‘Trẻ em có thể không ảnh hưởng, nhưng sẽ mang virus corona khá lâu’
Cơ chế gây hại của virus corona chủng mới khiến trẻ em nhìn chung ít bị ảnh hưởng, tiến sĩ Hakim Djaballah cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Korea Times.
Theo giải thích của ông Djaballah, nhà virus học ở New York từng làm ở Viện Pasteur Hàn Quốc, virus corona chủng mới có mã gen tương tự các chủng virus corona khác, nhưng đồng thời nó cũng khác về cách thức lây nhiễm.
Cụ thể, Covid-19 dường như lây vào các vi khuẩn gây viêm phổi sống trong phổi, khiến chúng “thức giấc” và biến chúng trở nên hung dữ hơn bình thường, để rồi đẩy mạnh tốc độ viêm nhiễm và phá hủy phổi, dẫn đến các triệu chứng viêm phổi nặng.
Tiến sĩ Hakim Djaballah (trái), một nhà virus học ở New York. Ảnh: Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Soan Kettering, thành phố New York.
“Từ những ca tử vong ở Trung Quốc cho đến nay, một xu hướng thường thấy là hầu hết ca tử vong có liên quan đến người già, có nguy cơ gặp viêm nhiễm do lây từ cộng đồng, hoặc những người có tiền sử viêm phổi”, tiến sĩ nói với phóng viên Oh Young Jin của Korea Times.
“Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng chưa có nhiều ghi nhận ca bệnh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ”, ông nói thêm.
Lý do có thể là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhìn chung không bị nhiễm các vi khuẩn gây viêm phổi ở tuổi nhỏ như vậy, vì vậy dường như sẽ không bị ảnh hưởng, vì virus khó có gì để làm “thức giấc” và tăng sự hung dữ.
Nhưng trẻ em vẫn có thể mang virus corona chủng mới một thời gian dài, ông lưu ý.
Trong cuộc phỏng vấn với Korea Times, ông Djaballah cũng nêu một số nhận định khác về dịch bệnh ở Hàn Quốc. Ông cho rằng một kịch bản “Vũ Hán của Hàn Quốc” có thể lặp lại. Nếu có sự hoảng loạn, người Daegu, nơi có đa số trong tổng số 346 ca nhiễm (tính đến trưa 22/2) ở Hàn Quốc, có thể đổ xô ra khỏi thành phố, và đó sẽ là tình huống thảm họa.
Video đang HOT
Trẻ em vẫn có thể mang virus corona chủng mới một thời gian dài. Ảnh: AFP.
Ông cho rằng Hàn Quốc sẽ khó khăn hơn trong việc phong tỏa do có hệ thống chính trị khác với Trung Quốc. Ông nói sẽ là tình huống “perfect storm” (tức tình huống mà tập hợp của các yếu tố bất lợi đến cùng lúc khiến tình hình tồi tệ kinh hoàng) nếu hàng chục nghìn sinh viên Trung Quốc trở lại Hàn Quốc vào kỳ học mới tháng 3.
Ông không đồng tình với việc chính phủ để cho các đại học tự quyết định có cho 70.000 sinh viên Trung Quốc trở lại hay không.
“Đó là chính sách tệ của chính quyền ông Moon, và tạo cơ hội để dịch lan rộng, thậm chí tạo ra các vùng dịch khác ở Hàn Quốc”, ông nói.
“Cuộc sống sinh viên là nơi lý tưởng để virus lây nhiễm ra cộng đồng, cũng như ở nhà thờ hay người mua sắm ở siêu thị… tôi đề nghị chính phủ chỉ đạo việc này, kiểm tra y tế chặt chẽ từng sinh viên… chỉ khi xét nghiệm âm tính mới giao về cho trường quản lý, theo dõi”.
Theo Zing
Đọc xong những thông tin này, mẹ Việt nào cũng muốn cho con ngủ riêng ngay lập tức
Những tác hại với cả bố mẹ và con cái khi ngủ chung giường được các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm và cho kết quả cụ thể.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc con có nên ngủ chung giường với bố mẹ hay không. Tại Việt Nam, tỉ lệ con ngủ cùng bố mẹ khá cao so với các nước phương Tây và Nhật Bản. Nhiều bố mẹ cho rằng việc con cái ngủ cùng sẽ là chất xúc tác tuyệt vời gắn kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khiến cha mẹ để con cái ngủ chung với mình dù trẻ đã bước vào lớp 1 chẳng hạn như trẻ sợ tiếng động lạ, bị ác mộng... và rất nhiều lý do khác khiến cha mẹ chần chừ không muốn cho con ngủ riêng. Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ chung tưởng tốt hóa ra lại hại cả mẹ lẫn con.
Nhiều bậc phụ huynh vì lo ngại trẻ nhỏ ngủ một mình có thể cảm thấy sợ hãi và không yên tâm nên cho trẻ ngủ chung giường nhưng điều này hóa ra lại có hại nhiều hơn (Ảnh minh họa)
Ngủ chung với cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ
Những tác hại khi cho con ngủ cùng bố mẹ không thể không kể đến. Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang de Pelotas (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của một đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 3500 trẻ em tại đất nước Brazil, kết quả được chia thành 4 nhóm như sau:
- Trẻ ngủ riêng (44,4%).
- Trẻ ngủ chung nhưng chỉ khi còn nhỏ (36,2%).
- Trẻ ngủ chung đến khi lớn hơn (12,0%).
- Trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ (7,4%).
Nghiên cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tân thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.
Ngoài ra, ngủ chung cũng có thể gây hại cho sức khỏe thể chất của em bé. Không chỉ bởi cha mẹ có thể vô tình đè lên trẻ trong khi ngủ say mà nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
Ngủ chung có thể tác động xấu tới bố mẹ
Trong một nghiên cứu khác từ Trường Y và Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland (Mỹ), các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 300 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore, Mỹ.
Các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn. Ngược lại những bà mẹ ngủ riêng với con không bị mất ngủ và ít hoặc không gặp phải triệu chứng trầm cảm. Cuối cùng, mất ngủ chính là điều gây ảnh hưởng nhất tới cha mẹ khi ngủ chung với con. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng, để trẻ ngủ độc lập sẽ giúp trẻ học cách tự làm dịu và phát triển các kiểu ngủ lành mạnh.
Như vậy trước khi quyết định có nên cho con ngủ chung hay riêng, cha mẹ cần cân nhắc các yếu tố, ưu nhược điểm để có thể đưa ra quyết định đúng đắn và tối ưu nhất cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang: Tết là dịp đoàn tụ của cả gia đình, hãy giữ những đứa trẻ khỏe mạnh, ba mẹ nhé! Mỗi dịp Tết, ông nội/ ngoại bế đứa bé trên tay rồi truyền hết người này đến người khác ôm hôn bé, hít, cắn yêu, cắn thật, vỗ mông, hù dọa... chúng. Khi thấy chúng khóc thét lên thì cười khoái chí rồi trả về cho ông bà hoặc cha mẹ chúng. Dịp Tết là dịp đoàn tụ gia đình. Các bố mẹ...