" đến mức mất 1 mạng người.
Vì anh ta ngồi im hoặc "đồng lõa" nên "mẹ kế" mới có thể liều lĩnh dạy dỗ đứa trẻ theo cách man rợ như thế. Vì thế, trách bà mẹ kế 1 phần, người ta trách ông bố 10 phần.
Đừng đổ lỗi cho hôn nhân hay ly hôn, năng lực và sự hiểu biết của người làm cha mẹ là chuyện vô cùng cần thiết. Và càng trong 1 gia đình khuyết thiếu hãy càng dành cho con nhiều hơn tình yêu, sự thấu hiểu và hiểu biết về cách làm cha mẹ đúng, cũng có khi còn để cho cha, mẹ kế nhìn vào.
Nếu cha đứa trẻ yêu con đến vậy, tâm lý đến vậy, thì làm sao họ dám động vào con riêng của chồng dù chỉ là một sợi tóc?
Đừng sinh con khi chưa học được cách cơ bản làm cha mẹ
Vụ án thương tâm này đã không còn cách chữa vì mạng sống đứa trẻ, tiếng cười của đứa trẻ và cả tiếng khóc của cô bé đã lịm tắt rồi. Nhưng có lẽ bài học hậu chia tay cho ai đó rời 1 cuộc hôn nhân với "tệp đính kèm" vẫn là cần thiết:
- Đừng đẻ con khi chưa học được cách cơ bản để làm cha mẹ.
- Cha mẹ ly hôn văn minh đứa trẻ sẽ giảm thiểu được sự thiệt thòi.
- Hãy để cho con tài sản lớn nhất là tình yêu thương để đứa trẻ có thể tự hào mà nói rằng: "Con thật hạnh phúc khi được làm con cha (mẹ)".
- Trước khi tái hôn hãy cân nhắc về sự thiệt hơn cho con mình.
- Đòi cha mẹ kế yêu thương con mình như con đẻ rất khó, nhưng trước tiên đừng bao giờ ngừng yêu thương con trẻ. Người yêu bạn ít nhất sẽ biết cách cư xử đàng hoàng với 1 đứa trẻ.
- Tình yêu đôi lứa không có lỗi, nhưng đừng đánh đổi hạnh phúc con cái để lấy điều đó.
- Người bước chân vào 1 cuộc hôn nhân với người đã có "tệp đính kèm" hãy xác định nếu đủ tình yêu thương với con trẻ thì hãy bước tiếp, nếu không đừng bước chân vào.
Cầm trên tay 500 triệu đồng của chị gái, tôi chao đảo khi nghe lời dặn dò đầy châm chọc và căm giận của chị Ngày về thăm nhà, chị đưa cho tôi một túi vải, nói rằng chị lấy chồng xa, ít khi về được, tôi cầm để lo cho bố khi cần thiết. Chúng tôi là chị em cùng cha khác mẹ. Bố và mẹ đẻ của chị ly hôn một thời gian dài sau đó bố mới đến với mẹ tôi. Chị gái ở với...