Tranh cãi về vai trò của thảo dược trong cuộc chiến với virus corona

Theo dõi VGT trên

Bệnh nhân ở Chiết Giang đã được dùng thêm nước thảo dược bên cạnh thuốc Tây và cho kết quả khả quan, nhưng giới khoa học vẫn tranh cãi về vai trò của nó trong cuộc chiến với virus.

Trong khi số người chết vì virus corona tiếp tục tăng, một số bệnh nhân đã được chữa khỏi, mang khẩu trang và hoa xuất viện từ các bệnh viện ở Trung Quốc. Có 2 trường hợp xuất viện đáng chú ý vào ngày 7/2 tại Lật Dương, tỉnh Hồ Nam, hàng xóm phía bắc tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch bệnh.

Trong 3 ngày tiếp theo, 3 người khác được xuất viện tại Hà Bích, tỉnh Hà Nam, giáp phía nam Hồ Bắc, cùng 2 người khác ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Đây là những bệnh nhân đầu tiên ở các thành phố ngoài Hồ Bắc đã bình phục hoàn toàn sau khi nhiễm virus corona. Điều đặc biệt là họ được điều trị kết hợp giữa thuốc Tây và thảo dược, South China Morning Post cho biết.

Tỷ lệ sử dụng thảo dược ở Vũ Hán rất thấp

Mỗi địa phương có bệnh nhân khỏi bệnh có chính sách riêng, nhưng ở Hồ Bắc, tâm dịch bệnh, không mấy bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thảo dược. Điều đó khiến lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ tại Vũ Hán, gửi một thông báo khẩn vào tuần trước tới các cơ quan và bệnh viện, yêu cầu trong 24 giờ phải cung cấp thêm trà thảo dược cho các bệnh nhân và người nghi nhiễm bệnh.

Tranh cãi về vai trò của thảo dược trong cuộc chiến với virus corona - Hình 1

Trà thảo dược đã được sử dụng cho các bệnh nhân ở Quảng Đông và Chiết Giang cho kết quả khả quan trong việc điều trị virus corona. Ảnh minh họa: Medicalnewstoday.

Theo số liệu của cơ quan y tế Trung Quốc, chưa tới một phần ba bệnh nhân ở Hồ Bắc được sử dụng thêm thảo dược, so với gần 90% ở các tỉnh khác. Sự vắng mặt của y học cổ truyền được cho là đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả, trong nỗ lực cứu chữa cho người người bệnh, theo báo cáo của lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ.

Chỉ thị mới phản ánh sự đồng thuận ngày càng cao giữa các chuyên gia y tế Trung Quốc, rằng thuốc thảo dược có thể và nên đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus corona.

Tính đến ngày 17/2, dịch bệnh Covid-19 đã làm chết hơn 1.800 người, hầu hết ở Hồ Bắc. Số lượng bệnh nhân quá lớn đã gây áp lực đối với nhân viên y tế, cùng với việc thiếu tài liệu hướng dẫn, khiến họ bỏ qua phương pháp điều trị bằng thảo dược cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.

Trong khi đó ở tỉnh Quảng Đông và Chiết Giang, khu vực có người nhiễm bệnh cao nhất sau Hồ Bắc. Các bệnh nhân ở đây được cho uống nước thảo dược để giảm các triệu chứng, ngay cả trước khi họ được xét nghiệm dương tính với virus corona.

Tỷ lệ tử vong ở tỉnh Quảng Đông ở vào khoảng 0,1%, so với 2,6% ở Vũ Hán, tâm bão dịch bệnh. Không ai trong số 1.155 bệnh nhân ở Chiết Giang tử vong vì loại virus chết người này.

Từ ngày 12/2, một số nhà máy lớn ở Hồ Bắc đã hoạt động trở lại để sản xuất đồ uống thảo dược cho các công dân bị cách ly, theo People Daily. Đồ uống được đun sôi và phân phối trong bao bì nhựa. Một nhà máy ở Vũ Hán có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho khoảng 30.000 bệnh nhân.

Thảo mộc có thể diệt virus không?

Liệu các loại thảo mộc có thể tiêu diệt được virus hay không vẫn là một chủ đề tranh luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học. Virus rất khó tiêu diệt, vì nó không sống như một sinh vật độc lập, như vi khuẩn.

Một nguyên tắc vàng trong điều trị bằng thảo dược là bác sĩ phải gặp bệnh nhân. Trong số các chuyên gia y tế đầu tiên đến Vũ Hán sau khi dịch bệnh bùng phát, có một số bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng ở Trung Quốc, bao gồm Tong Xiaolin, Huang Luqi và Zhang Boli.

Tranh cãi về vai trò của thảo dược trong cuộc chiến với virus corona - Hình 2

Video đang HOT

Giới khoa học vẫn tranh cãi về khả năng chống virus của các loại thảo dược. Ảnh: Getty.

Họ đã dành nhiều ngày đêm trong khu vực cách ly để kiểm tra người bệnh, như tình trạng thể chất của họ, đặt câu hỏi và cập nhật công thức thảo dược cho bệnh nhân theo các giai đoạn phát triển của bệnh.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, tin tức về những nỗ lực của bác sĩ y học cổ truyền được chào đón bằng cả những lời khen và sự miệt thị. Trong khi một số người ủng hộ việc sử dụng các loại thảo dược dựa trên kinh nghiệm của họ, một số người vẫn hoài nghi, nếu không muốn nói là thù địch.

“Tại sao các bác sĩ y học cổ truyền không để yên cho bác sĩ Tây y làm việc”, một người dùng viết trên Weibo.

Một bác sĩ ở Bắc Kinh, cho biết một số bác sĩ ở tuyến đầu thích sử dụng thuốc Tây hơn, một phần vì cơ chế và tác dụng phụ của chúng đơn giản và dễ hiểu hơn. Trong khi đó, công thức thảo dược đôi khi chứa hàng tá thành phần, một số trong đó là xa lạ với khoa học hiện đại.

Một số loại thuốc chống virus can thiệp vào gene của con người để quét sạch virus bên trong. Ý kiến chủ đạo của các nhà sinh học ngày này là thảo dược không có khả năng đó.

Thảo dược từng hỗ trợ chống dịch SARS

Có rất nhiều dữ liệu cho thấy sự hiệu quả của thảo dược trong cuộc chiến với virus. Dù dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã thu được một số kết quả đầy hứa hẹn từ các quan sát lâm sàng.

Zhang là thành viên hội đồng chuyên gia tư vấn cho chính phủ, cho biết trong cuộc khảo sát vào tuần trước, đội A ở Quảng Châu đã điều trị cho 50 bệnh nhân kết hợp Tây y với thảo dược và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.

Tại Thượng Hải, các bệnh nhân được điều trị kết hợp mất khoảng 7-8 ngày trước khi âm tính với virus, nhưng nếu chỉ dùng Tây y có thể mất hơn 10 ngày mới khỏi bệnh.

Tranh cãi về vai trò của thảo dược trong cuộc chiến với virus corona - Hình 3

Công thức chiết xuất từ thảo dược đã giúp tiến sĩ Tu Youyou điều chế thành công thuốc chống sốt rét. Ảnh minh họa: CNN.

Kể từ khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2002-2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành cuộc điều tra về tác dụng của thảo dược. Ở Trung Quốc, nơi có khoảng một nửa số bệnh nhân được điều trị bằng thảo dược. Các bác sĩ báo cáo rằng liệu pháp kết hợp Đông – Tây y làm giảm đáng kể mức độ nghiệm trọng của các triệu chứng, giảm tỷ lệ tử vong và tác dụng phụ.

Một nghiên cứu của Đại học Hong Kong liên quan đến các bệnh nhân địa phương, cũng đề xuất phương pháp điều trị bằng thảo dược như một biện pháp phòng ngừa SARS an toàn, hiệu quả và chi phí phải chăng.

Một nghiên cứu của giáo sư Zhang Chenyu, Đại học Nam Kinh, đã giải thích được phần nào câu hỏi. Trong một bài viết mang tính bước ngoặt được công bố trên tạp chí khoa học Cell Research năm 2014, nhóm nghiên cứu của giáo sư Zhang đã phát hiện ra cây kim ngân có thể loại bỏ virus cúm A ở chuột một cách hiệu quả.

Cây hoa này chứa một số phân tử nhỏ, còn được gọi là axit ribonucleic vi mô có thể liên kết với chủng virus và làm chậm sự nhân đôi của nó trong gen người. Trước khi nghiên cứu của giáo sư Zhang được công bố, người ta tin rằng loại phân tử này dễ bị phá vỡ và phân hủy trong môi trường.

Nghiên cứu của giáo sư Zhang kết luận những gene thực vật này gần như nguyên vẹn sau khi được đun sôi và có xu hướng tập trung trong phổi của chuột được thí nghiệm. Điều trị bằng loại thảo dược này làm tăng gấp đôi tỷ lệ sống của chuột nhiễm bệnh.

Vài ngày sau khi bộ gene đầy đủ của virus corona chủng mới được công bố, một nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc tại Thượng Hải đã tạo ra bản danh sách các loại thảo dược có thể ức chế virus bằng phương pháp mô phỏng trên máy tính.

Những người ủng hộ thảo dược chỉ ra rằng Trung Quốc đã trải qua hơn 320 đợt dịch bệnh kể từ thời nhà Hán hơn 2.000 năm trước. Hệ thống y học cổ truyền Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong những lần chiến đấu với dịch bệnh.

Cũng rất khó để nói chính xác các loại thảo mộc hoạt động tốt thế nào, vì trong hầu hết trường hợp được dùng kết hợp với Tây y, một số bệnh nhân nguy kịch nhận được các kỹ thuật hiện đại như phổi nhân tạo.

“Hiệu quả của nhiều loại thực vật rất khó định lượng và khi bạn đặt tất cả chúng vào trong một bát súp, nó không còn là khoa học nữa, đó là nghệ thuật”, một bác sĩ giấu tên nói.

Cần nhớ rằng tiến sĩ Tu Youyou, người đã giành giải Nobel Y học vào năm 2015 về thuốc sốt rét artemisinin, đã cứu sống hàng triệu bệnh nhân. Công thức của bà được khám phá từ hợp chất trong một số loại thảo mộc truyền thống.

Theo Zing

Dịch Covid-19 phơi bày nguy cơ của các thành phố đông dân

Các thành phố có mật độ dân cư quá đông được cho là môi trường lý tưởng để lây lan các dịch bệnh chết người như dịch viêm phổi do virus corona hiện nay.

Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc được cho là tâm dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra. Sự việc cũng biến Vũ Hán trở thành đô thị lớn mới nhất phải đối mặt với dịch bệnh chết người. Điều này khiến các nhà hoạch định và chuyên gia y tế đầu ngành phải lên tiếng cảnh báo những đô thị lớn với mật độ dân cư dày đặc.

Dịch Covid-19 phơi bày nguy cơ của các thành phố đông dân - Hình 1


Các thành phố có mật độ dân cư quá đông được cho là môi trường lý tưởng để lây lan các dịch bệnh. Ảnh minh họa: Getty.

Vũ Hán - thành phố có số dân khoảng 11 triệu người đã bị phong tỏa trong hơn 3 tuần qua. Ủy ban y tế Hồ Bắc ngày 17/2 cho biết, tổng số trường hợp nhiễm bệnh trong tỉnh đã lên tới 58.182 vào tối 16/2, với 1.696 người chết. Vũ Hán chiếm 71% tổng số ca nhiễm và 77% số ca tử vong của tỉnh.

Sự bùng phát của dịch bệnh do virus corona mới ( Covid-19) khiến nhiều người liên tưởng đến dịch do Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) từng làm 770 người tử vong trong khoảng thời gian từ năm 2002-2003. Tâm chấn của dịch bệnh khi đó là một khu nhà tại Hong Kong - một trong những đô thị đông dân và có sự phân hóa rõ nét nhất trên thế giới.

Với hơn 2/3 dân số toàn cầu được dự báo sẽ sống ở khu vực thành thị vào năm 2050, các thành phố cần phải được quy hoạch thiết kế lại để có thể bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho người dân, bà Sreeja Nair - nhà nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Sáng tạo thành phố Lee Kuan Yew (LKYCIC) tại Singapore cho biết.

Bà Sreeja Nair nói: "Trong khi cuộc sống đô thị mang đến triển vọng về cơ hội kinh tế và cơ sở hạ tầng tốt hơn, bao gồm cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe thì cách các thành phố mở rộng và phát triển là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc lây lan các bệnh truyền nhiễm".

Sự mất cân đối giàu - nghèo ở các thành phố cũng có ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương và năng lực của các thành phố này trong việc chuẩn bị đối phó và phản ứng với dịch bệnh, Nair nói với Reuters.

"Sự chênh lệch về điều kiện kinh tế xã hội và quản trị khiến một bộ phận dân cư có nguy cơ cao hơn", bao gồm cả những cá nhân thiếu điều kiện tiếp cận nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các tiện ích cơ bản khác như nước sạch, vệ sinh..., Sreeja Nair nói.

Các thành phố lớn từ lâu đã luôn được ví như những "thanh nam châm" thu hút người dân tìm kiếm cơ hội việc làm, cải thiện kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng những khu vực có đông người sống gần nhau cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, nếu nhìn lại quá khứ từ bệnh dịch hạch thời Trung cổ cho đến dịch cúm gia cầm, SARS và mới nhất là Covid-19.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù người dân thành thị thường được chăm sóc sức khỏe tốt hơn cư dân nông thôn nhưng rủi ro được phân bổ không đều, với phần lớn gánh nặng rơi vào bộ phận dễ bị tổn thương như dân cư trong các khu ổ chuột.

Hành vi của con người

WHO đã xác định đô thị hóa là một trong những thách thức chính đối với sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21, ngay cả khi giới chức các thành phố thường thực hiện các chính sách y tế trước khi giới chức quốc gia có chỉ đạo trong những trường hợp khẩn cấp.

Môi trường đô thị có liên quan đến số lượng lớn các bệnh không lây nhiễm như béo phì, bệnh tim, bệnh phổi cũng như các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao do dân cư đông, độ thoáng khí kém và các bệnh lây truyền qua đường nước, bệnh truyền nhiễm cấp tính như sốt xuất huyết.

Giáo sư David Heymann tại Trường y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London cho rằng, các khu vực đô thị cũng có nhiều điểm rủi ro hơn do sự tiếp xúc giữa con người và động vật. Điều đó bao gồm các khu vực có động vật gặm nhấm, chợ buôn bán động vật hoang dã...

"Các khu vực thành thị phải phát triển các giải pháp bổ sung bên cạnh các hệ thống phát hiện và ứng phó bệnh dịch để có thể nhanh chóng kiểm soát những bệnh truyền nhiễm mới phát sinh", giáo sư Heymann khuyến nghị.

Sự gia tăng của các loại vi khuẩn kháng thuốc và vô số các cơ chế lây truyền có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả những thành phố sạch nhất và giàu có nhất.

Singapore - một trong những quốc gia được quy hoạch tốt nhất nhưng cũng chính là điểm kết nối hàng đầu trên thế giới, đã báo cáo có hơn 70 trường hợp nhiễm Covid-19 - là một trong những nơi ghi nhận số ca nhiễm cao nhất nhì bên ngoài Trung Quốc.

Các thành phố hiện đại có khả năng tận dụng công nghệ tốt hơn để tăng cường giám sát các trường hợp nhiễm bệnh cũng như những trường hợp có nguy cơ cao, đồng thời tạo ra kênh liên lạc mạnh mẽ xây dựng nhận thức và tránh sự hoảng loạn trong cư dân, bà Nair nói.

Ông Matt Benson, Giám đốc chương trình Think City - một cơ quan cải tạo, chỉnh trang đô thị được Chính phủ Malaysia hỗ trợ cho rằng, các thành phố vẫn cần phải được thiết kế để có cơ sở hạ tầng tốt.

