Trẻ được học gì ở Trường Thực nghiệm?

Theo dõi VGT trên

Theo dư luận đ.ánh giá, Trường Thực nghiệm có cách giảng dạy khác lạ nên tạo cảm giác HS học mà như chơi. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng vì trường có môi trường học thoải mái nên dường như cái “nết” của trẻ đã có sự sai lệch so với chuẩn.

Trẻ thiếu sự “rèn nết”

Đã không ít lần chúng tôi ghé thăm trường Thực nghiệm nhưng dường như chưa lần nào một HS cấp tiểu học nào cất lời “chào cô, chào chú”. Có người sẽ nói: “Chuyện thường tình ấy mà, cứ để cho trẻ tự nhiên”. Vâng, cũng là trẻ nhưng ở các trường tiểu học khác ở Hà Nội lại rèn được cái nết: “Thấy người lớn t.uổi phải chào hỏi”. Mà chẳng phải ở bậc tiểu học mà ngay mẫu giáo, nết này đã được rèn, ấy vậy mà HS Trường Thực Nghiệm lại quên!

Sáng nay, sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi được mời tham dự một tiết dạy theo chương trình giáo dục công nghệ của HS lớp 1. Khác với trường công khác là thấy cô và khách thì HS đứng dậy chào, các em Trường Thực Nghiệm chỉ biết ngồi và “buôn chuyện”. Chỉ đến khi cô giáo yêu cầu thì lớp trưởng mới đứng lên nhắc các bạn HS thực hiện “lễ nghi” chào hỏi.

Mặc dù biết rằng giờ là thời điểm cuối năm học, công tác thi cử đã xong nên HS “xả hơi”. Tuy nhiên cái cảnh cô giảng bài trên bảng mà ở dưới trò quay ngang, quay dọc nói chuyện. Thậm chí, còn có em gác chân lên ghế. Khi cô hỏi thì nhao nhao xung phong trả lời khiến ai chứng kiến cũng phải giật mình. Có thể vì có “khách” nên cô không nặng lời mà chỉ đưa ra lời nhắc nhở nhẹ nhàng. Không biết khi không có khách thì lớp học sẽ ra sao?

Trẻ được học gì ở Trường Thực nghiệm? - Hình 1

Quang cảnh một tiết học của HS lớp 1 trường Thực Nghiệm.

Phương châm giáo dục của Trường Thực nghiệm là lấy học sinh làm trung tâm, tất cả hoạt động đều gắn với lợi ích của HS. Xây dựng một nhà trường thân thiện, HS được học và phát huy tốt các khả năng học tập của mình. Xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi thân thiện, sự đoàn kết gắn bó giữa HS với nhau, để thực sự “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, để đối với học sinh, “Đi học là hạnh phúc”. Tuy nhiên từ thực tế đến phương châm này dường như đang có sự “khấp khểnh”.

Phương pháp giáo dục: Mới nhưng không “độc”

Điều chúng tôi cảm nhận được khi tham dự tiết học theo phương pháp giáo dục công nghệ đó là sự cởi mở giữa cô và trò. Không xuất phát điểm từ những kiến thức nặng nề mà GV bắt đầu từ mức độ nhẹ nhàng thông qua các câu đố vui để qua đó xây dựng bài học.

Cô Nguyễn Bạch Yến, GV dạy lớp 1, người đã từng tham dạy cả chương trình Giáo dục đại trà và Giáo dục công nghệ tâm sự: “Tôi thấy dạy cả hai chương trình không có gì là khó, quan trọng vẫn là cách truyền đạt tới HS cũng như không gây áp lực học hành cho trẻ”.

Giải thích về việc nhiều bậc phụ huynh có con học trường công khi học chương trình đại trà kêu nặng và khó, cô Yến phân tích: Chúng ta hãy nhìn vào thực tế sẽ thấy rõ, hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho con học trước chương trình. Khi vào học do biết trước nên nhiều trẻ có phần lơ là, mất tập trung nên cô đành phải ra bài ở mức độ khó hơn để các em phải chú ý học tập. Về nhà xem sách vở của con thấy bài khó thì phụ huynh lại tiếp tục cho con đi học thêm để nâng cao trình độ. Guồng quay nó cứ như vậy.

Một điều đặc biệt ở Trường Thực nghiệm là không bao giờ “chê” mà giáo viên chỉ “khen” và động viên trẻ. Chẳng hạn như khi một trẻ viết sai lỗi chính tả quá nhiều, thậm chí chữ còn xấu thì giáo viên nhận xét: “Chữ viết khá đẹp nhưng bài làm còn sai nhiều. Em cần tập đọc nhiều hơn”.

Trẻ được học gì ở Trường Thực nghiệm? - Hình 2

Video đang HOT

Giáo viên Trường Thực Nghiệm không bao giờ “chê” HS mà chỉ “khen” HS.

