Trên nẻo đường xuân, nghĩ về sự nghiệp trồng người
Mùa xuân rộng mở cánh cửa thênh thang. Khắp các nẻo đường từ phố phường làng quê, từ miền núi đến đồng bằng và hải đảo xa xôi đều hòa vào dòng chảy của thời gian, mạch nguồn của đất nước vươn ra biển lớn.
Cô và trò Trường MN May Kindergarten.
Đi trên nẻo đường xuân mới, cảm nhận bao trùm thật rõ nét là sự giao hòa của đất trời và lòng người, với mối nhân duyên tốt đẹp càng thôi thúc mỗi người làm công tác giáo dục trăn trở về sứ mệnh “trồng người”.
Phát huy nội lực người thầy
Có lẽ, hiếm mùa xuân nào chúng ta lại phấn khởi như mùa xuân năm nay. Bước đi trên con đường xuân mới, chúng ta phấn khởi chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng sinh nhật Đảng lần thứ 91 và đặc biệt là điểm vào dấu mốc của năm thứ 7 toàn ngành Giáo dục bắt tay vào triển khai nhiệm vụ theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đây là nhiệm vụ vừa vinh quang và cũng thật nặng nề, càng khiến mỗi người làm công tác giáo dục nhận rõ hơn về con đường mình đang đi, về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn và theo đuổi. Để rồi chúng ta “ngộ” ra: Nếu không tự mình đổi mới tư duy và phương pháp dạy học, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục… thì chẳng khác gì người lính tự buông súng ngay giữa trận tiền.
Video đang HOT
Nhất là giờ đây sứ mệnh, nhiệm vụ của mỗi người thầy đã được chỉ rõ không phải chỉ dạy, mà còn phải từng bước dạy cho người học biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới … Nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến.
Hay nói cách khác, nhiệm vụ mỗi người thầy là thông qua giáo dục mà đánh thức tiềm năng trong mỗi HS, SV để khơi dậy và phát triển nội lực đó của người học. Đó thực sự là một công việc không dễ chút nào, bởi thực tế xã hội đang có những chuyển biến chóng mặt, ở đó nhiều vấn đề, kiến thức, quan niệm mới hôm qua còn được chấp nhận, hôm nay đã có thể không còn thích hợp…
HS Trường Tiểu học Thăng Long Hà Nội. Ảnh: Thế Đại
Nhân vật trung tâm đổi mới
Cũng chính từ mục tiêu của sự nghiệp GD- ĐT mà nghị quyết Đại hội Đảng chỉ rõ, là không chỉ nhằm tạo ra con người làm ngay được một nghề nghiệp, một công việc cụ thể trước mắt, mà còn phải nhìn xa hơn. Đào tạo những con người có khả năng thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh, nghề nghiệp, công việc luôn luôn thay đổi sau này. Tạo ra những con người thạo việc, năng động, sáng tạo, biết lo cho bản thân, cộng đồng, đồng thời cũng là những công dân có trách nhiệm với xã hội, với đất nước… Những mục tiêu này càng khiến mỗi người làm công tác giáo dục thêm sự lắng kết, trở trăn về nghề. Mỗi nhà giáo xác định rõ, chấp nhận đến với nghề dạy học đồng nghĩa với việc phải luôn phấn đấu trở thành người thầy mẫu mực, là tấm gương tiêu biểu của con người mới.
Trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới giáo dục, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp GD-ĐT. Vị thế, vị trí người thầy được xem là nhân vật trung tâm của quốc sách ấy. Điều đó cũng đồng nghĩa vai trò trách nhiệm người thầy càng đặc biệt quan trọng, đòi hỏi lao động của người thầy càng phải hết sức cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc. Vì thế công việc rất cần mỗi người dạy học phải bắt tay vào làm ngay lúc này là phải không ngừng tự hoàn thiện mình để theo kịp các bước tiến khoa học, đáp ứng kịp thời các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho sự nghiệp giáo dục.
