Trổ tài làm món gỏi bò đồng quê
Vị chua của khế, tắc hòa cùng vị nhân nhẫn của chuối chát, cà pháo, trộn đều cùng bò nướng với nước mắm pha chua ngọt đậm đà tạo thành một món gỏi lạ miệng. Gỏi bò đồng quê chế biến khá cầu kỳ, đòi hỏi đầu bếp phải có thời gian chuẩn bị tỉ mỉ.
Nhưng đừng lo, bạn có thể tự tin vào bếp với hướng dẫn của Nhà hàng Món Quảng (Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM).
- Thịt bò file: 300g
- Gia vị: nước tương: 2 muỗng canh; ngũ vị hương: 1/4 muỗng cà phê; dầu hào: 1 muỗng cà phê; dầu mè: 1 muỗng cà phê; tiêu: 1/2 muỗng cà phê; bột ngọt: 1/2 muỗng cà phê.
- Sả băm: 1 muỗng canh; hành tỏi băm vắt lấy nước: 1 muỗng canh.
- Rau trộn gỏi: cà pháo: 100gr; khế: 1 trái; chuối chát: 1 trái; thơm: 1/4 trái; húng lủi, tía tô, rau thơm: 2 nắm; trái tắc (quất): 4 trái; sả: 3 cây; hành tím: 10 củ.
- Nước mắm trộn gỏi: tương ớt: 2 muỗng cà phê; nước mắm: 4 muỗng canh; đường: 3 muỗng canh; nước tắc: 4 muỗng canh; tỏi, ớt băm.
Video đang HOT
- Thịt bò cắt miếng mỏng theo sớ ngang, ướp gia vị khoảng 15 phút, mang áp chảo hoặc nướng nhanh trên lửa than.
- Sơ chế các loại rau: sả, hành tím bào mỏng ngâm dấm đường; khế, chuối chát, cà pháo cắt lắt mỏng ngâm nước có pha chanh cho trắng; trái tắc cắt lát mỏng bỏ hột; thơm cắt lát mỏng; húng lủi, tía tô, rau thơm nhặt lấy lá, rửa sạch, cắt làm 2 – 3.
- Pha nước mắm: Quậy đường với nước mắm cho tan, cho nước tắc vào quậy cùng tương ớt cho có độ sánh, thêm tỏi ớt.
- Cho các loại rau trái đã sơ chế ra đĩa, sắp thịt bò đã nướng lên, rải sả, hành tím ngâm dấm lên trên, rưới nước mắm trộn đều.
-Gỏi bò đồng quê ăn kèm với bánh phồng tôm.
Theo Thanhnien
Bà bầu có nên ăn thực phẩm lên mem hay đồ chua khi mang thai ?
Các loại thực phẩm lên men hay đồ chua thường không nằm trong danh sách kiêng tuyệt đối và nó cũng có nhiều lợi ích, tuy nhiên các mẹ bầu vẫn thường được khuyên nên thận trọng khi sử dụng chúng.
Sau đây, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu thực phẩm lên men hay đồ chua đối với mẹ bầu nhé.
Lợi ích từ thực phẩm lên men
Tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ: Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit dạng phức hợp được cắt nhỏ thành các đường mạch ngắn, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit amin dễ tiêu hóa hấp thụ. Lactose là đường chỉ có trong sữa, để tiêu hóa đường sữa cần men lactaza, nhưng men này lại thường thiếu hụt ở người lớn và người ít sử dụng sữa, tạo ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa. Khi làm sữa chua, 70% đường lactose đã bị lên men và chuyển thành axit lactic, nên ăn sữa chua dễ dung nạp hơn. Trong môi trường axit của thực phẩm lên men, các khoáng chất như canxi, kẽm, tăng khả năng hòa tan giúp dễ dàng hấp thụ hơn.
Tăng sức đề kháng: Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp vi khuẩn lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm Candida. Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh ức chế vi khuẩn có hại.
