TP.HCM: Triển khai xe lưu động tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em
Đây là hoạt động vừa được ngành y tế TP.HCM triển khai nhằm hướng đến mục tiêu tăng cường độ bao phủ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi giúp phòng ngừa Covid-19.
Ngoài ra, nhiều biện pháp khác được triển khai gồm nhắn tin cho phụ huynh, tăng điểm tiêm tại trường học, tiếp tục duy trì các điểm tiêm tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế.
Theo Sở Y tế TP.HCM, tất cả hoạt động này nhằm hướng đến đến mục tiêu tăng cường độ bao phủ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi, góp phần tăng miễn dịch cộng đồng, giảm số ca mắc và tử vong do Covid-19, nhất là khi các biến thể phụ vẫn còn diễn biến phức tạp.
Để hỗ trợ các quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai hiệu quả mô hình trên, Sở Y tế đã giao Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố sẵn sàng bố trí các xe tiêm lưu động để hỗ trợ các địa phương tiêm vắc xin ngay tại các trường học khi được yêu cầu. Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Cấp cứu 115 sẵn sàng phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa nhi tăng cường xe tiêm lưu động khi có yêu cầu.
Video đang HOT
Xe tiêm lưu động của Bệnh viện Quận 11 tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại Trường tiểu học Trưng Trắc ngày 23.8. Ảnh SỞ Y TẾ TP.HCM
Sáng 23.8, ngành y tế thành phố cùng với UBND Quận 11 đã huy động các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập triển khai 3 xe tiêm lưu động tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, giáo viên của 6 trường học trên địa bàn.
Trong đó, 1 xe tiêm do đội tiêm Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách, tiêm 164 lượt tại Trường tiểu học Hưng Việt, Trường THCS Lê Anh Xuân; 1 xe tiêm do đội Bệnh viện Quận 11 phụ trách đã tiêm 111 lượt tại Trường tiểu học Trưng Trắc, Trường THCS Lữ Gia; 1 xe do TTYT Quận 11 phụ trách đã tiêm 42 lượt tại Trường tiểu học Lạc Long Quân, Trường THCS Chu Văn An.
Vì sự an toàn và đảm bảo sức khỏe cho học sinh trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với số ca mắc và ca nặng đang có xu hướng tăng, ngành y tế kêu gọi tất cả phụ huynh học sinh hãy đưa con, em từ 5 đến dưới 18 tuổi đến các điểm tiêm tại trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế để tiêm đủ các mũi tiêm theo quy định.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng không còn phải mổ hở
Bệnh nhân N.T.K.D (64 tuổi, ở TP.HCM) có tiền sử mổ bắt vít cố định cột sống đã 10 năm. Một năm trở lại đây, bà đau lưng và lan xuống 2 chân rất nhiều, đau nhức nhiều khi về đêm và khi đi lại.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng.
Ngày 30.12, bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Anh Vũ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết: Đây là một trường hợp khó vì phẫu thuật lần 2 sau khi thay đĩa đệm L2 - L3 ở lần 1. Thông thường trường hợp của bệnh nhân phải rạch da rộng để nối thanh nẹp từ các đốt sống phía dưới lên với tầng L2 - L3, tuy nhiên ê kíp quyết định áp dụng phương pháp kỹ thuật cao phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation.
Ê kíp bác sĩ ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation để phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP
Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng sau 3 tiếng, tránh được cuộc mổ hở, mất máu nhiều, tổn thương rễ thần kinh... Sau phẫu thuật, bệnh nhân hết đau và cảm giác nhẹ hẳn 2 chân. Ngay chiều hôm sau, bệnh nhân đã tập ngồi và sang ngày thứ 2 đã tập đi lại.
Tương tự, bệnh nhân Đ.T.K.C (73 tuổi, ở TP.HCM) bị tê 2 chân, đi lại khó khăn đã 2 năm, phim cộng hưởng từ cho thấy có biểu hiện hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm thắt mức độ nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân không dám đến bệnh viện điều trị vì sợ phẫu thuật xâm lấn ảnh hưởng sức khỏe nên cố gắng chịu đựng. Sau khi tìm hiểu và được tư vấn về kỹ thuật mới, bệnh nhân mới quyết định phẫu thuật.
Người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu với hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation chiều thay 2 đĩa đệm và bắt vít cố định các phần thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau mổ 2 chân người bệnh nhẹ hẳn, ngay ngày hôm sau, người bệnh đã được tập đi lại và xuất viện ngày thứ 4 sau mổ, sức khỏe hồi phục nhanh.
Hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation giúp tăng tỷ lệ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 - 100%.. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP
Bác sĩ Vũ cho biết, việc ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị 3 chiều Navigation là một bước tiến vượt bậc trong phẫu thuật cột sống giúp tăng độ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 - 100%. "Trong phẫu thuật cột sống việc sai lệch dù chỉ 1 - 2mm có thể dẫn tới người bệnh liệt, tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong", bác sĩ nói.
Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã làm giảm thương tổn mô chung quanh cột sống, tổn thương tủy sống, rễ thần kinh, động mạch, giảm biến chứng phẫu thuật và giảm thời gian hồi phục.
Tin tức Covid-19 sáng 24.12 tại TP.HCM: Luôn tâm thế như 'đã xuất hiện biến chủng mới' Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, TP.HCM sẽ không bắn pháo hoa vào Tết Dương lịch, đồng thời đề nghị người dân đảm bảo 5K khi vui chơi Giáng sinh và Tết Dương lịch. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), ngày 23.12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 787 ca nhiễm...