Trẻ sốt cao vào mùa hè nắng nóng, cha mẹ cần chú ý tới triệu chứng nguy hiểm này để đi khám ngay
Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.
Nắng nóng trẻ dễ nóng sốt
Trong những ngày có thời tiết nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ ở trong phòng và nhiệt độ ngoài trời lớn khiến cho trẻ nhỏ dễ bị sốt. Khi trẻ Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sốt là một phản ứng tốt của cơ thể để chống lại vi rút. Vì vậy khi trẻ sốt cha mẹ không nên quá lo lắng vội vàng ôm con tới viện khiến cho con mắc thêm các bệnh truyền nhiễm. Bệnh viện là nơi có nhiều mầm bệnh tiềm tàng.
Trẻ bị sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ cần phải đưa trẻ đi khám để được điều trị, ảnh minh họa.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần phải biết cách phân biệt ngưỡng an toàn và nguy hiểm. Nếu trẻ sốt vẫn chơi, ăn uống bình thường ở giai đoạn này gần như không cần phải can thiệt. Trẻ nhỏ sốt thường dễ bị co giật vì vậy khi nhiệt độ của trẻ 38,5 độ C cần phải cho trẻ uống thuốc để phòng co giật. Nếu trẻ sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ kèm theo ho cần phải đưa trẻ đi khám sớm.
“Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng mát, uống nước và theo dõi. Nếu trẻ vẫn chạy nhảy, ăn uống sau sốt, trong 3 ngày đầu không phải đi khám. Tới ngày thứ 4 trẻ có thêm triệu chứng khác như: ho nhiều, không ăn uống được, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và điều trị”, PGS.TS Dũng nói.
PGS.TS Dũng khuyến cáo, hiện rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao co giật không dùng thuốc động kinh hay điện não đồ. Dùng thuốc động kinh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, việc cha mẹ mua thuốc kháng sinh sử dụng khi con bị sốt có thể gây hại cho trẻ. Trẻ sốt do vi rút và vi khuẩn gây ra, có tới trẻ nhỏ sốt là do vi rút. Nếu trẻ sốt do vi rút thì việc dùng kháng sinh là không có tác dụng.
Video đang HOT
“Cách biện pháp dân gian dùng bột sắn dây, uống nước lá chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhưng không thay thế thuốc hạ sốt. Các biện pháp vật lý chườm mát, ấm không có tác dụng nhiều khi trẻ bị sốt. Trẻ sốt nên dùng thuốc hạ sống Paracetamon sẽ an toàn hơn so với các loại thuốc khác”, PGS. Dũng cho hay.
Trẻ sốt nên ăn uống như thế nào?
TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng khuyến cáo thêm cha mẹ lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi con sốt cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ có chuyên môn điều trị đúng, không làm chậm phát triển của con.
“Khi trẻ sốt, nhiệt độ thân nhiệt sẽ tăng vì vậy cần bù nước đầy đủ cho trẻ. Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Cách 2 tiếng ăn một lần với số lượng ít, chọn thực phẩm bé thích ăn hàng ngày, dễ tiêu hóa, mềm, nhạt. Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: chuối, đu đủ, cam… giúp trẻ dễ tiêu hóa. Cần bổ sung vitamin, sắt, K tăng cường sức đề kháng cho cơ thể”, TS. Sơn chia sẻ.
Theo Emdep
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh thuyên giảm?
Trào ngược dạ dày là một căn bệnh liên quan tới sức khoẻ tiêu hoá, có thể gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh. Vậy người mắc trào ngược dạ dày nên ăn gì để giảm các triệu chứng.
Trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện khi có sự chảy ngược axit từ dạ dày vào thực quản. Đây là một căn bệnh phổ biến nhưng cũng có thể gây ra biến chứng hoặc một số triệu chứng phiền toái, chẳng hạn như ợ nóng.
Nguyên nhân mắc trào ngược dạ dày là bởi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu hoặc tổn thương. Thông thường, thực quản dưới sẽ đóng lại để ngăn chặn thức ăn trong dạ dày di chuyển vào thực quản.
Các loại thực phẩm bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng axit mà dạ dày tạo ra. Ăn đúng loại thực phẩm là chìa khoá kiểm soát trào ngược axit hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản - một dạng trào ngược axit nặng, mãn tính. Vậy người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Các triệu chứng của bệnh trào ngược có thể do axit dạ dày chạm vào thực quản, gây kích ứng và đau. Dưới đây là các loại thực phẩm mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn để làm giảm các triệu chứng.
1. Rau quả
Rau quả tự nhiên có ít chất béo và đường, chúng giúp giảm axit trong dạ dày. Các lựa chọn tốt nhất bao gồm đậu xanh, súp lơ, măng tây, súp lơ trắng, các loại rau xanh, khoai tây và dưa chuột.
2. Gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm tự nhiên và đây cũng là cách điều trị tự nhiên cho chứng ợ nóng cùng các vấn đề tiêu hoá khác. Vì vậy, bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày nên ăn gừng.
Bạn có thể thêm gừng bào hoặc gừng thái lát vào những món ăn, sinh tố hoặc uống trà gừng để làm giảm bớt các triệu chứng.
3. Bột yến mạch
Bột yến mạch là một bữa sáng thích hợp cho người mắc trào ngược dạ dày, đây là loại ngũ cốc nguyên hạt và là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.
Bột yến mạch có thể hấp thụ axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng trào ngược. Các lựa chọn chất xơ khác bao gồm bánh mì nguyên hạt và gạo nguyên hạt.
4. Thịt nạc
Thịt nạc như gà, gà tây, cá và hải sản chứa ít chất béo làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bạn có thể nướng, luộc, chiên các loại thực phẩm này.
5. Lòng trắng trứng
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày nên ăn lòng trắng trứng. Tuy nhiên, cần tránh xa lòng đỏ trứng, bởi lòng đỏ chứa nhiều chất béo và có thể kích hoạt các triệu chứng trào ngược dạ dày.
6. Các chất béo lành mạnh
Các nguồn chất béo lành mạnh bao gồm bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè và dầu hướng dương. Giảm lượng chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá, thay bằng các chất béo không bão hoà lành mạnh này.
Mặc dù chưa có chế độ ăn nào được chứng minh ngăn chặn trào ngược dạ dày hoàn toàn, nhưng những bệnh nhân nếu biết được người mắc trào ngược dạ dày nên ăn gì sẽ làm giảm và xoa dịu các triệu chứng.
Theo Eva
Nỗi lo... mắt 'ốc nhồi' Đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn". Bỗng một ngày "cửa sổ" ấy bị đơ, phình to như con "ốc nhồi" không sao nhắm lại được. Đây là một bệnh lý khá phổ biến khiến nhiều người ám ảnh. Bệnh bướu cổ lồi mắt tương đối phổ biến ở phụ nữ tuổi từ 40 đến 50. Trong ảnh: Một bệnh nhân được điều...