Trị bệnh “yếu” cho phái mạnh
Phái mạnh mà lại “yếu”, muốn đấy mà phải làm ngơ… là thứ bệnh khủng khiếp nhất trong các bệnh. Xác định được nguyên nhân, khắc phục sẽ không khó!
Rối loạn sinh lý nhẹ (tạm thời): Mức độ ham muốn và nhu cầu tình dục vẫn bình thường, tuy nhiên thỉnh thoảng có lúc không duy trì được độ cương cứng.
Yếu sinh lý trung bình:
- Ham muốn và nhu cầu tình dục giảm rõ rệt: tần suất giảm, khoảng cách giữa các lần thưa dần.
- Khi kích thích các vùng nhạy cảm, dương vật đáp ứng chậm, cần thời gian lâu hơn.
- Khi giao hợp dương vật khó đưa vào âm đạo, độ cương cứng giảm, thời gian cương dưới 5 phút hoặc không kéo dài được, chỉ đạt được thời gian tối thiểu cần thiết.
- Đỉnh điểm khoái cảm lẫn lộn mơ hồ, đôi khi không nhận thức được nữa.
Bất lực hoàn toàn:
- Ham muốn và nhu cầu tình dục gần như mất hẳn.
- Khi kích thích các vùng nhạy cảm dù bằng cách nào dương vật vẫn không đáp ứng.
Video đang HOT
- Khi giao hợp dương vật mềm, không đưa được vào âm đạo.
- Đỉnh điểm của khoái cảm xuất tinh gần như mất hẳn.
Nguyên nhân
Thần kinh căng thẳng, làm việc quá sức kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, rối loạn sinh lý và mất dần ham muốn.
Do nội tiết tố: Đây là nguyên nhân rất thường gặp do liên quan đến yếu tố tuổi tác. Testosteron – hormone sinh dục nam, giữ vai trò quan trọng trong khả năng tình dục của nam giới. Sự suy giảm testosterone bắt đầu xảy ra khi nam giới ngoài 30 và biểu hiện rõ rệt khi nam giới ngoài 40. Khi nồng độ testosterone trong máu giảm dưới mức trung bình (300 -1.000ng/dl) sẽ làm giảm sự hưng phấn và ham muốn tình dục, gây hiện tượng rối loạn cương dương.
Khắc phục
Muốn khắc phục yếu sinh lý trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có hướng điều chỉnh:
- Sức khỏe tốt, đầu óc thoải mái sẽ giúp nam giới đủ tự tin thực hiện chức năng đàn ông của mình.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt nên ăn giá đỗ và hành củ có chứa nhiều vitamin E giúp dương vật cương cứng nhanh hơn.
- Rèn luyện thể thao, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, giải tỏa được những căng thẳng thần kinh, đặc biệt tốt cho người làm việc ở văn phòng hay phải ngồi nhiều
Theo Dân Trí
Rối loạn sinh lý vì ...trà sữa trân châu
Có ai biết rằng, chính loại trà sữa đang "rất được lòng người" ấy lại có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới.
Trà sữa trân châu Đài Loan gia nhập vào Việt Nam cách đây chỉ vài năm nhưng có sức hút đặc biệt với giới trẻ. Nhưng có ai biết rằng, chính loại trà sữa đang "rất được lòng người" ấy lại có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới và về lâu dài gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Trà sữa trân châu Đài Loan, chè giải khát tràn ngập Hà Nội
Một buổi sáng dạo qua các con đường ở Hà Nội trong những ngày nắng nóng của mùa hè không thể đếm hết được có bao nhiêu quán trà sữa, bao nhiêu quán chè.
Học sinh, sinh viên là những người tiêu thụ trà sữa trân châu nhiều nhất
"Em hay ra đây uống trà sữa trân châu Đài Loan, vì nhà em ở gần đây. Em nghiện món này nên cũng hay rủ bạn bè đến đây uống." - Nguyễn Thu Hồng (sinh viên trường ĐH Bách Khoa) cho biết.
"Là học sinh thì ai cũng thích uống trà sữa trân châu. Lớp em ai cũng uống và em thì gần như ngày nào cũng uống trà sữa ở đây" - Phạm Hải Hường (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết.
Mới 8h sáng, học sinh đã nghỉ hè, sinh viên cũng đang chuẩn bị về quê nhưng các quán trà sữa trân châu mang mác "Trà sữa Đài Loan" ngụ trước cổng các trường đại học hay các trường cấp 2, cấp 3... đã kín chỗ. Ghé vào một quán bày biện "khá teen" nằm trên đường Trần Đại Nghĩa, chúng tôi được chị chủ quán đon đả mang menu ra chào mời."Có rất nhiều loại trà sữa cho em lựa chọn. Trang đầu tiên là một số loại trà sữa mới có, như trà sữa hương táo xanh, trà sữa khoai môn... Nếu không thì em có thể chọn trà sữa trân châu cũng có rất nhiều vị..."
Tôi hỏi chị chủ quán, loại trà sữa này có xuất xứ từ đâu, thì chị đáp: "Trà sữa trân châu nhà chị là của Đài Loan chính gốc đấy, nhập từ Đài Loan xịn, chứ không phải treo đầu dê, bán thịt chó đâu, em cứ xem đi, rồi thích uống loại nào gọi chị nhé". Nói rồi chị bán hàng lại tất tả chạy sang bàn khác để phục vụ.
Lướt qua quyển menu, chúng tôi thấy có hơn 50 loại trà sữa được giới thiệu, đủ các hương vị trái cây, còn trà sữa trân châu thì cũng không thiếu loại nào. Nhìn qua chỗ chế biến, tưởng rằng chỉ có một loại trân châu màu đen, ai ngờ hàng loạt các loại trân châu đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng... được bày biện trên các đĩa thuỷ tinh trông vô cùng bắt mắt. Không gian quán chỉ tầm 20m2 nhưng bày đến hơn chục bàn, mà bàn nào cũng kín. Khách của quán cũng đủ các lứa tuổi, nhưng phần nhiều là học sinh cấp 3 và sinh viên đại học.
Các quán trà sữa trân châu Đài Loan xuất hiện khắp các đường phố Hà Nội
"Mùa hè nóng thế này tôi thường hay đưa cháu ra đây ăn chè đỗ đen, vì đỗ đen giải nhiệt rất tốt, lại có lợi cho sức khoẻ... Cũng biết ăn ngoài hàng quán vỉa hè cũng không được vệ sinh cho cháu, nhưng ở nhà chật chội, nấu lại lích kích nữa nên ra ngoài ăn cho nhanh" - Chị Trần Thị Thương (Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết.
Ngồi một hồi, không biết gọi đồ uống gì, chúng tôi đành hỏi nước chanh. Chị chủ quán tròn mắt ngạc nhiên, nhưng vẫn vui vẻ gật đầu, rồi đi pha nước chanh cho chúng tôi. Đám học trò cũng nhìn chúng tôi như "vật thể lạ", có lẽ vì vào quán trà sữa mà lại gọi nước chanh...
Tiếp tục đi trên con phố ấy, cứ cách vài mét là lại thấy có quán treo biển "trà sữa trân châu Đài Loan", thậm chí có quán vỉ hè, chỉ vẻn vẹn vài m2 cũng cố để tấm biển với dòng chữ ngoằn ngoèo: "trà sữa trân châu Đài Loan"...
Rẽ vào một con phố nhỏ gần trường tiểu học Đền Lừ, không có những quán trà sữa trân châu Đài Loan, nhưng lại có những gánh chè bán rong hay những quán chè bán nơi vỉ hè. Tầm 10h sáng nhưng đã thấy các bậc phụ huynh đi chợ, dẫn theo con nhỏ tiện đường ghé vào ăn cốc chè cho đỡ nóng.
Sáng thứ 7 nên khá đông người. Cũng vẫn các loại chè mang thương hiệu Việt Nam: chè đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ, thạch đen, thập cẩm... cũng đủ màu, đủ mùi. Trẻ con 4-5 tuổi có, học sinh cỡ lớp 5, lớp 6 có, sinh viên có, các bậc phụ huynh hay các ông, bà cao tuổi cũng thấy ghé quán ăn cốc chè. Không ai để tâm xem cốc chè ấy có gì, được chế biến thế nào mà chỉ vừa ăn, vừa kêu "nóng quá"...
Nguy cơ các loại trà sữa, chè giải khát đều có DEHP
Thời gian gần đây, những thông tin về các loại rau câu, nước giải khát của Đài Loan có chứa DEHP đang được cả thế giới quan tâm và khiến nhiều người lo ngại. Việt Nam là một trong những thị trường lớn của Đài Loan, đặc biệt là các loại nước giải khát, thạch, trà sữa trân châu được xuất khẩu sang Việt Nam rất nhiều. Chỉ mới gia nhập vào Việt Nam vài năm, nhưng sức thu hút của trà sữa trân châu là khá lớn, đặc biệt là giới trẻ. Tính cho đến thời điểm đầu năm 2011, trên toàn Hà Nội đã có hàng trăm cơ sở bán trà sữa trân châu với cái mác "trà sữa trân châu Đài Loan".
Mặc dù trong những ngày vừa qua, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm đã đưa ra nhiều thông báo cho thấy không có việc nhập khẩu các loại nước giải khát, các chất tạo đục chứa DEHP... từ Đài Loan sang Việt Nam. Nhưng với vụ bê bối của công ty Dục Thân (Đài loan) sử dụng hóa chất độc hại DEHP (Di-ethylHexyl phthalate) trong sản xuất chất phụ gia tạo đục (Clouding Agent) bị phát hiện hơn tuần qua tại Đài loan đã có ảnh hưởng xấu tới các nước khu vực và thế giới, và Việt Nam cũng cần phải đề phòng.
Chất tạo đục chứa DEHP được dùng thay cho dầu cọ để chế tạo một loại phụ gia có chức năng tạo đục cho đồ uống để thực phẩm đặc, dính kết và đẹp mắt hơn. Từ đặc tính này có thể nhận thấy,việc làm trà sữa trân châu, trà sữa thông thường hay các loại chè đỗ đen, đỗ xanh... không riêng gì ở Đài Loan, Việt Nam hay nhiều nước khác trên thế giới đều phải sử dụng đến các loại chất kết dính và chất tạo đục, từ đó nguy cơ sử dụng chất tạo đục có chứa DEHP trong chế biến thực phẩm là rất cao.
Dù chưa có một kết luận chính thức nào cho thấy trà sữa trân châu Đài Loan hay các loại chè (chè đỗ đen, đỗ xanh, thập cẩm...) đang được bày bán ở Việt Nam hiện nay có sử dụng chất tạo đục chứa DEHP. Nhưng việc cảnh giác với các loại nước giải khát, thực phẩm có xuất xứ từ Đài Loan (nhất là các loại nước uống, thực phẩm có sử dụng chất kết dính và tạo đục) là điều cần thiết hiện nay.
Không những vậy, đối với các loại chè đang được bán ở vỉa hè, những gánh hàng rong hay thậm chí trong các quán sang trọng, các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên và các em nhỏ cũng cần phải cảnh giác vì khả năng các loại chất tạo đục chứa DEHP vẫn được bán trên thị trường và được nhiều người sử dụng trong khi chế biến.
Theo Phunutoday
'Cậu bé' đau nhức, có ảnh hưởng đến việc sinh sản? Tôi cưới vợ đã gần một năm nhưng vẫn chưa có con. Gần đây, tôi thấy đau tức tại tinh hoàn, đau một cách mơ hồ, rất khó xác định vị trí cụ thể. Đau nhiều hơn khi cơ thể mệt mỏi. Xem kỹ lại, tôi thấy một bên tinh hoàn nhỏ hơn so với bên còn lại. Có cần phải đi khám...