Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám
Các bác sĩ cảnh báo rằng tỉ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường mấy năm gần đây đã không ngừng tăng lên. Nhiều trẻ trong số đó phải nhập viện tiêm hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh cần biết.
Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang tăng cao, nhiều trẻ đã phải tiêm thuốc hàng ngày
Theo thông tin đăng trên Tân Hoa Xã (TQ), dẫn thông tin từ Bệnh viện Não tỉnh Hồ Nam và Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (TQ) rằng trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ trong số những em bế nhập viện đã phải tiêm insulin mỗi ngày, điều này thật đáng sợ.
Các chuyên gia khuyên rằng, một trong những nguyên nhân lớn nhất nhưng nhiều người chủ quan nhất chính là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của trẻ vẫn được các phụ huynh duy trì và thiếu sự cân nhắc cẩn thận.
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh và người trực tiếp chăm sóc trẻ là không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, phải giữ được sự cân bằng dinh dưỡng, không cho trẻ ăn quá nhiều và không cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có đường.
Theo chuyên gia Hoàng Hiểu Tùng, giám đốc Khoa chuyên Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Số 2 tỉnh Hồ Nam (TQ) cho biết, bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết và chuyển hóa do không đủ bài tiết insulin.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là bệnh tiểu đường loại 1. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ em đi kèm với một loạt các bệnh mãn tính như tăng huyết áp…
Một số trẻ không kiểm soát được lượng đường trong máu, huyết áp và cuối cùng là nhồi máu não. Sau khi điều trị, chúng vẫn để lại di chứng như liệt nửa người và các nguy cơ rủi ro khác.
Dấu hiệu để phòng bệnh sớm cho trẻ là việc cha mẹ bắt buộc phải chú ý
Video đang HOT
Bác sĩ Tùng nhắc nhở rằng, hiện nay đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn vì tỷ lệ béo phì đang gia tăng.
Nếu con bạn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi quá nhiều, run rẩy, nhịp tim nhanh, thờ ơ trong ý thức về mọi việc diễn ra xung quanh và thấp còi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ không tốt, nó dễ bị biến chứng sang các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc và bệnh thận ở tuổi trưởng thành.
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh tấn công trẻ nhiều nhất và không thể đảo ngược, không thể điều trị triệt để nếu các bậc cha mẹ không sớm thay đổi thói quen ăn uống và lối sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em bị tiểu đường cũng giống như người lớn mắc bệnh, rất khó khăn trong điều trị và sinh hoạt vì phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và uống thuốc một cách khoa học.
Những trẻ đã bị nặng đến mức phải tiêm insulin thì nên được tiêm insulin đúng giờ.
Các chuyên gia nhắc nhở, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, nên tránh tăng lượng thực phẩm chứa dầu mỡ cho trẻ quá nhiều.
Nên nhớ cho trẻ ăn thực phẩm tươi, tránh ăn quá nhiều muối, tránh ăn quá nhiều dưa chua, thịt xông khói, trứng muối, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và những thực phẩm thuộc nhóm thiếu lành mạnh.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần nhớ cho trẻ tích cực tham gia tập thể dục, thực hiện các hoạt động ngoài trời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh béo phì là cách đơn giản nhất để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo Health/Tân hoa xã (TQ)
Uống loại nước này mỗi ngày khiến hàm răng của cậu bé 2 tuổi bị hư hại nghiêm trọng
Trái cây thơm ngon rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, nên được nhiều người lựa chọn. Đối với trẻ nhỏ, khả năng nhai vẫn còn kém, không thể ăn hoa quả một cách trực tiếp, do vậy nhiều bậc cha mẹ đã ép thành nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, điều này có thể làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ.
Trường hợp cậu bé Minh Minh 2 tuổi rưỡi, nhưng toàn bộ răng của cậu bé đều bị hư hỏng. Sau tìm hiểu được biết, cha mẹ muốn bổ sung dinh dưỡng cho đầy đủ cho Minh Minh. Trước khi cậu bé 1 tuổi, mỗi buổi tối cha mẹ cho cậu bé uống 2 bữa sữa đêm. Vì răng của Minh Minh không tốt, không thể nhai các thực phẩm như hoa quả, sau 1 tuổi, cậu bé lại được chuyển sang uống nước hoa quả mỗi ngày.
Hàm răng của Minh Minh đã bị hư hại nghiêm trọng
Nhiều lần uống sữa đêm và mỗi ngày một cốc nước hoa quả, tại sao lại gây hỏng răng? Bác sĩ Vinh Cương, Khoa Nha khoa của Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán giải thích điều này.