Bên cạnh đó, việc Trường Thực Nghiệm được ưa chuộng cũng xuất phát sự sáng tạo của GV khi tạo ra sự kết nối giữa phụ huynh và con em họ. Nói Trường Thực nghiệm không ra bài tập cho HS tiểu học thì có phần không đúng. Thực tế trường vẫn ra bài tập nhưng dưới hình thức là nhắc nhở trẻ và tạo cho trẻ thói quan yêu cầu phụ huynh cũng tham gia. Ví dụ như, em cần học thuộc các bảng cộng, bảng trừ đã học để tính nhẩm tốt hơn Em nhờ bố mẹ cho em dạng bài A sau đó em tự làm…

Trẻ được học gì ở Trường Thực nghiệm? - Hình 3

Một kiểu ra bài tập về nhà sáng tạo cho HS lớp 1 của GV Trường Thực nghiệm.

Các phương pháp này nói là mới thì cũng đúng vì hầu hết các trường công chưa thực hiện được nhưng “độc” thì không phải. Không khó để triển khai nhưng có lẽ trường công gặp khó bởi nguyên nhân xuất phát từ phía nhu cầu phụ huynh.

Cô giáo L.T.V.A – GV Trường tiểu học Hoàng Diệu (Hà Nội) cho biết: “Khi không ra bài tập về nhà thì phụ huynh có khi lại lên trường thắc mắc và còn yêu cầu giáo viên phải ra bài. Theo tôi dù phụ huynh có yêu cầu thì thầy cô cũng chỉ giao bài ở mức độ vừa phải bởi HS khi học 2 buổi/ngày đã được “nạp” đủ kiến thức”.

Hoạt động giáo dục của trường Thực nghiệm như thế nào? Trả lời riêng với Dân trí, bà Lê Thị Mai Hương – Phó hiệu trưởng Trường Thực nghiệm cho biết: khâu tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường chủ yếu qua các bước sau. Thứ nhất về mặt hoạt động quản lí thì phân cấp chịu trách nhiệm từng khâu, hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm… và có sự liên hệ chặt chẽ với hội cha mẹ HS trường. Thứ hai là về mặt hoạt động giáo dục thực hiện theo đúng chương trình được triển khai, không quá tải, không dạy thêm, tổ chức những giờ tự học giúp học sinh làm một phần bài về nhà. Về các hoạt động ngoại khóa thì tổ chức phong phú và phù hợp lứa t.uổi, phát huy tính sáng tạo của HS. Bên cạnh đó, luôn có kế hoạch trong mọi hoạt động, theo dõi kiểm soát quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động. Cũng theo cô Hương, yếu tố cần để triển khai mô hình này hiệu quả là cần đội ngũ cán bộ, GV có trình độ, có phẩm chất năng lực, có tâm với trẻ. Cần có những quy định, quy chế hoạt động phù hợp và hiệu quả. Trước câu hỏi “HS vào trường được tách học hai chương trình, vậy vấn đề này phụ huynh có biết hay không?”, phó hiệu trưởng Mai Hương cho biết: “Phụ huynh khi cho con em vào học trong nhà trường là đã chấp nhận để con được giáo dục theo chương trình triển khai, kể cả đại trà và chương trình CNGD. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục để học sinh tiếp nhận được kiến thức theo yêu cầu và tham gia hòa nhập tốt khi lên các bậc học cao hơn”. Bà Hương cũng đưa ra lời khuyên: “Phụ huynh cho con vào Trường Thực Nghiệm cần quan tâm đến con nhiều hơn một cách tích cực, phụ huynh cũng có trách nhiệm trong việc làm bài của con ở nhà và khuyến khích con đặt câu hỏi nếu con chưa hiểu. Không nên sốt ruột hay ép con phải nhanh chóng đạt kết quả tốt hay mang các bạn ra để so sánh, tạo áp lực cho con”.

Nguyễn Hùng

Theo dân trí

Giẫm đạp xin học: Tại ai?

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học-Bộ GD&ĐT cho rằng, không nên trầm trọng hóa vụ đạp cổng trường Thực nghiệm vì đây là lỗi của phụ huynh. "Chính phụ huynh đã gây khó cho ngành giáo dục, rồi quay lại chê ngành giáo dục. Chê thế nhưng bố trí chỗ học lại không học".

Thưa ông, ở cương vị nhà quản lý giáo dục, chứng kiến cảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy đăng ký cho con vào lớp 1 của trường Thực nghiệm Hà Nội, ông nghĩ thế nào?

Đấy là việc không nên. Còn quản lý như thế nào là do cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm, phòng giáo dục, hiệu trưởng trường đấy chịu trách nhiệm.

Nhưng dư luận lại cho đó là hồi chuông báo động cho mô hình giáo dục bậc tiểu học?

Đừng vì một trường mà mình quy kết như thế. Cần phải hiểu câu chuyện: Một trường ở vị trí đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ thì đó là một quy luật rất tự nhiên. Nhất là khi khả năng có hạn, nhu cầu lại lớn, phụ huynh nào cũng muốn cho con có điều kiện học hành tốt. Đừng làm trầm trọng hóa! Có thể hình dung câu chuyện bán một mặt hàng đẹp, rẻ thì người ta sẽ đến.

Việc phụ huynh phải thức trắng đêm đăng ký cho con vào lớp 1 không xảy ra ở một trường và đây cũng không phải là năm đầu tiên?

Theo Luật Giáo dục, t.rẻ e.m 6 t.uổi được đến trường, mặc nhiên được đến đấy học tập. Và tại sao người ta lại chen lấn? Là vì chỗ đấy cấp chỗ học. Trường Thực nghiệm không gắn với địa bàn mà thực nghiệm đào tạo là chính. Cho nên họ không chịu trách nhiệm về địa bàn nào. Người dân ở đâu cứ đến đó nộp hồ sơ thì tình hình sẽ xáo trộn thôi. Đừng nhìn mọi việc trầm trọng.

Nhu cầu muốn cho con vào trường tốt là có thực. Phụ huynh cứ phải chạy trường này, trường nọ phải chăng còn do việc phân luồng học sinh và chất lượng giáo dục không đồng đều?

Phân luồng hợp lý là mỗi cháu có một chỗ học ở nơi mình sinh sống. Còn mỗi người có một quan điểm riêng, tôi không nói là sai hay đúng. Còn chuyện giáo viên chưa đồng đều, ai dám chắc tất cả giáo viên là chưa tốt, chưa đồng đều? Nếu vậy, trách nhiệm thuộc về ai? Chuẩn giáo viên là việc của địa phương. Chất lượng các trường không đồng đều không thể nói là do Bộ. Bộ chỉ lo quản lý, Hà Nội lo việc của Hà Nội, Cao Bằng lo chuyện Cao Bằng. Ngay cả nước Mỹ cũng không thể nói là đồng đều.

Hôm nay, Giáo sư Hồ Ngọc Đại có phát biểu với báo chí rằng: Sự việc phụ huynh phải chen lấn nộp đơn cho con vào lớp 1 có trách nhiệm của Bộ? Trong đó có cả vấn đề chương trình giảng dạy hay sách giáo khoa ở cấp tiểu học chậm thay đổi?

Về việc giáo sư Đại nói, tôi chỉ nói thế này: Hôm nay tuyển sinh ở trường Thực nghiệm, ngày mai ở trường công lập và nhiều trường khác nữa cũng sẽ có tình trạng cung không đáp ứng được cầu. Về vấn đề sách giáo khoa, theo quy trình chu kỳ 10 hoặc 15 năm thì có thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Nhưng đến khi nào trường Thực nghiệm mới hết thực nghiệm, như vậy là quá lâu (Trường thành lập từ năm 1978)?

Anh nên đặt câu hỏi đó cho Viện Khoa học Giáo dục (trường Thực nghiệm trực thuộc Viện này từ năm 2008- PV). Lúc nào chín mùi thì các anh ấy đặt vấn đề.

Ông vừa nói cung không đủ cầu, vậy thì làm sao đảm bảo trẻ đến 6 t.uổi có đủ chỗ học. Nói thế có mâu thuẫn?

Chả có mâu thuẫn gì. Chỗ này có rồi nhưng anh lại chê không học, anh chạy vào chỗ không dành cho anh. Tôi chỉ đảm bảo nhu cầu cần thiết, tối thiểu cho các cháu học. Nhưng phụ huynh không cho các cháu học chỗ đó. Chính phụ huynh gây khó cho ngành giáo dục, rồi quay lại chê ngành giáo dục. Chê thế nhưng bố trí chỗ học lại không học.

Qua câu chuyện trường Thực nghiệm, quan điểm xử lý vấn đề này như thế nào. Không lẽ năm nào cũng kêu gọi để thay đổi tâm lý phụ huynh, để rồi năm sau sẽ tiếp cảnh chạy trường, chạy lớp?

Vẫn phải tuyên truyền. Chẳng ai muốn xảy ra việc đó. Còn cách làm thế nào, cơ quan chủ quản (trường Thực nghiệm) phải nghĩ ra cách làm chứ. Hôm trước lộn xộn, hôm sau Bộ có can thiệp gì đâu mà nó lại bình thường. Tốt nhất đến chỗ đó (trường Thực nghiệm- PV) hỏi họ, vì sao hôm trước cồng kềnh, hôm sau lại bình thường?

Giẫm đạp xin học: Tại ai? - Hình 1

Cảnh phụ huynh "hành xác" để xin cho con vào học trường PTCS Thực nghiệm

Theo dự báo của ông, liệu năm nay có tình trạng quá tải học sinh vào lớp 1?

Đúng ra nó không bị thế (quá tải-pv), có thống kê độ t.uổi vào lớp 1 rồi. Đô thị hóa, lập ra các khu công nghiệp nên như vậy. Trường, lớp học ở làng, xã vắng trong khi ở các thành phố lại đông. Chính quyền thành phố phải lo việc đó chứ Bộ không lo chuyện đó. Bộ không thể nhảy vào để điều học sinh Hà Nội sang Vĩnh Phúc.

Nhưng nếu phải hội ý với TP Hà Nội, ngành giáo dục sẽ đưa ra giải pháp gì?

Đó phải là tự họ, chứ sao mình xui cho họ được. Phải căn cứ trên điều kiện kinh tế xã hội, đất để xây trường, nguồn vốn, đội ngũ giáo viên và giải quyết. Bộ chỉ hướng dẫn chung, chuẩn chung, nhảy vào việc đó thì sao lo được việc khác.

Như vậy, quy hoạch tiểu học thuộc nhiệm vụ của ai?

Phân cấp rất cụ thể. Bộ lo chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kỹ năng, hướng dẫn tổ chức lớp học, đ.ánh giá... Bộ chỉ lo cái lớn. Còn quy hoạch là bài toán của địa phương. Bạn đừng hỏi việc của sở và thành phố mà Bộ phải trả lời. Chúng tôi không thể trả lời.

Sách giáo khoa là trách nhiệm của Bộ, vậy Bộ trả lời thế nào về đề xuất xóa độc quyền sách giáo khoa ?

Xóa bỏ thế nào thì bạn phải hỏi cấp cao hơn nhé! Còn chúng tôi là Vụ. Vụ chúng tôi không trả lời những câu hỏi lớn như vậy. Tất cả chúng ta đều có mong muốn tốt đẹp hơn. Nhưng lộ trình ấy căn cứ vào lộ trình của Chính phủ, cấp bộ, còn cấp vụ không thể trả lời câu đó. Không được phép trả lời câu đó, phải là ông Bộ trưởng chứ.

Nếu bây giờ ông có con ở t.uổi đi học lớp 1, ông có đăng ký cho con vào trường điểm không?

Tôi chả dại gì cho con vào đó, nó vất vả và tạo sức ép. Tôi khuyên mọi người đừng nghe nhau nói trường này, trường kia tốt rồi quá kỳ vọng. T.rẻ e.m ở lớp 1 hãy để phát triển tự nhiên, đừng tạo sức ép cho nó, để rồi hết chạy trường, có người chạy cả cô. Chúng tôi rất chia sẻ với phụ huynh, song đừng thái quá, lo quá.

Trường nào ở Hà Nội có được cơ ngơi như trường Thực nghiệm? Bao nhiêu đất ở Hà Nội có được như trường Thực nghiệm? Phải chăng phụ huynh thích vào trường Thực nghiệm còn vì trường có cả cái sân chơi rộng rãi ấy và ở trung tâm? Bảo Bộ xây trường sao được. TP phải xây chứ.

Cảm ơn ông!

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Ca sĩ Hương Thủy t.uổi 50 hạnh phúc viên mãn trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
07:31:33 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hằng "lỗ vốn" khi sắm giày mới đi diễn thời trang

Phong cách sao

12:44:41 16/06/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng là người diễn vedette cho bộ sưu tập Kiệt tác của nước của NTK Võ Công Khanh tại đêm mở màn Vietnam International Fashion Week ở Nhà thi đấu Quân khu 7, TP HCM trong bộ trang phục được thiết kế độc đáo.

Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng, sửa nhà, mai táng, sửa mộ.

Trắc nghiệm

12:43:27 16/06/2024
Xem ngày 16/6/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng,

Chu Thanh Huyền thái độ dửng dưng, thản nhiên làm 1 điều giữa ồn ào "đạo nhái"

Netizen

12:02:00 16/06/2024
Bà xã Quang Hải - hot girl Chu Thanh Huyền đang vướng vào hàng loạt drama, khi mới đây cô bị tố sử dụng hình ảnh đạo nhái để bán hàng. Giữa bão thị phi, thái độ của người đẹp nhận về nhiều sự quan tâm, khi khá dửng dưng, mặc kệ sự đời.

Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?

Sao việt

11:20:45 16/06/2024
Theo đó, nữ doanh nhân đã so sánh các Hoa Á hậu giữa 2 công ty chủ quản là Uni và Sen Vàng. Trong đó, dì Nga dành lời khen cho phía Uni, còn phía Sen Vàng lại có người được cô nhận xét là không ổn .

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.