Trẻ ngủ ngáy nguy hiểm thế nào?
Trẻ ngủ ngáy có thể do béo phì, cơ họng yếu, mắc các bệnh về viêm mũi dị ứng, sưng amidan, quá phát amidan.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, ngủ ngáy ở trẻ có thể do các nguyên nhân như: béo phì, cơ họng yếu, mắc các bệnh về mũi và sưng amidan, quá phát amidan…
Nếu ngủ ngáy bình thường đã ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ, thì ngủ ngáy kèm những cơn ngừng thở sẽ rất nguy hiểm. Bởi lúc này, lượng oxy trong máu giảm xuống khiến oxy lên não của trẻ bị giảm theo. Đến mức độ nào đó, tình trạng thiếu oxy sẽ bắt cơ thể phải thở, khiến trẻ rất khó chịu, ảnh hưởng tới giấc ngủ và chức năng hô hấp.
“Đó là lý do vì sao chúng ta thấy những người ngủ ngáy thường có những cơn ngừng thở, sau đó lại ngáy và lại ngừng thở. Cứ tiếp diễn như vậy suốt 1 đêm sẽ khiến não trẻ bị thiếu oxy. Hậu quả là ngày hôm sau trẻ luôn cảm thấy buồn ngủ do ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ. Với trẻ em đang đi học sẽ dẫn đến mất tập trung, học kém”, BS Dũng nói.
Trẻ con ngủ ngáy thường do nhiều nguyên nhân, nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. (Ảnh minh họa)
Với những trẻ ngủ ngáy, kèm cơn ngừng thở mà nguyên nhân do amidan thứ phát, thông thường sẽ phải chỉ định cắt amidan. Do vậy, việc theo dõi giấc ngủ của con để hạn chế tối đa tác hại của ngủ ngáy là rất quan trọng.
Việc tự theo dõi tình trạng ngủ ngáy của trẻ tại nhà thường khá đơn giản. Phụ huynh chỉ cần đợi con ngủ say, vào giấc và theo dõi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần quan tâm đó là chú ý đến cơn ngừng thở của con.
“Nếu trẻ ngáy thành từng cơn, xong đột nhiên ngừng một quãng lâu thì đó là cơn ngừng thở. Trường hợp này cha mẹ nên đưa con đi khám. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ quyết định trường hợp này đã phải can thiệp cắt amidan chưa hay chỉ cần điều trị bằng thuốc…”.
Để hạn chế tình trạng ngủ ngáy ở trẻ em, BS Dũng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên theo dõi giấc ngủ của con, khi con ngáy, có thể đặt trẻ nằm nghiêng sang 1 bên. Như vậy, trẻ sẽ dễ ngủ hơn.
Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, vì thông thường, chỉ được 1 lúc, trẻ sẽ lại đổi tư thế nằm khác. Do vậy, BS Dũng khuyên các bậc phụ huynh, khi thấy con ngáy nhiều, có cơn ngừng thở nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.
“Tôi gặp nhiều trường hợp có trẻ bị amidan rất bé, không sưng nhưng vẫn ngủ ngáy, khám xong mới biết trẻ mắc kèm thêm viêm mũi, tắc mũi. Lúc đó, điều trị chỉ cần tập trung vào bệnh lý về mũi, còn amidan chưa chắc phải cắt bỏ do không đủ lớn để làm cản trở đường thở”, BS Dũng cảnh báo.
Về nguyên nhân gây ngủ ngáy do béo phì ở trẻ em, BS Dũng cũng khẳng định là có thể xảy ra, nhưng so với người lớn thì ít hơn nhiều. Bởi trẻ béo phì không thôi chưa đủ để sinh ra cơn ngủ ngáy mà còn phải cộng thêm tác động của việc suy yếu cơ ở cổ họng của trẻ.
Chuyên gia chỉ cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus, thuốc điều trị từng loại bệnh cho bé
Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết (SXH), nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi sốt do virus hay sốt xuất huyết có nhiều biểu hiện giống nhau, trong khi phụ huynh chưa có nhiều kinh nghiệm để nhận biết từng loại sốt để có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp cho trẻ.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, sốt virus là bệnh chỉ chung do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Tùy từng tác nhân virus mà biểu hiện bệnh có thể nặng, nhẹ khác nhau. Thông thường, người bị sốt virus có những triệu chứng như sốt cao đột ngột, ho, chảy mũi, đau họng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng; trẻ bị sốt virus thì quấy khóc, mắt đỏ, chảy nước mắt trong, có thể xuất hiện ban sau sốt 2-3 ngày.
SXH dengue do virus Dengue gây ra. Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội, khám cho bệnh nhi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), SXH và sốt virus giống nhau ở chỗ là sốt đột ngột bùng lên và sốt rất cao, lên đến 39-40 độ C. Em bé đang khỏe mạnh, bỗng sốt cao và sốt trong 3 ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, SXH có biểu hiện khác với sốt virus như có vùng xuất huyết. Ngoài ra, một số trẻ có thể bị ra máu mũi, hoặc đau bụng. Đặc biệt, trẻ mắc SXH thường rất mệt, còn sốt virus thì trẻ chỉ mệt khi sốt. Khi hết sốt, trẻ lại chạy nhảy, chơi đùa bình thường.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, trong những ngày đầu phụ huynh rất khó phân biệt đâu là trường hợp trẻ bị SXH, đâu là sốt virus. Do đó, dù trẻ bị sốt gì thì phụ huynh cần chăm sóc giống nhau như cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; cho trẻ uống nhiều nước, ngủ nghỉ đầy đủ.
Đến ngày thứ 3, nếu trẻ sốt không giảm thì phụ huynh phải đưa đến BV. Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định trẻ bị sốt gì để có phương án điều trị phù hợp.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội
Những bệnh trẻ có thể mắc do nắng nóng và lời khuyên của chuyên gia nhi khoa Trong những ngày hè, trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, hô hấp, ngộ độc thực phẩm,... Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh cho trẻ Hiện đang là mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 32-37 độ C, có thời điểm lên đến 39-40...