Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để sớm khỏi bệnh và không tái lại?
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để tình trạng bệnh cải thiện hơn, không sợ bị tái lại nhiều lần? Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị viêm tại giữa ở trẻ. Sau đây là những thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa cần phải kiêng.
Hiện tượng viêm tai giữa của trẻ em là hiện tượng diễn ra khá phổ biến cho các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu như không được phát hiện và điều trị có thể gây điếc, đau đớn, viêm nhiễm nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để sớm khỏi bệnh?
Trẻ viêm tai giữa kiêng ăn gì để bệnh nhanh lành, không sợ bị tái lại. Một số thực phẩm sau, bố mẹ nên kiêng cho trẻ:
Kiêng các loại đồ ăn gây dị ứng
Một số loại đồ ăn như sữa, ngô, lúa mì, trứng và đậu nành chính là nguyên nhân gây dị ứng khiến tình trạng viêm tai giữa nặng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu bé bị viêm tai giữa mà ăn phải những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng nặng hơn bình thường. Trong khi đó, khi loại những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống, tình trạng của con lại được cải thiện đáng kể.
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn đồ ăn gây dị ứng. (Ảnh minh họa)
Kiêng các loại đồ ăn cứng
Những đồ ăn cứng sẽ làm cho cơ xương răng của bé phải hoạt động nhiều, nhai nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tai. Nếu như cho các bé ăn những loại đồ ăn này liên tục có thể sẽ khiến tình trạng viêm tai giữa bị mãn tính.
Kiêng những loại đồ ăn có nhiều đường
Việc tiêu thụ một lượng đường quá nhiều như bánh, kẹo, kem… có thể sẽ khiến ức chế hệ miễn dịch làm tăng sự hoạt động của vi khuẩn. Vì thế, nên giảm đường trong chế độ ăn của trẻ để cải thiện chức năng miễn dịch, làm giảm nguy cơ lâu dài của bệnh viêm tai giữa.
Video đang HOT
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn đồ ăn ngọt. (Ảnh minh họa)
Kiêng các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Một số loại đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thính giác. Thậm chí, nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này còn khiến trẻ bị ù tai, không nghe rõ, đau nhức tai. Do vậy, bố mẹ cần tuyệt đối tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ cho trẻ.
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. (Ảnh minh họa)
Kiêng các loại đồ ăn gây viêm
Cơm nếp, đồ ăn có chứa gạo nếp, tôm cua, hải sản…đều là thực phẩm làm tăng khả năng gây viêm, tạo mủ và gây đau đớn cho trẻ. Khi ăn những loại đồ ăn này sẽ khiến cho tình trạng bé nặng hơn, kéo dài thời gian bị bệnh.
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn đồ ăn có chứa gạo nếp, bột nếp. (Ảnh minh họa)
Trẻ viêm tai giữa có ăn được thịt gà không? Trên thực tế, thịt gà là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho con người, đặc biệt là những người đang cần hồi phục sức khỏe. Thịt gà giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị thiếu máu, giúp ngăn ngừa vi khuẩn virus phát triển theo mùa, tăng cường khả năng tái tạo mô, hỗ trợ làm vết thương nhanh lành.
Chính vì thế, các nhà dinh dưỡng đề nghị sử dụng ít nhất khoảng 2-3 lần/ tuần để cơ thể nhận được lưỡng dưỡng chất tối ưu từ thực phẩm này. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi bị viêm tai giữa có nên ăn thịt gà không mà nhiều bố mẹ đang băn khoăn.
Kiêng các loại đồ ăn cay nóng
Một số thực phẩm như ớt, tiêu, mù tạt, tương ớt…không nên cho bé bị viêm tai giữa ăn vì có thể gây ù tai, đau nhức tai, nghe không rõ đối với bé.
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn đồ ăn đồ cay nóng. (Ảnh minh họa)
Kiêng ăn đồ ăn có hàm lượng carbohydrate cao hoặc các sản phẩm từ sữa
Những loại đồ ăn này có khả năng làm cho tai sản sinh nhiều chất nhờn hơn, làm bệnh viêm tai giữa trầm trọng hơn và gây khó chịu cho tai. Vì thế, dù rất tốt cho sức khỏe nhưng trong giai đoạn trẻ đang bị viêm tai giữa, bố mẹ cũng nên kiêng cho trẻ ăn những đồ ăn này.
Trẻ bị viêm tai giữa không nên kiêng ăn gì?
Ngoài những loại đồ ăn mà trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng thì bố mẹ cũng có thể bổ sung những thực phẩm tốt sau đây cho trẻ:
- Rau củ quả, trái cây tươi giàu vitamin: quả việt quất, dâu tây, cam, rau xanh lá…rất giàu vitamin C để giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Ngoài ra, cà rốt, cà chua hoặc một số loại trái cây giàu vitamin cũng giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng tai bị viêm nhiễm,
- Các loại dầu giàu omega 3: Dầu cá, dầu dừa, dầu oliu…
- Các loại đồ ăn nhiều chất xơ: rau muống, rau cải, rau dền…sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng ù tai.
Một số thực phẩm tốt cho trẻ đang bị viêm tai giữa. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, nên ăn gì, bố mẹ cũng cần duy trì vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày cho bé, không nên cho bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, thuốc lá, môi trường ô nhiễm… không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Có được pha thuốc kháng sinh với sữa?
Con em 2 tuổi, cháu bị viêm tai giữa mưng mủ, được bác sĩ kê đơn có kháng sinh cefuroxime 125mg dạng bột đựng trong lọ. Em đã pha thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng do thuốc khó uống, cháu cứ uống vào là nôn. Trên bao bì của thuốc có ghi hướng dẫn là huyền dịch có thể pha vào nước hoa quả lạnh hoặc sữa ngay trước khi uống.
Xin hỏi quý báo, em có thể pha thuốc theo cách này cho con uống không ạ? Làm thế nào để đong được lượng thuốc bột chính xác cho từng lần uống?
Phạm Thị Nga (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Thuốc cefuroxim là kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm cephalosporin, được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, nhiễm khuẩn niệu - sinh dục như viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn da và mô mềm như bệnh nhọt, mủ da, chốc lở...
Theo mô tả của bạn thì thuốc cefuroxin dạng bột này được pha với 50ml nước và lắc đều thật mạnh để tạo thành hỗn dịch uống. Thuốc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng (tối đa 7 -10 ngày). Nếu trong hướng dẫn sử dụng của thuốc có nói pha được với sữa hay nước trái cây thì bạn có thể pha được với các loại dung dịch này để khắc phục vị đắng của thuốc. Còn nếu không tốt nhất pha với nước đun sôi để nguội.
Tuy nhiên, sau khi pha với sữa hoặc nước trái cây thì không bảo quản lâu được như pha với nước và nên dùng ngay.
Trường hợp lấy đúng lượng bột thuốc cần thiết để pha là rất khó chính xác. Do đó, bạn có thể báo lại với bác sĩ hoặc dược sĩ để chuyển dùng sang dạng gói lẻ, mỗi lần sử dụng hòa tan một gói thuốc với sữa hoặc nước ép trái cây để dùng ngay. Bạn nên cho con uống thuốc kèm với thức ăn để đạt hấp thu tối đa.
Trong quá trình dùng thuốc này, bạn cũng cần theo dõi và khắc phục một số tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra với sức khỏe của con như rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn, hay nhức đầu... Các biểu hiện thường nhẹ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nhưng nếu bạn lo lắng và thấy tình trạng nặng dần lên thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí phù hợp.
DS. Tạ Thanh Sơn
Theo SK&ĐS
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ. Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh do thời tiết ẩm mốc, rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô...