Trang bị kiến thức, bồi đắp tình yêu về quê hương Hà Tĩnh cho học sinh
Năm học 2021-2022, lần đầu tiên Giáo dục địa phương trở thành bộ môn chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngay sau khi được thẩm định và phê duyệt, năm học 2021-2022, tài liệu Giáo dục địa phương Hà Tĩnh đã chính thức có mặt trong chương trình học của học sinh lớp 1 và 6.
Học sinh Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) hào hứng với bộ môn Giáo dục địa phương.
Cô Hoàng Thị Hoài Sâm – giáo viên bộ môn Giáo dục địa phương Trường THCS Tô Hiến Thành (Thạch Hà) chia sẻ: “Mặc dù mới trở thành một bộ môn chính thức, nhưng trước đây những nội dung này đã được lồng ghép vào các môn học thuộc lĩnh vực xã hội nên giáo viên cũng không bỡ ngỡ nhiều khi bước vào giảng dạy”.
Bộ môn Giáo dục địa phương có 8 chủ đề cơ bản: tự nhiên; phân hóa tự nhiên; Hà Tĩnh trong quá trình đấu tranh chống xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc; những câu chuyện kể về địa danh; phong tục truyền thống; những bài hát hay; vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên; vấn đề an toàn giao thông.
Em Nguyễn Thị Linh, lớp 6A, Trường THCS Tô Hiến Thành cho biết: “Em rất thích những giờ học Giáo dục địa phương, bởi kiến thức được học là những điều gần gũi với cuộc sống xung quanh mình. Hiểu biết hơn về nơi mình sinh sống, em càng thấy tự hào và quyết tâm học tập, rèn luyện tốt để góp phần xây dựng quê hương”.
Việc đưa nội dung tài liệu Giáo dục địa phương vào giảng dạy được giáo viên Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) thực hiện một cách linh hoạt.
Tương tự như lớp 6, tài liệu Giáo dục địa phương ở lớp 1 cũng có 8 chủ đề với thời lượng 35 tiết. Nội dung các chủ đề nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi như: cảnh quan quê hương; môi trường; một số món ăn đặc sản; các trò chơi dân gian; phong tục đón tết; hát ru; các câu chuyện về danh nhân văn hóa; các hoạt động tương thân tương ái, giúp bạn nghèo…
Video đang HOT
Theo đánh giá của các giáo viên, nội dung Giáo dục địa phương góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất của học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…
“Việc đưa nội dung tài liệu địa phương vào giảng dạy được chúng tôi thực hiện một cách linh hoạt trong tình hình dịch bệnh. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khai thác thêm các tư liệu trên mạng Internet để minh chứng thêm cho nội dung bài học, các hoạt động như: trò chơi dân gian, hát ru hay kể các câu chuyện về danh nhân được chúng tôi lồng ghép xen giữa những giờ Toán, Tiếng Việt, tạo nên bầu không khí hào hứng cho học sinh trong học tập”, cô Trần Thị Kiều Liên – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (Hương Sơn) cho hay.
Nội dung các chủ đề môn Giáo dục địa phương ở lớp 1 nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.
Hơn 1 học kỳ trôi qua kể từ khi tài liệu Giáo dục địa phương chính thức bước vào chương trình chính khóa đã được giáo viên, học sinh các trường đón nhận một cách tích cực.
Theo phản hồi của giáo viên, học sinh tiểu học, THCS, tài liệu Giáo dục địa phương hiện hành ngoài việc bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT, hệ thống đầy đủ kiến thức địa phương của Hà Tĩnh, còn góp phần làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến từng lĩnh vực của 3 bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong tổng thể quá trình phát triển của vùng miền và đất nước.
Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh hầu như không có cơ hội trải nghiệm thực tế, nhưng với những nội dung trong các chủ đề và việc khai thác thêm các tài liệu qua ứng dụng công nghệ thông tin, Giáo dục địa phương đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tiến hành soạn thảo và xuất bản tài liệu Giáo dục địa phương để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.
Với sự nỗ lực của ngành, sự quan tâm của tỉnh, từ giữa học kỳ I, giáo dục địa phương đã xuất hiện trong chương trình dạy học chính khóa của lớp 1 và lớp 6. Hà Tĩnh cũng là một trong những tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ hoàn thành sớm việc biên soạn tài liệu địa phương để đưa vào chương trình giảng dạy.
Ông Trần Hậu Tú – Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD&ĐT
Cô giáo trẻ Hà Tĩnh sáng tạo trong giáo dục địa phương
Cô giáo Nguyễn Thị Duyên, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã có những sáng kiến trong dạy học để giúp học sinh tiếp cận với cách học mới, phù hợp với với xu thế hiện đại.
Cô Duyên trong những lần nhận giái thưởng.
Truyền đi năng lượng
Cô Duyên vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh nhờ thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, cô Duyên cho biết: "Đối với học sinh THPT việc giáo dục toàn diện còn có ý nghĩa là chuẩn bị hành trang cho công việc và cuộc sống. Qua đó, để học sinh dễ dàng tiếp cận và hoà nhập với môi trường mới dù học sinh có lựa chọn tiếp tục hoặc kết thúc chương trình học tập sau 12 năm đèn sách".
Cô Duyên trong một giờ lên lớp.
Với định hướng đó, bản thân cô Duyên đã luôn học hỏi để nâng cao và hoàn thiện mọi mặt từ chuyên môn nghiệp vụ đến rèn luyện phẩm chất, phát triển các năng lực, kĩ năng...
Việc nâng cao kiến thức cùng kết hợp với phương pháp sư phạm phù hợp sẽ phát hiện và khơi dậy ở học sinh những tiềm năng, những khát vọng và mơ ước, truyền động lực, khơi gợi hứng thú và đam mê.
"Chỉ khi học sinh có hứng thú, đam mê thật sự trong việc tiếp cận tri thức thì việc học mới có hiệu quả. Khi học sinh có động lực và mục tiêu học tập rõ ràng, có niềm tin và quyết tâm cùng với định hướng của thầy cô về phương pháp học tập phù hợp và được trang bị đầy đủ các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ học tập chắc chắn học sinh sẽ thành công và hạnh phúc với việc học tập và nghiên cứu khoa học", cô Duyên cho hay.
Phải biến "lí thuyết" thành thực tiễn, ngay từ đầu năm học, cô và học sinh trong lớp đặt mục tiêu chung: Phải luôn rèn luyện thể chất, học ngoại ngữ, tăng cường ứng dụng CNTT trong học tập và nghiên cứu khoa học, phát triển các kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân.
Ngoài giờ học, cô Duyên đã xây dựng nhiều tiết học ngoại khóa Book reviews "7days7books"; Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo định kì một tháng một chủ đề; tổ chức thực hiện song song các dự án dạy học và giáo dục...
Các dự án dạy học này có tính thực tiễn, gắn với địa phương nhằm kết hợp giáo dục địa phương giúp các em học sinh hiểu biết về miền quê mình sinh sống, thêm yêu mến và tự hào về quê hương.
Cô Duyên trong một lần nhận khen thưởng của lãnh đạo nhà trường.
Nhận lấy "quả ngọt"
Đồng thời huy động những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề của địa phương đồng thời qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập học sinh được hoàn thiện và phát triển nhiều phẩm chất, kĩ năng quan trọng như giao tiếp hợp tác, kĩ năng thuyết trình, tự quản bản thân... phẩm chất tự tin, hòa đồng, lắng nghe, chia sẻ...
"Để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống mình nhận thấy phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ), chỉ số sáng tạo (CQ). Tất cả những chỉ số này là kết quả của quá trình rèn luyện và tích luỹ thông qua các hoạt động thực tiễn suốt đời, trong đó không thể bỏ qua khoảng thời gian vàng đó là thời học trung học. Vì vậy mình luôn cố gắng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh của mình để phát triển và hoàn thiện dần những năng lực ấy", cô Duyên bộc bạch.
Với những cố gắng và nỗ lực của mình trong suốt 14 năm dạy học, cô Duyên đã gặt hái nhiều thành công và được đơn vị, ngành Giáo dục công nhận.
Năm 2021, cô Duyên vinh dự được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà Tĩnh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2020-2021; Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước từ năm học 2018-2019 đến 2010-2021.
Rắc rối môn học 35 tiết/năm có 6 thầy cô dạy 6 phân môn, vào 4 cột điểm Bộ xây dựng các môn học tích hợp đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhưng hiện tại ở lớp 6 thì mới chỉ thấy "tích" lại với nhau nhưng nó chưa "hợp". Thời điểm này, đa phần các trường trung học cơ sở trên cả nước đã lên kế hoạch kiểm tra cuối học kỳ I nhưng nhiều thầy cô...