Triệu chứng mới phổ biến khiến bệnh nhân Covid-19 hoảng sợ
Gần 30% người mắc Covid-19 rụng tóc, có những trường hợp mất một nửa số tóc, khiến họ phải điều trị trong thời gian dài.
Mới đây, các nhà khoa học đã phân loại 6 nhóm triệu chứng ở bệnh nhân Covid-19. Ở hầu hết các nhóm đều có những biểu hiện cơ bản như đau đầu, ho, đau họng, mất khứu giác, sốt…
Tuy nhiên, khảo sát trên 1.100 người bệnh đã cho thấy một dấu hiệu mới khá phổ biến: Rụng nhiều tóc. Hiện nay, các trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh vẫn chưa công nhận đây là triệu chứng chính thức của Covid-19. Tuy nhiên, có tới 27% người bệnh gặp tình trạng này.
Mất quá nhiều tóc khiến người mắc Covid-19 vẫn lo lắng dù đã âm tính nCoV. Ảnh minh họa: USA Today
Video đang HOT
Bác sĩ Michele S. Green, Bệnh viện Lenox Hill ở New York (Mỹ), cho biết, có một lượng lớn bệnh nhân tới điều trị rụng tóc trong thời gian giãn cách và sau khi cô mở cửa lại phòng khám.
“Họ mang tới cả túi tóc giống như để cả một mái tóc trong đó. Tất cả có hoàn cảnh tương tự nhau. Họ từng bị ốm rất nặng và sốt cao, chưa bao giờ trong đời họ bị như vậy”, bác sĩ Green kể.
Các bác sĩ cho rằng virus có thể không trực tiếp gây ra rụng tóc. Hiện tượng này có khả năng do bệnh nhân phải chống chọi với sốt cao và các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Theo Trường Y Havard, tình trạng rụng tóc xảy ra khi bạn trải qua phẫu thuật, sang chấn tâm lý lớn, căng thẳng thần kinh, sốt cao, giảm cân, thay đổi chế độ ăn quá nhiều, thiếu hụt sắt… Khi đó, cơ thể trải qua cú sốc khiến tóc chuyển từ giai đoạn phát triển sang nghỉ ngơi và rơi rụng trong vài tháng.
Một người bệnh có thể mất tới 50% tóc tuy nhiên, hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời trong vòng 6 tháng cho tới khi tóc mọc dày trở lại.
Các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải tại sao bệnh nhân này rụng tóc còn người khác thì không. Họ phỏng đoán, sự khác biệt này do liên quan tới bộ gen.
Theo bác sĩ Shilpi Khetarpal, Quỹ Cleveland Clinic, thuốc sẽ thúc đẩy quá trình mọc tóc nhưng bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng vitamin.
“Mái tóc là hình ảnh của chúng ta và rụng tóc gây ra nhiều nỗi căng thẳng. Điều đó khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn”, bác sĩ Khetarpal nói.
Ngoài rụng tóc, da đầu của người từng mắc Covid-19 không có hiện tượng nào khác. Nếu bị viêm nhiễm, bong tróc, đóng vẩy hay có các mảng xù xì, chuyên gia khuyên bạn nên đi khám đề phòng bệnh khác.
Vì sao người mắc Covid-19 bị 'điếc mũi'?
Nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng khi nCoV xâm nhập, virus chiếm dụng hai protein giúp cảm nhận mùi, khiến chúng mất khứu giác.
Trước đó, nhiều bác sĩ đã báo cáo tình trạng "điếc mũi" một phần hoặc toàn phần là dấu hiệu sớm của nhiễm nCoV. Nay, các chuyên gia nghiên cứu trên chuột và cho biết hai protein có chức năng phát hiện mùi, do các tế bào khoang mũi tạo ra, đã bị nCoV chiếm dụng để xâm nhập cơ thể.
Nghiên cứu được đăng tải trên tuần san ACS Chemical Neuroscience ngày 11/5. Theo đó, nCoV chiếm đoạt một loại gai bề mặt tế bào (ACE2) và một loại protein đặc biệt (tên là protease TMPRSS2) ở khoang mũi của chuột, sau đó xâm nhập vào cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc chắn những tế bào nào trong biểu mô khứu giác (mô lót trong khoang mũi) tạo ra những protein này và có khả năng bị nhiễm virus. Vì vậy, họ nghiên cứu thêm ở về hấp thụ protein và mức độ protein thay đổi theo tuổi tác. Thụ thể ACE2 và TMPRSS2 có mặt trong các tế bào biểu mô, có nhiệm vụ giúp tế bào thần kinh cảm nhận được mùi.
Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện các con chuột già có nhiều protein trên hơn chuột non.
Các chuyên gia cho biết nếu kết quả này đúng ở người, có thể giúp giải thích hiện tượng người già dễ nhiễm nCoV hơn.
Nghiên cứu mới hé lộ nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc COVID-19 nặng Nhóm máu và các yếu tố di truyền khác có thể liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân mắc COVID-19, theo các nhà nghiên cứu Châu Âu. Hình thái virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh hô hấp COVID-19. Ảnh: AFP Reuters đưa tin, các phát hiện, được công bố trên Tạp chí Y khoa New England hôm 17.6, cho thấy...