Trị đau lưng sau sinh hiệu quả từ ngải cứu
Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý, nó không chỉ là một thực phẩm ngon và bổ mà còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, trong đó phải kể đến bệnh đau lưng.
Đau lưng sau sinh
Trường hợp đau lưng sau sinh nở không phải là hiếm gặp
Một số bà mẹ chỉ bắt đầu đau lưng sau khi sinh bé, hoặc cơn đau lưng thai kỳ trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh. Hormone thai kỳ gây nhược cơ vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ đến khoảng 2 tháng sau khi sinh, nên bạn có thể vẫn sẽ phải chịu đựng cả khi đã vượt qua thai kỳ.
Trường hợp đau lưng sau sinh nở không phải là hiếm gặp. Theo thống kê, có khoảng 50% chị em gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân của triệu chứng đau lưng được cho là do trong thời gian bầu bí, tử cung của chị em mở rộng, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế.
Khi đó cột sống sẽ bị kéo về phía trước khiến lưng bị căng và cong hơn. Ngoài ra, sự tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực.
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian bầu bí cũng là tác nhân gây ra chứng đau lưng. Sự thay đổi này sẽ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho chị em cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, hoặc nằm trên giường, ngồi ghế thấp, cúi xuống hay nâng vật gì đó.
Một nguyên nhân nữa được các nhà khoa học chỉ ra là do cho con bú sai tư thế. Việc người mẹ thường tìm cách để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng. Nguyên nhân này là khá phổ biến với hầu hết mẹ mới sinh con trong 1-2 tháng đầu.
Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Cây thuốc trị đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh.
Trị đau lưng bằng ngải cứu đang là phương pháp điều trị bệnh đau lưng được ưa chuộng hiện nay, bài thuốc từ nguyên liệu rẻ, dễ tìm, chế biến đơn giản rất phù hợp với triệu chứng đau lưng cấp và phụ nữ có thai, cũng như trị đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chữa trị đau lưng này nhé.
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái).
Video đang HOT
Đây là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng
Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý, nó không chỉ là một thực phẩm ngon và bổ mà còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não…trong đó phải kể đến bệnh đau lưng.
Ngải cứu và dấm
Nguyên liệu:
- 250g ngải cứu tươi
- 150ml dấm gạo
- Một túi vải
Cách dùng:
Lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo. Cho lá ngải cứu tươi vào xào nóng với dấm. Sau đó, cho vào túi vải chườm lên thắt lưng hoặc đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu.
Ngải cứu và muối hạt
Nguyên liệu:
- 1 bó ngải cứu
- Muối hạt
- Khăn mỏng
Cách dùng:
Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần lưng bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Theo Phunutoday
Khỏi trĩ hoàn toàn nhờ ngải cứu, lá sung
Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cảm giác rất khó chịu, đau rát, ngứa, chảy máu, và nặng hơn có thể tiến triển thành ung thư.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Hình minh họa
Dấu hiệu nhận biết:
Chảy máu
Đây là dấu hiệu sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ
Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Bài thuốc đơn giản giúp chữa khỏi cả trĩ nội và trĩ ngoại:
Nguyên liệu:
Lá sung, bỏ cọng, một nắm chặt trong tay. Lá ngải cứu, một nắm. Lá lốt, lá cúc tần, một nắm. Một củ nghệ vàng, rửa sạch, giã nhỏ. Một chén con nước bồ kết đặc.
Ngải cứu
Cách làm:
Bốn loại lá trên lấy mỗi thứ chừng một nắm tay, rửa sạch, thái nhỏ. Cho các loại lá đã thái, cùng với nghệ đã giã nhỏ vào nồi, đổ 8 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút.
Cách dùng:
Đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút.
Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào, rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.
Xông liên tục từ 7 - 20 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh cho đến khi khỏi.
Lưu ý:
Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh bị sứt sát có thể gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng không ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.
Theo Phunutoday
Không dùng thuốc tây, chữa khỏi bệnh trĩ nhờ 5 loại lá dễ kiếm Bệnh trĩ là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bênh tri ngoai la gi? Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Bui tri ngoai sa xuông gây...