Triển khai phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” một cách thiết thực
Hội thảo chuyên môn cấp thành phố với chủ đề “ Trường học hạnh phúc” năm học 2020 – 2021 dự kiến sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức vào tháng 4/2021.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội vừa ban hành kế hoạch liên tịch số 3555/KHLT-SGDĐT-CĐN về tổ chức hội thảo chuyên môn với chủ đề “Trường học hạnh phúc” năm học 2020 – 2021.
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh xây dựng “Trường học hạnh phúc” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để đổi mới, sáng tạo trong công tác, trong dạy và học. (Ảnh minh họa)
Mục đích của kế hoạch nhằm tiếp tục triển khai phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đồng thời động viên cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong toàn Ngành thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để đổi mới, sáng tạo trong công tác, hoạt động dạy và học của nhà giáo và học sinh, tạo bước chuyển biến mới về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Video đang HOT
Lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục cụ thể hóa nội dung xây dựng “Trường học hạnh phúc” cho phù hợp với mỗi trường, mỗi vùng, mỗi cấp học, bậc học và ngành học để thực hiện trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo.
Qua đó mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động có ý thức và giải pháp để thường xuyên cải tiến, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và giáo dục của mình; mỗi tập thể có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chủ động tiếp cận chủ trương, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình triển khai đổi mới một cách hiệu quả.
Ngoài ra, các đơn vị, trường học cần triển khai phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” một cách thiết thực, hiệu quả, hạn chế tính hình thức; chú ý lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành, trọng tâm là cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và xây dựng “Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch”…
Theo kế hoạch, từ tháng 1/2021, các nhà trường sẽ tổ chức hội thảo cấp tổ chuyên môn, cấp trường và chọn ra mô hình “Trường học hạnh phúc” hiệu quả để tham gia báo cáo cấp cụm, cấp quận/huyện/thị xã vào tháng 2/2021. Sau đó, mỗi quận/huyện/thị xã chọn ra 3 mô hình, mỗi cụm chọn ra 2 mô hình để tham gia hội thảo cấp thành phố dự kiến diễn ra vào tháng 4/2021.
Ngành GD-ĐT TP.HCM xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 23 năm 2020.
Các nhà giáo tiêu biểu nhận gỉải thưởng Võ Trường Toản năm 2019. Ảnh minh hoạ P. Nga
Theo đó, đối tượng bình xét là tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM có tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến cho ngành GD-ĐT thành phố, thời gian công tác trong ngành tối thiểu 15 năm.
Có uy tín trong tập thể, được đồng nghiệp tin yêu, tín nhiệm, được phụ huynh, học sinh kính trọng;
Là những người am hiểu về nghề nghiệp, nắm bắt và thực hiện tốt các chủ trương, định hướng của ngành; nhận thức sâu sắc về vai trò của ngành GD-ĐT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Có sáng kiến, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực ứng dụng CNTT trong chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 5 năm học gần nhất.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, việc xét chọn phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện. Đặc biệt, chú trọng tới nhà giáo thực sự có tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến cho ngành, được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tín nhiệm;
Nhà giáo đang công tác tại vùng, đơn vị có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không mang tính luân phiên.
Được biết, giải thưởng Võ Trường Toản là giải thưởng thường niên, cao quý được ngành GD-ĐT TP.HCM triển khai nhằm tôn vinh những nhà giáo tiêu biểu, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Hằng năm giải được trao vào dịp lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Với 22 năm phát triển, giải thưởng Võ Trường Toản đã vinh danh 714 thầy, cô giáo tiêu biểu, những tấm gương hết lòng vì đàn em thân yêu, góp phần đào tạo bao lớp công dân trẻ cho thành phố.
Giáo dục và hạnh phúc Từ năm 2019, Bộ GD&ĐT triển khai cuộc vận động "xây dựng trường học hạnh phúc". Để cuộc vận động có hiệu quả thiết thực, không chỉ như một phong trào, cần có những hiểu biết sâu sắc về giáo dục và hạnh phúc, những giải pháp căn cơ, lâu dài. Con người luôn mong muốn có được cảm giác hạnh phúc càng...