Khó mang thai – nỗi lo sợ thầm kín của nhiều chị em
Có vị trí xã hội , kết hôn với người chồng tài giỏi, chị H.T.M (32 tuổi, ở Hà Nội ) cứ nghĩ cuộc đời sẽ “đầy hoa hồng”, thế nhưng 5 năm qua, chị vẫn mong mỏi được làm mẹ sau 2 lần sảy thai liên tiếp.
Khao khát làm mẹ sau 5 năm kết hôn chưa có tin vui
Với tâm lý “Có bệnh thì vái tứ phương”, chị M đi khám xét đủ loại từ Bắc vào Nam. Nghe lời bạn mách, chị tìm đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) MEDLATEC thăm khám.
Được làm mẹ là khát khao của nhiều phụ nữ, nhất là các chị em có tiền sử sảy thai, thai lưu
BS. Nguyễn Thị Hiền – Chuyên khoa Sản, BVĐK MEDLATEC cho biết, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khó có thai và khả năng mang thai sau sảy thai, thai lưu, cần thực hiện thăm khám tổng quát, các xét nghiệm chuyên sâu. Vì vậy, bác sĩ chỉ định vợ chồng chị làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây khó mang thai .
Khi biết được nguyên nhân của chị M. là do rối loạn nội tiết cùng với hội chứng antiphospholipd , bác sĩ đã tư vấn, kê đơn điều trị. Sau khi tuân thủ theo phác đồ điều trị, chị đã đậu thai thành công. Chị M. vui mừng chia sẻ, giờ đây ngôi nhà của vợ chồng chị trở nên ấm áp và hạnh phúc hơn khi có tiếng con trẻ bi bô gọi bố mẹ.
Thông qua xét nghiệm giúp biết nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu
BS. Hiền chia sẻ, nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu liên tiếp phần lớn (chiếm 40-50% nguyên nhân) là do di truyền, bất thường phôi thai gây sảy thai. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như: Tự miễn do xuất hiện kháng thể kháng phospholipid; Bất đồng nhóm máu mẹ con; Mang gen tan máu bẩm sinh, gen tăng đông Thrombophilia; Bất thường tử cung phần phụ của mẹ: tử cung có vách ngăn, u xơ; Nội tiết, mẹ mắc một số bệnh lý toàn thân: tiểu đường, suy giáp, suy tim; Mẹ nhiễm virus, vi khuẩn trong lúc mang thai như: Rubella, Toxoplasma, CMV, giang mai, thuỷ đậu…
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho biết, 10% trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc không tìm thấy nguyên nhân.
Vì vậy, để việc sinh con đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ Hiền lưu ý: Những cặp đôi có kế hoạch sinh con nên kiểm tra sức khỏe trước mang thai gồm các bệnh di truyền, truyền nhiễm, quan hệ huyết thống. Nếu thai phụ có tiền sử sảy thai, thai lưu cần đi kiểm tra tìm nguyên nhân. Nếu người có tiền sử mắc các bệnh lý: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao… thì nên trao đổi bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân sảy thai, thai lưu
Hệ thống máy móc tự động, hiện đại cho kết quả chính xác và kịp thời
BS. Hiền cho biết, để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai đạt hiệu quả, cả vợ và chồng nên thực hiện nhiều xét nghiệm.
Về phía vợ nên thực hiện khám và các xét nghiệm sau: Khám phụ khoa, siêu âm tử cung phần phụ, siêu âm bơm nước buồng tử cung (BTC); Xét nghiệm nội tiết để đánh giá nội tiết cơ bản cần cho sự phát triển, phóng noãn và làm tổ của thai; Kháng thể kháng phospholipid – nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu liên tiếp; Gen tăng đông Throbophilia; Các virus: Toxoplasma, CMV, rubella…; Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, gan, thận…
Về phía chồng nên thực hiện khám và các xét nghiệm sau: Xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá chất lượng tinh trùng, khả năng sinh sản; Xét nghiệm Halosperm: đánh giá đứt gãy ADN của tinh trùng để bác sĩ có thể quyết định lựa chọn kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phù hợp cho mỗi cặp vợ chồng.
