Trẻ ở từng độ tuổi nên ăn thịt như thế nào mới khỏe mạnh?
Thông thường, sau 7 tháng tuổi thì trẻ có thể bắt đầu ăn các loại thịt. Giai đoạn này, mẹ nên căn cứ theo độ tuổi cụ thể để có cách chế biến thịt phù hợp nhất với trẻ.
Trẻ ở độ tuổi khác nhau nên có chế độ ăn thịt khác nhau trong thực đơn ăn dặm
Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi
Mẹ nên từng bước chế biến các loại thịt phù hợp khi trẻ mới bắt đầu ăn. Đầu tiên, mẹ nên lựa chọn các loại thịt đỏ hoặc gan động vật để giúp trẻ bổ sung sắt. Tiếp theo, trong thực đơn ăn dặm có thể tăng cường thêm thịt gà hoặc lòng đỏ trứng, cuối cùng mới đến các loại tôm, cá.
Khi cho thịt vào món ăn dặm, mẹ cần tuân theo chức năng nhai nuốt cũng như tiêu hóa của trẻ. Ban đầu cần xay nhuyễn và nấu dưới dạng bột, khi trẻ được 9 tháng tuổi thì có thể vo thịt thành những viên nhỏ cho trẻ ăn.
Trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn này, mẹ nên đảm bảo mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 50gr thịt là vừa đủ. Đặc biệt lúc này cần tăng cường luyện chức năng nhai cho trẻ bằng thịt viên hoặc lát mỏng nhỏ. Ở độ tuổi này, trẻ cũng có thể ăn nhiều cá, tôm hơn trước nhưng mẹ cần cẩn thận nguy cơ trẻ bị dị ứng thực phẩm.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì mẹ cần tăng cường lượng thịt trong thực đơn ăn dặm. Cụ thể mỗi ngày nên đảm bảo 75gr thịt, cá và 1 quả trứng gà. Giai đoạn này cũng là thời điểm vàng tập cho trẻ thói quen tốt trong ăn uống, có thể nêm gia vị vừa đủ nhưng tốt nhất vẫn cần thanh đạm.
Những điểm cần lưu ý khi chế biến các loại thịt cho trẻ ăn dặm
Không chỉ cho trẻ ăn duy nhất thịt nạc
Chất béo có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu của cơ thể, mẹ không nên chỉ chế biến đơn nhất thịt nạc cho trẻ ăn, tốt nhất vẫn là kết hợp với một lượng thịt mỡ thích hợp. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất béo động vật để tránh nguy cơ béo phì.
Chọn cách nấu nướng phù hợp
Cách chế biến thịt cho trẻ tốt nhất vẫn là món xào, như vậy có thể đảm bảo các nguyên tố dinh dưỡng bên trong thịt. Món thịt xào có thể hạn chế mùi tanh, đồng thời cũng dễ được trẻ tiếp nhận hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, món thịt hầm cũng tương đối thích hợp cho trẻ ăn dặm, tuy nhiên mẹ có thể không nêm thêm dầu ăn vì trong thịt vốn đã chứa không ít chất béo. Đồng thời, đa số các loại dầu ăn sau khi nấu nướng đều sinh ra axit béo có hại, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Sử dụng nguyên liệu thịt tươi mới
Bất kể là thịt gì thì nguyên liệu chế biến cho trẻ đều nên lựa chọn kỹ càng hơn. Thịt còn tươi ngon không những đảm bảo chất lượng thịt săn chắc, tăng khẩu vị mà còn hạn chế nguy cơ thịt bị biến chất, sinh ra các loại vật chất độc hại đối với trẻ.
Trẻ ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến vấn đề gì?
Tuy nói thịt rất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, nhưng nếu mẹ không biết kiểm soát lượng thịt sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Trẻ dễ bị béo phì
Đa số các loại thịt đều thuộc vào nhóm thực phẩm giàu chất béo, nếu cho trẻ ăn quá nhiều không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn dễ tích tụ nhiệt lượng thừa, làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.
Trẻ dễ hấp thu quá nhiều axit béo bão hòa
Các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa. Một khi trẻ hấp thu chất này quá nhiều sẽ dễ dẫn đến các bệnh mãn tính, điển hình như chứng mỡ cao máu. Mặc tù tốc độ trao đổi chất ở trẻ diễn ra nhanh hơn nhưng vấn đề kéo dài lâu ngày vẫn gây ra tác hại không nhỏ đến trẻ.
Trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng
Khi các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu đầy đủ và đa dạng mới thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển ở trẻ. Vì vậy, cho dù trong thịt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng nhưng nếu chỉ ăn đơn nhất mà thiếu kết hợp rau củ quả và các thực phẩm dạng khác sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu/emdep
Nguyên tắc chế biến các loại thịt mẹ cần biết để nuôi con khỏe mạnh
Trẻ lớn dần thì sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cơ thể. Mẹ cần cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là các loại thịt phải sử dụng hợp lý để con luôn khỏe mạnh.
Lựa chọn thịt theo thể trạng của trẻ
Theo các chuyên gia sức khỏe của Sina, thực tế khi bạn chế biến thịt cho trẻ ăn dặm thì không có riêng loại nào là tốt nhất. Bởi vì thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thịt không giống nhau, trẻ ăn vào cũng sẽ đạt hiệu quả khác nhau.
Để trả lời cho câu hỏi "Thịt gì tốt cho bé?", bạn phải căn cứ vào từng giai đoạn phát triển và tình hình thể chất của trẻ để lựa chọn thịt thích hợp nhất.
Mỗi loại thịt có giá trị dinh dưỡng khác nhau - Ảnh minh họa: Internet
Thịt bò
Nếu con bạn đang thiếu protein thì thịt bò là lựa chọn lý tưởng để bạn chế biến thức ăn dặm cho trẻ bổ sung dưỡng chất này. Khi nấu nướng, chú ý không nên làm các món chiên nhiều dầu mỡ hoặc món thịt bò quá cay, hai kiểu chế biến này không phù hợp với trẻ nhỏ.
Bạn có thể cắt thịt bò thành dạng sợi nhỏ, nấu chung với cháo trắng cho trẻ ăn, vừa giúp trẻ dễ tiêu hóa lại có thể bổ sung hàm lượng protein có trong thịt bò. Tuy nhiên, bạn nên nhớ không nên mua thịt bò khô cho bé ăn vì thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và không đảm bảo vệ sinh.
Các bộ phận của bò như nạc thăn, thịt vai, ức bò đều thích hợp để chế biến món ăn cho bé. Nếu bé nhà bạn hơi mũm mĩm, nên hạn chế bớt những phần thịt nhiều mỡ để tránh trẻ nạp quá nhiều nhiệt lượng.
Thịt bò là thực phẩm bổ sung protein rất tốt cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet
Thịt gà
Nếu trẻ đang trong tình trạng thiếu vitamin A thì mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều thực phẩm giàu nhóm vitamin này, điển hình là thịt gà. Khi chế biến, bạn có thể dùng cách hầm canh gà kèm với cà rốt, sơn dược v.v... giúp món ăn thanh đạm mà vẫn bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Khi nấu nướng, bạn có thể tùy theo tình trạng phát triển của trẻ mà chọn bộ phận gà thích hợp hơn.
Chẳng hạn cánh và chân gà chứa hàm lượng lipit cao nhất nhưng thịt mềm mịn; thịt ức gà thì hàm lượng mỡ thấp nhất nhưng thịt hơi thô và cũng ít các nguyên tố vi lượng; cổ gà hơi béo nhưng giàu sắt, kẽm, mangan. Trong khi đó mề và tim gà đều là nguồn bổ sung sắt tuyệt vời, protein ở bộ phận này cũng rất phong phú.
Sò điệp
Sò điệp tuy tốt nhưng cần thận trọng để tránh bé bị dị ứng - Ảnh minh họa: Internet
Trong quá trình phát triển, nếu con bạn dung nạp sắt và kẽm không đủ thì có thể bổ sung thịt sò điệp cho trẻ. Cách chế biến khá đơn giản, bạn chỉ cần sửa sạch và luộc với ít nước cho đến khi thịt sò chín mềm là được.
Tuy nhiên, có nhiều trẻ thể chất khá nhạy cảm, có thể dị ứng với hải sản, vì vậy bạn nên cho trẻ ăn một lượng rất nhỏ và quan sát phản ứng của trẻ, nếu không có gì bất thường mới cho trẻ ăn thêm.
Thịt heo
Thịt heo thường thích hợp cho mọi thể chất của trẻ - Ảnh minh họa: Internet
Đây là nguồn nguyên liệu lý tưởng nếu bạn muốn bổ sung vitamin B1 và Phospholipid cho trẻ. Hai chất này vô cùng có ích đối với tư duy não bộ. Tuy thịt heo có hàm lượng protein thấp hơn các loại thịt khác, chỉ khoảng 15%. Hàm lượng sắt không bằng thịt bò nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thịt gà, ngỗng.
Thịt heo về cơ bản là thực phẩm tương đối "hiền", nghĩa là nó có thể thích hợp với trẻ ở mọi thể chất và đặc biệt có lợi với trẻ gầy ốm. Các bộ phận như nạc thăn, thịt vai, thịt mông ở heo là lựa chọn tốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ hơi béo thì cần kiểm soát lượng thịt heo ăn vào.
Lưu ý khi cho trẻ ăn thịt
Những loại thịt tốt cho bé có không ít và cũng dễ dàng tìm mua, chế biến món ăn. Tuy vậy, nếu bé nhà bạn lại chỉ thích ăn thịt mà bỏ qua các nguyên liệu khác thì dễ mất cân bằng dinh dưỡng và sinh ra nhiều tác hại không mong muốn.
Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng hóa để cân bằng dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet
Trong thịt thường nhiều chất béo nên nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dễ béo phì. Ngoài ra, khi cơ thể trẻ hấp thu nhiều axit béo bão hòa cũng dễ mắc các bệnh mãn tính, điển hình là máu nhiễm mỡ.
Không những vậy, mặc dù nói ăn nhiều thịt dễ béo nhưng cũng có trường hợp chính vì bị mất cân bằng dinh dưỡng mà khiến con bạn lại gầy yếu hơn. Mặc khác, trẻ không thích ăn rau và trái cây càng có nguy cơ bị táo bón do thiếu chất xơ.
Chính vì vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại thịt phù hợp với sự phát triển của trẻ, mẹ cũng cần chế biến thực đơn sao cho đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và dưỡng chất. Tập cho trẻ thói quen "dễ ăn", nghĩa là không "kén" món gì và cũng không quá nghiện một món nào đó.
Theo phunusuckhoe
Những thói quen xấu mẹ cần tránh cho con vì sẽ gây cản trở quá trình phát triển chiều cao ở trẻ Hiện nay, hầu hết cha mẹ đều muốn cải thiện chiều cao cho con nhưng lại vấp phải nhiều khó khăn hoặc sai lầm lớn trong việc chăm sóc trẻ. Tuổi dậy thì là thời điểm bé thay đổi lớn về mặt tâm lý lẫn ngoại hình và ảnh hưởng trực tiếp đến chúng trong tương lai. Theo Alissa Rumsey chuyên gia dinh...