Tạo ra chất dinh dưỡng: Quá trình lên men làm tăng hàm lượng một số vitamin. Sữa lên men thường giàu vitamin nhóm B. Nhờ các men, chất đạm được cắt nhỏ thành các axit amin được hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Các thực phẩm giàu đạm lên men là nguồn cung cấp các axit amin như nước mắm, tương, chao, phô-mai.
Loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố: Quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có trong thực phẩm như cyanogenic glucosid có trong khoai mì, măng hay mycotoxin trong hạt ngũ cốc. Nếu sử dụng những thực phẩm này mà chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách thì cyamid sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc. Việc muối chua những loại thực phẩm này giúp loại bỏ được 90-95% cyanogenic glucoside trong vòng 3 ngày. Cụ thể: lượng cyanogen glucoside trong măng tươi ngâm chua là 2,2 mg/100g trong khi măng tươi chưa luộc là 32-38 mg/100g. Lên men lactic làm tăng nồng độ pH đã ức chế các vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng.
Khi ăn những thực phẩm lên men, mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể được tăng cao, đó là lý do đầu tiên mẹ bầu cần bổ sung nhóm thực phẩm này. Có một điều khác mà các mẹ bầu cần biết, đó là khi mang thai, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả do sự gia tăng của hoóc-môn progesterone. Khi đó, vi khuẩn và enzyme có lợi trong thực phẩm lên men sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hai loại thực phẩm lên men thơm ngon và an toàn mà mẹ có thể sử dụng hàng ngày là men sữa hay sữa uống lên men (kefir) và yogurt. Bạn có thể kết hợp hương vị của những thực phẩm này với trái cây để gia tăng khẩu vị.
Cần dè chừng khi...
Nhiều mẹ bầu thường thèm ăn những món chua như cà pháo, măng chua, các món gỏi và các loại rau củ muối. Hầu hết các món ăn này đều cần sử dụng nhiều muối nên dễ dẫn đến phù nề cho các mẹ bầu. Những thực phẩm lên men có vị chua hấp dẫn nhưng mẹ bầu nên cân nhắc khi dùng
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên thận trọng đối với các mẹ mang thai:
Cà pháo muối: chứa chất solanie gây ngộ độc tiêu hóa và thần kinh. Tuy cà muối chua đã giảm độc tính nhưng các mẹ nên hạn chế ăn, đặc biệt nên tránh những loại cà muối sổi để ăn ngay trong ngày.
Măng chua: Trong măng có chứa một số thành phần độc tố, đặc biệt là glucozit, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và giải phóng axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Tương tự với cà muối, mẹ bầu không nên sử dụng măng chua thường xuyên. Mặt khác, mẹ cũng khó biết được liệu măng chua có được tẩy trắng bằng acid oxalic độc hại hay không.
Nem chua: Là một món ăn được chế biến từ quá trình lên men lactic thịt sống và không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào, do đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli gây nên tình trạng tiêu chảy. Dưa chua: Khi muối dưa, hàm lượng nitrit tăng lên trong thời gian đầu nhưng giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Khi dưa khú thì hàm lượng nitrit lại tăng cao. Nitrit có thể gây ra các nguy cơ ung thư, thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn dưa muối còn xanh hay dưa bị khú
. Dưa muối Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Với thời tiết nhiệt đới, thực phẩm thường dễ bị lên men nếu không bảo quản kỹ, kể cả các loại trái cây. Do đó các mẹ bầu không nên để thực phẩm quá lâu mà cần nấu và sử dụng một lượng vừa phải, tránh để thức ăn dư thừa nhiều, nấu bữa nào ăn hết bữa đó. Nếu thức ăn đã bị lên men thì các mẹ nên bỏ, tuyệt đối không ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Theo Vuoncuabe
Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 18: Thịt mà "ôm" giấm khiến tim "đau" Khi kết hợp giấm và thịt sẽ khiến cơ thể con người giải phóng năng lượng vượt quá mức bình thường. Bên cạnh đó, quá trình tuần hoàn cũng bị thúc đẩy hơn mức cho phép. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây tổn hại cho tim của bạn Một cuộc "bàn đào" diễn ra ngay tại căn bếp...