Ngoài ra, cả 2 vợ chồng cần thực hiện thêm các xét nghiệm: Tổng phân tích máu, nhóm máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Viêm gan B, C, HIV, giang mai), điện di huyết sắc tố, nhiễm sắc thể đồ…
BVĐK MEDLATEC – địa chỉ khám thai của nhiều mẹ bầu
Bên cạnh đó, phụ nữ cũng cần bổ sung vitamin, acid folic, DHA trước mang thai ít nhất 3 tháng, ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái, để dễ thụ thai cũng như tốt cho sức khoẻ của mẹ và thai kỳ trong thời gian mang thai.
Đại diện BVĐK MEDLATEC cho biết, MEDLATEC là nơi có đầy đủ năng lực thực hiện bộ xét nghiệm, chẩn đoán nguyên nhân cho phụ nữ khó mang thai có tiền sử sảy thai, thai lưu; các xét nghiệm trong mang thai, sau sinh qua xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, sau sinh.
Mọi thông tin liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.
Dây rốn bị thắt nút, bé sơ sinh may mắn thoát chết trong gang tấc
Tình trạng dây rốn thắt nút làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi lên gấp 4 lần. Với em bé này, chỉ cần dây rốn siết chặt hơn một chút, điều kỳ diệu có thể đã không xảy xa.
Sản phụ N.T.H (Sinh năm 1995, trú tại Thái Bình) vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để chờ sinh, khi ở tuần 40 của thai kỳ.
Ca sinh thường của sản phụ H. được thực hiện bởi BSCKI. Bùi Chí Dũng - Khoa Phụ A5 vào 18h15, ngày 25/11. Khi đỡ đẻ, các y, bác sĩ phát hiện em bé có tình trạng dây rốn thắt nút. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì tỷ lệ thai lưu khi dây rốn thắt nút là rất cao.
Bé trai chào đời với dây rốn thắt nút. Ảnh: BVCC
Điều may mắn là ca sinh đã được tiến hành an toàn. Kết quả, một bé trai khỏe mạnh cất tiếng khóc chào đời.
Nhận định về trường hợp hy hữu này, BS Dũng chia sẻ: "Dây rốn thắt nút gần như không phát hiện được trước khi sản phụ vượt cạn. Trường hợp bé trai vẫn chào đời an toàn là điều rất may mắn, bởi chỉ cần dây rốn siết chặt hơn một chút nữa thì khả năng thai lưu là rất cao".
Hiện tại, sức khỏe của sản phụ và thai nhi đều đã ổn định.
Theo nghiên cứu, dây rốn thắt nút chiếm tỷ lệ 0,3 - 2,2 % trong các ca sinh. Thai nhi bị dây rốn thắt nút có tỷ lệ tử vong tăng gấp 4 lần so với trường hợp thai kỳ bình thường.
Thai nhi bị dây rốn thắt nút có tỷ lệ tử vong tăng gấp 4 lần so với trường hợp thai kỳ bình thường (ảnh minh họa)
Dây rốn bị thắt nút ảnh hưởng khá nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu em bé nghịch, vận động nhiều sẽ làm nút thắt chặt từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi máu và dưỡng chất từ mẹ đến thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ, việc dây rốn bị thắt nút cũng khiến cuộc sinh có thể gặp khó khăn. Khi đầu thai nhi đẩy ra ngoài, dây rốn cũng kéo xuống và gây thắt nút chặt hơn, có thể khiến cho em bé bị tử vong khi chuyển dạ.
Yếu tố khiến tình trạng này xảy ra có thể do thai đa ối, thai bị suy dinh dưỡng, đa thai... Chẩn đoán thai bị dây rốn thắt nút có thể thông qua siêu âm 4D và thấy dây rốn có 1 cuộn vòng tròn. Trường hợp này chỉ nhận biết được ở thời gian đầu thai kỳ, vì về sau, dây rốn dài hơn chạy vòng tròn khó nhận biết được dây rốn đang cuộn tròn hay đang bị thắt nút.
Qua đây, BS Dũng khuyến cáo các thai phụ trong thai kỳ, thai phụ theo dõi cử động của thai nhi bằng monitor thường quy từ 36 tuần. Theo dõi sát tim thai trong chuyển dạ bằng máy monitor có thể phát hiện rất sớm trường hợp suy thai để đưa ra hướng xử trí kịp thời, giúp em bé sinh ra khỏe mạnh.
Khi mang thai mắc cúm chớ chủ quan Thời điểm giao mùa như hiện nay là điều kiện để virus cúm phát triển, lây lan gây bệnh và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm cúm hơn so với người bình thường. Để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi mắc ở phụ nữ mang thai, Ts.Bs Đào Thị Hoa, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh...