Tránh cho trẻ ăn những món ăn này sau khi cai sữa nếu không muốn con bị ốm nặng
Khi cai sữa, chế độ ăn và thói quen của trẻ bị thay đổi bởi nguồn dinh dưỡng mới thay thế sữa mẹ. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau.
Khi cai sữa trẻ sẽ bắt đầu ăn những thức ăn bổ sung để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Cai sữa đối với trẻ nhỏ là giai đoạn khó khăn nhất, đứa trẻ bắt đầu gào khóc đòi sữa mỗi bữa ăn, điều đó làm cho người mẹ cảm thấy khó chịu.
Nhưng việc này sẽ còn khó khăn hơn nếu cha mẹ không biết và cho trẻ ăn những món ăn khiến trẻ không thích và thậm chí gây khó chịu.
Tránh cho trẻ ăn những món ăn này sau khi cai sữa nếu không muốn con bị ốm nặng
Một cô gái ở Trung Quốc đã gặp phải vấn đề này khi mà con của cô cũng vừa cai sữa, cô bắt đầu cho con ăn súp gà và cơm, đứa bé không những không thích ăn mà con nôn mửa. Cô gái bắt đầu đi tìm tòi trên mạng hay báo chí để tìm ra một món ăn cho con nhỏ, và cô đã bắt đầu với canh xương hoặc các loại canh kết hợp cùng với cơm trong mỗi bữa ăn.
Đứa bé cũng ăn rất khỏe và không có dấu hiệu nôn mửa nữa, nhưng chỉ sau một tháng, ruột non của bé bắt đầu có vấn đề và khi bé hắt hơi dạ dày bé bắt đầu bị đau và những cơn sốt bắt đầu.
Cô gái ngay lập tức đưa con của mình đến bệnh viện nhi, và cô đã rất ngạc nhiên khi bác sĩ đưa ra kết quả bệnh của con cô là đau dạ dày cấp do những món canh của cô làm cho con nhỏ.
Cô gái bàng hoàng và bảo lại với bác sĩ rằng cả gia đình họ vẫn ăn như vậy mỗi ngày mà không sao cả.
Video đang HOT
Bác sĩ đã trách cả gia đình vì sự thiếu hiểu biết của họ và nói với cô gái bởi vì đứa trẻ còn quá nhỏ, sự phát triển của dạ dày chưa đủ để chứa và tiêu hóa, do đó chế độ ăn uống của trẻ phải gồm những thực phẩm thật mềm và dễ tiêu hóa nhất.
Cho dù là cho con nhỏ ăn cùng thức ăn với gia đình thì cũng phải hầm và làm những món ăn đó trở nên thật mềm và dễ ăn nhất. Và để trẻ phát triển khỏe mạnh thì nên cân bằng chế độ ăn uống với đầy đủ thịt và rau.
Và mặc dù trẻ đã cai sữa thì cũng nên cho trẻ ăn thêm sữa bột để cho trẻ tăng sức đề kháng.
Đây là một bài học nhắc nhở các bà mẹ nên cẩn thận hơn trong việc chăm sóc con, nhất là thời kì sau khi cai sữa. Những món ăn cần được nấu, hấp kĩ và thật mềm để các bé có thể tiêu hóa một cách tốt nhất.
Hạ Tú
Theo Ngôi sao.vn
Bà bầu ăn dâu tằm có được không?
Điều quan tâm hàng đầu của các mẹ trong thai kì là ăn gì, uống gì để tốt cho bé yêu trong bụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời của dâu tằm đối với mẹ và bé!
Giá trị dinh dưỡng có trong quả dâu tằm
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết được chỉ bằng một quả dâu tằm bé xíu bằng đầu ngón tay cái nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao. Quả dâu tằm thường có màu đỏ sậm, và có vị chua ngọt, bên trong nó chứa 84.71% lượng nước, 9.19% đường Z gồm có glucoza, fructoza, 80% axit gồm có axit malic, axit sucinic, 0.36% protit, và còn có tanin, vitamin C, cuối cùng là caroten. Không chỉ có quả dâu tằm chứa nhiều dưỡng chất tốt mà cả lá dâu cũng vậy và chúng mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho các mẹ mang thai và bé yêu trong bụng.
Công dụng của dâu tằm đối với bà bầu
An thai
Trong quả dâu tây có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch nên rất tốt cho bà bầu. Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu suy yếu, do đó việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C là rất cần thiết.
Ngoài ra, theo Đông y, lá dầu tằm có tác dụng an thai rất tốt. Loại lá này còn có khả năng chữa chứng đau bụng, ra huyết khi mang thai, tốt cho người có tiền sử sảy thai nhiều lần.
Trị táo bón trong thai kỳ
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ thường bị táo bón vì nóng trong. Lúc này bạn có thể dùng lá dâu tằm để trị chứng táo bón hiệu quả. Chỉ cần dùng một nắm lá dâu tằm rửa sạch, rồi sắc lấy nước và uống hàng ngày. Nước lá dâu tằm có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hỗ trợ hiệu quả rất tốt.
Tuy nhiên một số bà bầu do cơ địa nên không hợp với dâu tằm. Vì thế, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dâu tằm để ăn hoặc uống nhé.
Cai sữa
Theo kinh nghiệm của dân gian, uống nước lá dâu tằm hàng ngày sẽ khiến mẹ bị mất sữa. Do đó, nếu muốn cai sữa cho con mẹ có thể sử dụng lá dâu tằm phơi khô, sao thơm rồi sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ tiêu sữa hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá dâu tằm tươi đun lấy nước uống cũng hiệu quả.
Chữa hậu sản sau sinh
Sau sinh nhiều chị em gặp phải chứng hậu sản. Để chữa chứng này, mẹ có thể dùng bài thuốc sau: quả dâu khô, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Uống mỗi lần 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.
Cách làm nước dâu tằm vừa ngon vừa bổ
Chuẩn bị nguyên vật liệu:- 2kg dâu tằm chín - 1kg đường Các bước thực hiện nước dâu tằm:Bước 1: Dâu tằm rửa sạch, lưu ý rửa nhẹ để cho quả dâu không bị dập, sao cho hết bẩn là được. Nên mang găng tay để rửa tránh cho màu tím của dâu dính vào tay. Sau khi rửa khoảng chừng lần 3 nước thì bạn vớt dâu ra.Để một lúc cho ráo hết nước
Bước 2: Bạn lấy một nồi nước lớn và đun sôi, cho vào một ít muối. Sau khi nước đã sôi thì tắt bếp và để một lúc cho nước nguội dần, rồi thì cho dâu tằm vào để khoảng 3 phút thì vớt dâu ra để cho ráo nước.
Bước 3: Bạn dùng một cái hộp, tiếp đó bạn xếp từng lớp dâu vào, ứng với từng lớp dâu bạn rải từng lớp đường lên , cứ lặp lại như vậy cho đến khi hoàn thành .Đậy nắp hộp lại
- Nếu bạn muốn làm nước dâu, bạn có thể để dâu ngâm như trong khoảng từ hai cho đến ba ngày khi đường đã tan hết bạn chỉ cần lấy nước ngâm dâu tằm ra và pha chế cùng đá để uống nữa là ngon tuyệt. Tuy nhiên, vì nước dâu tằm rất dễ lên men, do đó, sau 2-3 ngày ngâm cho đường tan thì bạn chắt nước dâu vào bình, để trong ngăn mát của tủ lạnh, như vậy bạn có thể dùng khoảng hai tuần rồi đấy nhé!
- Nếu bạn muốn làm si rô dâu tằm, sau khi để qua một đêm ngâm đường, bạn tiếp tục cho dâu vào đun sôi. Khi đã sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng ba nhăm cho đến bốn mươi phút nữa thì tắt bếp. Bạn để cho dâu nguội, sau đó thì lọc để lấy phần si rô dâu tằm và cho vào bình/lọ bảo quản dùng lâu dài. Với phần cái còn lại bạn có thể tiếp tục chế biến thành mứt rồi ăn kèm với bánh mì, bánh quy, sữa chua,
Với những hướng dẫn về cách làm nước và si rô dâu tằm trên đây mong rằng bạn sẽ thực hành thành công để có được một ly nước dâu tằm thật dinh dưỡng và thơm mát nhé!.
Hạnh Lê
Theo www.phunutoday.vn
Top 8 mẹo trị đờm hiệu quả từ thực phẩm có sẵn trong bếp Những biện pháp đơn giản như xông hơi, súc miệng nước muối, dùng mật ong, chanh tươi, hay đơn giản là món súp gà giúp trị đờm rất hiệu nghiệm. Đờm là một dạng chất nhầy do hệ thống hô hấp sản xuất ra. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em hay trẻ sơ sinh khi chúng bị ho. Bên cạnh...