Trời lạnh nấu chè sắn dẻo thơm ngon, nóng hổi ngọt ngào đãi cả nhà
Nhâm nhi món chè sắn dẻo thơm nức, ngọt ngào trong ngày gió lạnh đem lại cảm giác thật thú vị.
Chè sắn dẻo là món ăn dân dã nhưng được nhiều người yêu thích vì có sự kết hợp hoàn hảo giữa vị bùi ngọt lại dẻo dẻo từ sắn hòa quyện với nước cốt dừa béo ngậy và hương gừng cay ấm. Khi trời lạnh, thưởng thức một bát chè sắn nóng hổi sẽ khiến bạn vừa thích thú vừa thấy ấm áp cả người. Tham khảo cách nấu chè sẵn của chị Huỳnh Thị Nghĩa dưới đây nhé.
Chị Huỳnh Thị Nghĩa.
Nguyên liệu:
- Sắn: 1kg (bóc vỏ ngâm nước muối pha loãng ít nhất 4 tiếng).
- Bí đỏ: 300gr (đã bỏ vỏ).
- Bột năng: 100gr.
- Đường thốt nốt: 450gr.
- Gừng: 1 củ cắt sợi.
- Nước cốt dừa: 400ml.
- Lá dứa, dừa bào sợi.
Cách nấu chè sắn:
Bước 1: Hấp bí đỏ và sắn
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng.
Sắn tách vỏ, rửa sạch.
Xếp bí đỏ sắn và lá dứa cho vào nồi, hấp chín.
Video đang HOT
Bước 2: Nhồi bột
Sắn và bí đỏ xong thì lấy 1/2 chỗ sắn hấp cắt miếng nhỏ/ 1/2 chỗ sẵn còn lại đem giã nhuyễn cho ra tô lớn. Tiếp đến cho bí đỏ và 80gr bột năng vào phần sắn đã giã nhuyễn, nhồi thành một khối bột mịn.
Sau đó viên bột thành các viên tròn khác nhau, lăn qua lớp bột năng. Sau khi nấu xong chúng sẽ thành các viên mochi sắn dẻo rất ngon.
Bước 3: Luộc mochi sắn dẻo
Các viên bột sau khi được áo một lớp bột bên ngoài thì đem thả vào nồi nước sôi, khi nào các viên mochi nổi lên là chín thì vớt ngay ra.
Bước 5: Nấu chè
Nấu 1 nồi nước 400gr đường thốt nốt, gừng cắt sợi và lá dứa nấu đến sôi và tan đường. Ngay sau đó, pha 5 muỗng cang bột năng nước khuấy tan rồi cho vào nồi nước đường (vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy sệt lại là đạt, độ sệt có thể tuỳ điều chỉnh loãng hay đặc hơn thì tăng hoặc giảm bột năng nhé.
Tiếp đến cho các viên mochi sắn đã luộc và các miếng sẵn đã cắt nhỏ còn lại lúc trước cùng dừa nạo sợi vào nồi chè, đảo đều chờ sôi lại là xong.
Bước 6: Nước cốt dừa
Cho 400ml nước dừa 50gr đường (nếu muốn cốt dừa trắng thì dùng đường trắng để nấu) 1/3 muỗng cà phê muối 1 muỗng cà phê bột năng vào nồi, vừa đun vừa khuấy tan. Tiếp đến cho lá dứa và bật bếp nấu từ từ đến khi sệt lại thì tắt bếp. Không nấu lâu trên bếp, nấu lâu sẽ hôi mùi dầu dừa.
Thưởng thức
Giờ múc chè sắn dẻo ra chén, thêm cốt dừa lên trên và thưởng thức thôi.
Chúc các bạn thành công!
Loại quả tráng miệng được coi là 'vua dưỡng thận', đem chế biến 2 món này vừa ngon vừa bổ dưỡng
Loại quả được coi là 'vua dưỡng thận' này không chỉ là trái cây tráng miệng thơm ngon mà còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon.
Bạn hãy thử chế biến 2 món này vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Quả lê giúp dưỡng thận, tốt cho xương
Quả lê là trái cây được nhiều người ưa thích vì cung cấp một lượng vitamin C dồi dào. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, nguồn dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh trong những ngày tiết trời mùa Thu như virus, vi khuẩn...
Quả lê được mệnh danh là 'vua dưỡng thận', hàm lượng nước trong quả này tới 80% đóng vai trò như một chất lợi tiểu tự nhiên. Nhờ vậy sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm thận một cách hiệu quả. Hàm lượng kali và natri trong quả lê tương đối thấp, không gây áp lực lên thận và đảm bảo thận hoạt động ổn định. Cùng với đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả còn hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn.
Theo chuyên gia, các chất ôxy hóa mạnh là flavonoid và hợp chất phenolic có trong quả lê còn có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê... ở trong quả lê cũng đem lại tác dụng xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe.
Không chỉ được dùng làm loại trái cây tráng miệng thơm ngon, quả lê được dùng làm nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Chỉ với một quả lê, bạn có thể tham khảo cách chế biến 2 món chè ngon, bổ dưỡng dưới đây:
Món ăn chế biến từ quả lê
* Chè quả lê nấu cùng củ năng
1 quả lê
150gr ý dĩ
5 củ năng hay củ mã thầy
Vài quả kỷ tử
Đường phèn
* Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên bạn đem vo sạch ý dĩ rồi ngâm trong nước khoảng 1 giờ. Củ năng gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn; lê gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
Bước 2: Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, bạn cho lê, ý dĩ, củ năng vào nồi rồi thêm lượng nước vừa phải, đun sôi lên rồi hạ nhỏ lửa để hầm trong khoảng 30 phút. Bạn kiểm tra thấy hạt ý dĩ chín mềm thì cho thêm lượng đường phèn thích hợp, cuối cùng cho kỷ tử vào đun cùng thêm vài phút là được.
Nếu bạn thích ăn lê có vị giòn, khi đun bạn lưu ý là nấu chín ý dĩ và củ năng trước, sau đó chỉ thêm quả lê vào nấu chung trong khoảng 10 phút còn lại. Món quả lê nấu cùng củ năng ăn có vị ngọt thanh của lê, giòn ngon của củ năng và bùi thơm của ý dĩ giúp lưu thông máu, bồi bổ cơ thể rất tốt.
Chè quả lê nấu cùng củ năng, ý dĩ giúp giải độc cơ thể, lưu thông máu tốt
* Chè sen hấp quả lê
* Nguyên liệu làm chè sen hấp quả lê
1 quả lê
100gr hạt sen
50gr đường trắng
Cách làm:
Quả lê đem gọt vỏ, cắt ngang phần đầu và giữ lại phần cuống lê. Sau đó, bạn dùng muỗng khoét lấy một phần ruột của quả lê. Tiếp đến, đặt quả lê vào trong một bát to rồi bỏ hạt sen vào trong lòng quả, thêm đường vào. Nếu dùng hạt sen khô, bạn cần ngâm, hấp trước. Ở phía ngoài, bạn cho hết phần thịt quả lê đã được nạo ra vào xung quanh rồi thêm phần đường còn lại, cho thêm xíu nước. Cuối cùng bạn cho vào hấp khoảng 30 phút là được.
Mùa thu đến, hãy nhớ làm món này ăn thường xuyên sẽ giúp bổ tỳ và dưỡng da căng mịn, bóng đẹp Món ăn này tận dụng các nguyên liệu theo mùa kết hợp với nhau giúp loại bỏ tình trạng khô da, duy trì sức khỏe tổng thể. Khi mùa thu về, không khí mát mẻ hơn nhưng cũng đồng nghĩa bắt đầu có sự khô hanh đặc trưng của mùa thu. Thời tiết thay đổi, để cơ thể thích nghi chúng ta cũng...