Đối với việc uống sữa đêm
Trẻ uống sữa đêm thường xuyên làm tăng khả năng bị sâu răng, đặc biệt là sau giai đoạn trẻ ăn các thực phẩm bổ sung. Trong thực phẩm bổ sung có chứa đường, chẳng hạn như tinh bột trong thực phẩm. Dưới tác động của vi khuẩn trong miệng, đường trở thành axit bám vào răng, từ đó ăn mòn răng và gây sâu răng.
Uống sữa đêm làm tăng tỉ lệ sâu răng
Ăn sữa đêm thường là ăn xong trẻ sẽ ngủ, cấn sữa sẽ lưu lại trong khoang miệng của trẻ, trong đó thành phần đường của sữa rất dễ làm tổn thương răng. Ngoài ra lượng nước bọt tiết ra vào ban đêm tương đối ít, càng dễ khiến các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tăng tỉ lệ bị sâu răng.
Đối với nước trái cây
Bác sĩ Vinh Cương cho biết: Vì nước trong trái cậy có vị chua, ngọt, đặc sệt. Do đó khi trẻ uống nước hoa quả, đường rất dễ bám vào bề mặt của răng. Các chất nhầy và mảnh vụn thức ăn được trộn lẫn với nhau trong nước bọt sẽ bám chắc vào bề mặt, hố và rãnh răng, tạo thành các mảng bám trên răng, dễ gây ra hiện tượng keo hóa và hòa tan bề mặt men răng, hình thành sâu răng. Khả năng chịu đựng axit của răng không cao, lúc này giá trị pH trong miệng cao, nó cũng làm mất men răng, gây ra hiện tượng keo hóa răng và hình thành sâu răng".
Nước ép hoa quả gần như mất hết chất dinh dưỡng, chỉ còn lại nước và đường
Trong thực tế, nước trái cây không hoàn toàn bổ dưỡng như mọi người nghĩ, một khi hoa quả được ép thành nước, tất cả các chất như pectin, chất xơ, canxi, sắt và các khoáng chất khác đều lưu lại trong bã, trong nước ép đại đa số chỉ còn đường.
Nước trái cây không nhiều dinh dưỡng nhưng có lượng lớn calo, lượng lớn đường, còn chiếm vị trí trong dạ dày, ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ sữa mẹ và sữa công thức. Vì vậy, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây và các loại đồ uống nước trái cây. Nước trái cây không những làm mất dần các chất dinh dưỡng có trong trái cây tươi, mà còn khiến khả năng nhai của trẻ yếu đi.
Răng sữa rụng sớm gây hậu quả rất nghiêm trọng
Bác sĩ Vinh Cương cho biết: Mặc dù răng sữa sớm muộn đều phải thay thế, nhưng nó có một quy luật tự nhiên, nếu vì răng rụng vì các nguyên nhân như bị sâu, chấn thương do tai nạn, viêm,.. dẫn đến răng sữa bị rụng sớm, điều này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng.
1. Ảnh hưởng đến chức năng nhai
Ảnh hưởng trực tiếp nhất của răng rụng sớm là chức năng nhai của trẻ không được sử dụng đầy đủ. Khi thức ăn không được nhai ký, những miếng thức ăn lớn sẽ vào dạ dày và gây gánh nặng cho dạ dày. Do đó, sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
2. Ảnh hưởng đến việc thay thế răng vĩnh viễn
Răng sữa rụng sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến răng vĩnh viễn mọc sau này
Dưới chân răng sữa bị rụng sẽ có một mầm răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa rụng sớm sẽ khiến mầm răng vĩnh viễn bị mất và cuối cùng răng sẽ mọc lệch. Vì không có "giới hạn sức cản" đối với răng bị rụng, nên răng vĩnh viễn có thể mọc sớm hơn. Chân của những chiếc răng vĩnh viễn này thường ở trong tình trạng chưa phát triển, đó là lý do tại sao chiếc răng vĩnh viễn rất dễ rụng trong tương lai.
3. Gây sâu răng
Răng sữa rụng sớm tương đương với sự xuất hiện của một "khoảng trống lớn" trong miệng. Khi bé ăn, bã thức ăn rất dễ bị nhét vào những khoảng trống này, tạo thành môi trường sinh sản lớn cho vi khuẩn trên răng mọc kế tiếp. Nếu khoang miệng không được làm sạch kịp thời, sẽ gây ra sâu răng, thậm chí răng vĩnh viễn mới mọc cũng có thể bị ăn mòn bởi vi khuẩn.
Theo Eva
Nhà bóng - ổ vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ Nhà bóng là khu vực chơi ưa thích của rất nhiều trẻ em. Thế nhưng đây cũng chính là nơi ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn lây bệnh. Ảnh minh họa Nhà bóng cho trẻ em có ở rất nhiều nơi như siêu thị, khu vui chơi, bệnh viện, trường học nhưng lại thường rất ít khi được dọn dẹp. Mỗi ngày,...