Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc, mẹ dùng ngay những loại rau củ hạt dễ tìm ngoài chợ để tẩy giun hiệu quả
Với trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc tẩy giun, mẹ có thể thay thế bằng các loại rau củ hạt dưới đây nhé.
Vì sao trẻ nhỏ dễ nhiễm giun?
Môi trường xung quanh mất vệ sinh ô nhiễm nguồn nước hoặc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến để giun đường ruột xâm nhập vào cơ thể con người. Đặc biệt giun thường xuất hiện ở trẻ em bởi chúng thường xuyên tiếp xúc với đất cát; có thói quen gặm móng tay, đi chân trần không mang dép và chưa có ý thức trong vệ sinh cá nhân.
Nhiễm giun có thể không gây nên bất kỳ triệu chứng nào nhưng nếu để lâu dài có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe. Chẳng hạn như bé có thể bị còi cọc, chậm lớn, thiếu dinh dưỡng hoặc bị tắc ruột. Ở thể nặng, ấu trùng giun có thể xâm nhập vào máu và làm giảm thị lực hoặc dẫn đến chứng co giật.
Cách tẩy giun không dùng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc tẩy giun. Do đó mẹ có thể áp dụng cách tẩy bằng các loại rau, củ, hạt dưới đây cũng khá hiệu quả.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacin, có khả năng trị giun, sán. Bạn có thể trộn 1 muỗng canh hạt bí ngô rang đã bóc vỏ và nghiền nát với 1 muỗng canh mật ong. Mẹ nên cho con ăn hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng lúc đói bụng, liên tục trong 7 ngày để tăng hiệu quả tẩy giun.
Đu đủ
Video đang HOT
Quả đu đủ thường được sử dụng như vị thuốc tự nhiên vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm giúp hỗ trợ điều trị giun. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun sán và giun kim ở trẻ em.
Để điều trị giun kim, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng. Tốt nhất nên cho bé ăn khi bụng còn đói và ăn liên tục 3 – 5 ngày liền.
Nước cốt lá mơ lông có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị giun đũa hiệu quả. Nếu nghi ngờ phơi nhiễm giun, chỉ cần hái 50 gram lá mơ lông (mơ tím) đem rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và cho thêm ít muối, hoàn tan đều và uống. Để tăng tác dụng điều trị, bệnh nhân nên uống nước lá mơ lông vào buổi sáng khi bụng còn trống rỗng. Nên uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp đào thải giun ra ngoài cơ thể.
Rau sam
Rau sam không chỉ có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt mà còn hỗ trợ tẩy giun. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch 50 gram rau sam tươi, rửa sạch và giã chung với ít muối. Cuối cùng vắt lấy nước cốt và cho bé uống mỗi ngày, ít nhất 3 – 5 ngày. Để bé uống dễ uống, các mẹ có thể thêm một ít đường, hòa tan và cho bé dùng.
Dầu dừa
Ngoài tính năng làm đẹp, dầu dừa còn biết đến với nhiều ứng dụng khác nhau đối với sức khỏe. Trong đó, chúng thường được sử dụng như bài thuốc tại nhà giúp điều trị giun kim.
Mẹ dùng dầu dừa thoa đều lên vùng hậu môn giúp ngăn chặn giun cái đẻ trứng ở khu vực này. Từ đó giúp làm giảm lượng giun kim sinh sản, cải thiện bệnh. Ngoài ra, để trị giun kim, mẹ cũng có thể cho con uống 1 muỗng dầu dừa vào mỗi buổi sáng nếu không bị dị ứng.
5 tác hại khó lường của mì ăn liền đối với sức khỏe
Mi ăn liền (mì gói) la mon ăn khoai khâu cua nhiêu ngươi vi thơi gian nâu nhanh chong, tiên lơi lai dê ăn. Tuy không có nhiều tác dụng tiêu cực nhưng bạn không nên ăn quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Theo số liệu từ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mỗi năm thế giới có gần 100 tỉ gói mì được tiêu thụ. Trong đó, Việt Nam có sức tiêu thụ mì xếp thứ tư về tiêu thụ mì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.
Mì ăn liền tiện lợi và được rất nhiều người yêu thích nhưng nên biết sử dụng đúng cách (Ảnh minh họa)
Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật. Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và rau xanh, bữa ăn mất cân đối, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục như vậy cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất
.Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít chất xơ.
Các nhà khoa học xác định rằng việc tiêu thụ mì ăn liền hai hoặc nhiều lần một tuần có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng tim mạch, đặc biệt phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Ngoài ra, nếu ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây thiếu chất trầm trọng như:
Thiếu protein và rau xanh: Một gói mì ăn liền hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.
Gói gia vị thiếu lành mạnh: Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu.
Lượng muối dư thừa: Mỗi một gói mì chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày.
Tác hại của việc ăn quá nhiều mì ăn liền (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều mì ăn liền sẽ làm gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Ăn quá nhiều mì ăn liền gây bệnh ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa... ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Ăn mì ăn liền thường xuyên thiếu dinh dưỡng
Có thể nói sau khi ăn mì ăn liền bạn sẽ cảm thấy no, tuy nhiên cảm giác này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Mà mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Đồng thời, dùng nhiều mì ăn liền khiên bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng và béo bụng do tiêu thụ nhiều tinh bột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Cách chọn ăn liền gói tốt cho sức khỏe
Có thể chọn mì ăn liền làm từ ngũ cốc nguyên hạt, giúp tăng hàm lượng chất xơ và cảm giác no. Mì gói có hàm lượng natri thấp hơn cũng được bán nhiều trên thị trường.
Ngoài ra, khi ăn mì chúng ta có thể bổ sung thêm các loại rau xanh hay protein tốt như trứng, thịt trắng cho món ăn có chất dinh dưỡng hơn. Nhìn chung, cho mì ăn liền vào chế độ ăn uống của bạn có thể không gây ra ảnh hưởng tiêu cực lớn nào đến sức khỏe.
Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống nhiều bận rộn như ngày nay, nó là một loại thức ăn nhanh và không thể xem đây là một món ăn hoàn hảo có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Mì ăn liền sẽ không phải là một thực phẩm xấu nếu mỗi người biết cách lựa chọn và sử dụng cho phù hợp, phối hợp với các loại thực phẩm khác để "bữa ăn mì gói" đảm bảo tính đa dạng và đủ dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai ăn gì để bổ sung nhiều sắt? Sắt rất cần cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai vì giúp tăng cường sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Thịt đỏ và các nội tạng: Các loại thịt đỏ và nội tạng động vật như thịt bò, gan, thận, tim có hàm lượng sắt, kẽm, protein và vitamin B12 cao. Những chất này tốt cho sự phát triển của...