"Điều quan trọng hơn cả mật độ dân cư - yếu tố tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh dịch ở các thành phố chính là hành vi của con người. Bạn có thể có một khu dân cư với mật độ thưa thớt nhưng nếu chất thải không được xử lý thì điều đó có thể dẫn đến dịch sốt xuất huyết", ông Benson nói.

Theo ông Benson, các nhà hoạch định nên tập trung vào việc xây dựng "các thành phố 20 phút" hoặc các khu làng trong thành phố, nơi cư dân có thể đến nơi làm việc, đi khám bác sĩ hoặc đi thăm bạn bè của họ chỉ trong vòng 20 phút.

Melbourne, Australia đã thử nghiệm các khu phố như vậy, nơi hầu hết các nhu cầu hàng ngày của người dân có thể được đáp ứng trong vòng 20 phút đi bộ, đạp xe hoặc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng.

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cũng đang nhắm đến "thành phố nửa giờ" để giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Những khu vực có mật độ cao tạo ra sự gắn kết xã hội lớn hơn và mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường hơn, bà Anjali Mahendra, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Ross của Viện Tài nguyên Thế giới về các thành phố bền vững ở Washington cho biết.

Theo bà Mahendra, nếu muốn ngăn các khu vực dân cư đông đúc trở nên dễ lây truyền bệnh dịch thì phải đảm bảo sự sẵn có của cơ sở hạ tầng chất lượng tốt với các tiêu chuẩn quy hoạch nâng cao điều kiện sinh hoạt cho tất cả mọi người. Tuy vậy, các khu dân cư tại các thành phố ở các nước đang phát triển vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận các dịch vụ như vậy.

"Các thành phố hiện đại là bộ mặt của những nơi đổi mới, tiện nghi và nhiều cơ hội, vì vậy chúng ta tiếp tục chứng kiến các thành phố phát triển. Nhưng các cơ quan quản lý đô thị nên hoạt động sao cho lợi ích kinh tế của các thành phố và giá trị được tạo ra phải được chia sẻ công bằng hơn", bà Mahendra nhận xét./.

Hùng Cường/VOV.VN (biên dịch)

Nguồn: Straits Times

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngàyNhững dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày
08:51:49 25/12/2024
Béo phì ở Việt Nam gia tăng nhanh kéo theo nhiều hệ luỵ cảnh báo về sức khoẻBéo phì ở Việt Nam gia tăng nhanh kéo theo nhiều hệ luỵ cảnh báo về sức khoẻ
05:45:30 26/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?
08:34:31 26/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sởiChế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sởi
09:54:12 26/12/2024

Tin đang nóng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộỦy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ
10:19:21 26/12/2024
Ông Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩmÔng Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩm
11:14:40 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Tình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốnTình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốn
13:24:07 26/12/2024

Tin mới nhất

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm

Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm

11:42:28 26/12/2024
Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella hoặc E.coli. Nếu không được nấu chín kỹ, vi khuẩn bên trong miếng thịt có thể tồn tại và gây ngộ độc thực phẩm.
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, nhiều loại bán đầy chợ Việt

10:39:24 26/12/2024
Bên cạnh cá hồi, cá mòi, danh sách những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất còn bao gồm mướp đắng, trứng, ngao, gan động vật, tỏi, khoai tây...
Dự đám cưới, người đàn ông vỡ xương, nguy kịch vì giàn pháo tự chế

Dự đám cưới, người đàn ông vỡ xương, nguy kịch vì giàn pháo tự chế

09:36:46 26/12/2024
Người đàn ông 45 tuổi được đưa đến viện trong tình trạng hôn mê, chấn thương sọ não nghiêm trọng, do một quả pháo trong giàn pháo tự chế bất ngờ phát nổ trong đám cưới.
Ca phẫu thuật 5 tiếng cứu bàn chân đứt lìa cho nam thanh niên

Ca phẫu thuật 5 tiếng cứu bàn chân đứt lìa cho nam thanh niên

09:11:59 26/12/2024
Ngày 25/12, Bệnh viện Việt Đức thông tin về ca bệnh đứt rời chân được cứu sống, các bác sĩ cũng thực hiện nối vi phẫu, nối lại bàn chân bị đứt rời cho người bệnh.
Loại bỏ thói quen xấu để không ảnh hưởng đến hệ xương khớp

Loại bỏ thói quen xấu để không ảnh hưởng đến hệ xương khớp

08:23:21 26/12/2024
Xương giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm cung cấp khả năng vận động, bảo vệ các cơ quan và lưu trữ lượng canxi cần thiết. Tuy nhiên, có nhiều thói quen không tốt khiến hệ xương khớp của chúng ta.
Hai loại gia vị quen thuộc là 'khắc tinh' của ung thư

Hai loại gia vị quen thuộc là 'khắc tinh' của ung thư

07:58:19 26/12/2024
Phòng chống được các loại bệnh tật, có sức khỏe dẻo dai là mục tiêu của nhiều người. Trong số những căn bệnh mà con người mắc phải, ung thư là một trong số những căn bệnh đáng sợ.
Sổ tay cao tuổi: Điều trị bong võng mạc ở người cao tuổi

Sổ tay cao tuổi: Điều trị bong võng mạc ở người cao tuổi

06:00:17 26/12/2024
Bệnh nhân 72 tuổi này từng mổ đục thủy tinh thể cách đây 5 năm. Gần đây, bà bắt đầu thấy mắt có hiện tượng vẩn đục dịch kính kèm dấu hiệu chớp sáng như tia sét trong mắt.
Cách giảm mất cơ khi ngừng tập luyện

Cách giảm mất cơ khi ngừng tập luyện

05:52:24 26/12/2024
Nếu không đến phòng tập, việc duy trì mức độ vận động vừa phải cũng có thể giảm khả năng mất cơ bắp. Nên tập các bài tập thể dục, yoga hoặc đi bộ nhanh để kích thích cơ bắp đủ để giảm thiểu tình trạng teo cơ.
Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

05:42:08 26/12/2024
Dự kiến trong năm 2025, từ nguồn dự án của nước ngoài, bệnh viện sẽ tổ chức tầm soát lao chủ động trên diện rộng, trước mắt sẽ thực hiện ở địa bàn 2 huyện Thới Bình và Trần Văn Thời", Bác sĩ Trần Quang Dũng cho biết thêm.
Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

05:38:40 26/12/2024
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, để phòng ngừa hiệu quả bệnh phát ban dạng sởi, trẻ em phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng.
5 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của nước ép mướp đắng

5 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của nước ép mướp đắng

05:32:25 26/12/2024
Trong mướp đắng chứa charantin, Vicinem Polypeptid -P, đây là những chất có khả năng giúp kiểm soát huyết áp. Vì vậy đây là một trong những thực phẩm được khuyên dùng đối với người bị tăng huyết áp.

Có thể bạn quan tâm

Con gái Hồ Bích Trâm 1 tháng tuổi đã gặp vấn đề, cõi mạng quay ra trách móc mẹ

Con gái Hồ Bích Trâm 1 tháng tuổi đã gặp vấn đề, cõi mạng quay ra trách móc mẹ

Sao việt

14:36:14 26/12/2024
Giữa tháng 11/2024, vợ chồng Hồ Bích Trâm đón con thứ 2 là một bé gái, đặt tên là Ruby. Có thêm thành viên mới, nữ diễn viên thường xuyên chia sẻ cuộc sống mẹ bỉm sữa. Mới đây, Hồ Bích Trâm đăng tải video con gái phải tập vật lý trị liệ...
Rò rỉ tài liệu về hoạt động của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp

Rò rỉ tài liệu về hoạt động của tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tại Pháp

Thế giới

14:25:31 26/12/2024
Cuộc biểu tình do một nhóm phản đối chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tổ chức, kêu gọi ECtHR đẩy nhanh giải quyết hàng ngàn vụ kiện từ các nguyên đơn Thổ Nhĩ Kỳ.
Bà mẹ Hà Nội ra bài tập "Con sẽ làm gì để nuôi sống bản thân nếu bố mẹ không chu cấp": Loạt câu trả lời "sang chấn"

Bà mẹ Hà Nội ra bài tập "Con sẽ làm gì để nuôi sống bản thân nếu bố mẹ không chu cấp": Loạt câu trả lời "sang chấn"

Netizen

14:00:29 26/12/2024
Chia sẻ của bà mẹ này nhận bão like . Nhiều người cho rằng, bài tập của bà mẹ này có thể xem là một cách dạy con khá thông minh và có tính giáo dục cao,
Ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lộ biểu cảm lạ khi thấy vợ Duy Mạnh "flex" sổ đỏ nhà phố cổ mới tậu

Ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lộ biểu cảm lạ khi thấy vợ Duy Mạnh "flex" sổ đỏ nhà phố cổ mới tậu

Sao thể thao

13:57:16 26/12/2024
Tin tức hot nhất tuần qua liên quan đến gia đình đội trưởng đội tuyển Việt Nam Đỗ Duy Mạnh là chuyện vợ anh - nàng WAG Quỳnh Anh khoe mới tậu một căn nhà mặt phố đắt đỏ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 48: Bố Kiên vay nặng lãi, bị chủ nợ đến tận nhà đòi

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 48: Bố Kiên vay nặng lãi, bị chủ nợ đến tận nhà đòi

Phim việt

13:39:55 26/12/2024
Hoá ra số tiền ông Hiếu, bố Kiên, đưa cho cậu khi cậu về quê lần trước không phải tiền ông tiết kiệm được như ông đã nói.
Sự nghiệp điện ảnh ấn tượng của 'Nữ hoàng rating' Shin Hye Sun

Sự nghiệp điện ảnh ấn tượng của 'Nữ hoàng rating' Shin Hye Sun

Hậu trường phim

13:37:51 26/12/2024
Shin Hye Sun vẫn luôn biết cách tạo dấu ấn riêng và chinh phục khán giả bằng tài năng diễn xuất biến hóa cùng sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
HIEUTHUHAI nói 1 câu về cách làm thần tượng mà dân tình nức nở: Đúng là sinh ra để nổi tiếng!

HIEUTHUHAI nói 1 câu về cách làm thần tượng mà dân tình nức nở: Đúng là sinh ra để nổi tiếng!

Nhạc việt

13:31:52 26/12/2024
HIEUTHUHAI có sự nỗ lực, có chiến lược để nổi tiếng và trên hết là khả năng kỷ luật chính mình - điều mà 1 ngôi sao muốn dẫn đầu thế hệ cần có, nhưng không phải ai cũng làm tốt
Bất ngờ nóng trở lại: Lee Min Ho và 1 diễn viên hàng đầu thoát chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Bất ngờ nóng trở lại: Lee Min Ho và 1 diễn viên hàng đầu thoát chết trong vụ tai nạn thảm khốc

Sao châu á

13:05:04 26/12/2024
Lee Min Ho khiến khán giả bàng hoàng khi tường thuật lại vụ tai nạn khiến anh và người bạn mình bị thương nặng.
Sự khác biệt giữa tẩy trang mặt, mắt và môi là gì?

Sự khác biệt giữa tẩy trang mặt, mắt và môi là gì?

Làm đẹp

12:59:55 26/12/2024
Ngoài ra, với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị mẩn đỏ quanh mắt, việc lựa chọn loại tẩy trang nhẹ nhàng cho mắt và môi là điều đặc biệt quan trọng.
Chủ tịch HYBE gây tranh cãi khi nói về thành công của bản thân

Chủ tịch HYBE gây tranh cãi khi nói về thành công của bản thân

Nhạc quốc tế

12:54:41 26/12/2024
Trong khi cộng đồng mạng quốc tế cám ơn Bang Si Hyuk vì đã ghi nhận công lao của BTS thì khán giả Hàn Quốc lại phản ứng trái ngược
Từ vụ nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3: Báo động thực trạng người trẻ hung hãn

Từ vụ nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3: Báo động thực trạng người trẻ hung hãn

Pháp luật

12:34:51 26/12/2024
Hà Tĩnh thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật. Trong đó, vụ việc nữ sinh rơi từ xe máy kẹp 3 sau cuộc hỗn chiến gây bàng hoàng cho người dân.