Bên cạnh đó, người thầy phải luôn lấy yếu tố đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp làm hàng đầu qua việc không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Ngoài ra, mỗi người thầy cũng cần phải thường xuyên tiếp thu, lắng nghe sự đóng góp chân thành từ phía đồng nghiệp và người học; nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận những ưu điểm và khiếm khuyết của bản thân trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu; cần tránh tình trạng dễ làm, khó bỏ, tôn vinh, đánh bóng uy tín của mình….
Nhà giáo dục có trí tuệ
Nói một cách chung nhất, đó là mỗi người thầy phải có thế giới quan khoa học đúng đắn. Mặt khác, người thầy phải có năng lực chọn lọc các tri thức cơ bản, hiện đại thực tiễn, phù hợp với phương pháp giáo dục của bậc học để có thể chuyển tải nội dung môn học tới học trò một cách hấp dẫn, hiệu quả. Giáo dục ngoài tính chất khoa học, còn là một nghệ thuật. Người thầy giáo giỏi cần nắm chắc về chuyên môn và giỏi về nghệ thuật truyền đạt.
Có thể nói, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền GD- ĐT nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói riêng. Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng trong đó người thầy giữ vai trò yếu tố quyết định. Nói cách khác, người thầy phải không ngừng vươn lên để tiếp tục khẳng định cái tâm, cái tầm của một nhà giáo dục có trí tuệ, có đạo đức, chống tư tưởng áp đặt và biểu hiện quyền lực trong truyền thụ tri thức mới có thể hoàn thành được sứ mệnh và nhiệm vụ “trồng người”.
Tâm huyết nhà giáo
Yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải liên tục cập nhật kiến thức, đổi mới tư duy và hoạt động dạy học.
Tại nhiều trường học của TP Cần Thơ, đội ngũ thầy cô giáo luôn tâm huyết, nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của TP Cần Thơ tham gia Khóa tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ về vận dụng giáo dục STEAM vào dạy học ở bậc mầm non, được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: CTV
Cách đây 8 năm, thầy Nguyễn Thế Vinh, Tổ phó Tổ Tin học, Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh đến với nghề giáo. Thầy Vinh nhớ lại: "Hồi xưa, ước mơ của tôi là trở thành lập trình viên. Vào ngành Giáo dục, được phân công dạy môn Tin học, những tiết dạy đầu tiên của tôi, cả thầy và trò đều bỡ ngỡ. Hình ảnh các em lúng túng trước máy vi tính, bàn phím khiến tôi quyết tâm theo nghề. Các em ở vùng ven, thiếu môi trường công nghệ, tôi nghĩ, mình cần đồng hành". Thầy Vinh là cựu học sinh Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh (trước đây là Trường THCS Thạnh Quới) nên hiểu hoàn cảnh của học trò và luôn tìm phương pháp dạy học dễ hiểu, dễ nhớ; đồng thời nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới. Em Nguyễn Thị Thúy Kiều, học sinh lớp 8A1, cho biết: "Thầy thường bắt đầu bài mới bằng video clip dẫn chuyện. Sau phần lý thuyết, em và các bạn được thực hành ngay".
Ban giám hiệu Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh luôn tạo điều kiện để thầy cô đổi mới phương pháp giảng dạy. Trường tổ chức hội thi Tin học, tạo phong trào giúp học sinh tự học, tự tìm hiểu. Nhờ vậy, Trường THCS thị trấn Vĩnh Thạnh hiện là một trong những đơn vị đoạt nhiều giải thưởng môn Tin học. Tiêu biểu như sản phẩm "Điều khiển thiết bị điện trong gia đình" của học sinh do thầy Vinh hướng dẫn, đoạt giải Nhất cấp huyện, giải Nhì cấp thành phố và giải Ba cấp quốc gia Hội thi Tin học trẻ năm học 2019-2020. Riêng thầy Vinh đạt giải Nhất cấp thành phố và giải Ba cấp quốc gia Hội thi Tin học trẻ dành cho khối cán bộ viên chức. Thầy Vinh cho biết: "Kiến thức công nghệ luôn đổi mới không ngừng, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nâng cao trình độ, vận dụng kết hợp các môn khác như Toán, Vật lý".
Thầy cô ở các trường phổ thông của TP Cần Thơ luôn tập trung học tập, nâng cao trình độ. Câu chuyện của cô Nguyễn Minh Thủy Tiên, Tổ trưởng Tổ 4, Trường Tiểu học Bình Thủy, là một điển hình. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm năm 2003, cô Thủy Tiên về trường công tác. Trong 17 năm qua, bên cạnh giảng dạy, cô học đại học và các chứng chỉ Tin học, Anh văn vào thứ bảy, chủ nhật, dịp hè... Cô Thủy Tiên còn vận dụng linh hoạt, đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách sử dụng hình ảnh trực quan, hay lồng ghép các trò chơi vào bài giảng... "Từ nhỏ, tôi đã yêu thích dạy học, lại được làm việc ở ngôi trường đồng nghiệp đoàn kết, hỗ trợ trong chuyên môn, Ban giám hiệu tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ nên tôi càng nỗ lực hơn" - cô Thủy Tiên chia sẻ. Cô Thủy Tiên là giáo viên dạy giỏi ở nhiều cuộc thi từ cấp cơ sở đến cấp thành phố.
* * *
Nghị quyết số 29-NQ/TW về "ổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ nhà giáo. TP Cần Thơ đang thực hiện nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đó.
Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh được Bộ GD&ĐT chọn là 1 trong 3 đơn vị triển khai dạy thực nghiệm Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới từ năm học 2016-2017; được Sở GD&ĐT TP Cần Thơ chọn thực hiện phương pháp giáo dục hành động theo Dự án WINDY mở rộng giai đoạn 2017-2019; được chọn thực hiện Trường Điển hình đổi mới năm 2020. Thầy Nguyễn Văn Lộc, Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh, cho biết: "Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo địa phương, ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo là nhân tố quyết định thành bại của đổi mới giáo dục". Hiện nay, hầu hết 70 cán bộ, giáo viên của trường có trình độ đại học, trong đó có 4 thạc sĩ. Thầy Lộc nói: "Theo Luật Giáo dục mới, trường vẫn còn 2 giáo viên chưa đạt trình độ đại học, đang học nâng chuẩn. Đến năm 2025, cán bộ, giáo viên của trường đạt chuẩn 100%".
Cô Nguyễn Kiều Phương, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy, cho biết: "Tập thể Trường Tiểu học Bình Thủy là một trong những điển hình trong xây dựng môi trường làm việc, quản lý điều hành, phát huy sáng tạo của giáo viên. Đây còn là đơn vị tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho các trường khác". Hiện nay tất cả 55 cán bộ, giáo viên nhà trường được tập huấn Chương trình GDPT mới, bồi dưỡng về chuyên môn... Trường cũng tạo điều kiện để 2 giáo viên chưa đủ chuẩn học tập đáp ứng yêu cầu mới. Thầy Triệu Thành Văn, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Thủy, cho biết: "Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT mới thực hiện ở lớp 2. Trường đang chuẩn bị nguồn lực để thực hiện đạt hiệu quả".
Năm 2004 thành phố có khoảng 9.500 cán bộ, giáo viên; hiện nay có hơn 15.000 người. Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT của thành phố. Đó là nỗ lực không ngừng của toàn ngành, từ chủ trương, chính sách tạo điều kiện để đội ngũ thầy cô giáo nâng cao trình độ, phát huy năng lực đến sự tâm huyết trong học tập, rèn luyện của từng giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục, đào tạo cũng như sự kỳ vọng của xã hội.
Mùa xuân kể chuyện thanh xuân của thầy Huấn ở Cao Bằng Dù phải trèo đèo, lội suối, bám trụ trên các bản làng xa xôi hẻo lánh, song những giáo viên như thầy Đinh Văn Huấn vẫn kiên trì bám trường vì sự nghiệp "trồng người", đem con chữ đến với con em đồng bào dân tộc thiểu số. Thầy Đinh Văn Huấn - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS...