Đây là ổ dịch thứ hai xuất hiện tại trường học ở TP.HCM. Trong khi đó, ngành dự phòng thành phố mới chỉ nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Y tế hứa hẹn sẽ có vắc xin trong thời gian sớm nhất.
Báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế dự phòng Quận 5 (TP.HCM) ngày 5/3 cho biết, tại trường tiểu học Hàm Tử (P.1, Q.5) đã xuất hiện chùm 11 ca bệnh thủy đậu trên các em học sinh cùng học một lớp.
Ngày phát hiện ca bệnh đầu tiên là ngày 3/3. Tính đến ngày báo cáo, đã có 11 trên tổng số 30 học sinh của lớp 4/5 mắc bệnh thủy đậu. Tổng số học sinh của trường là 904 em, với 24 lớp học. Theo phụ huynh học sinh, các em đã có dấu hiệu khởi bệnh từ ngày 28/2 đến 2/3 vừa qua.
Trung tâm y tế quận đã tiến hành phun Chloramine nồng độ 0,5% vào phòng học lớp 4/5 và toàn trường mỗi ngày. Thực hiện cách ly, cho các em mắc bệnh nghỉ học kể từ ngày phát bệnh cho đến khi các nốt đậu khô, đóng mài và rụng. Đồng thời, truyền thông về bệnh thủy đậu.
Như vậy, dịch thủy đậu đang tăng khá mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 214 ca thủy đậu, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 138 ca. Đáng lo ngại là đã xuất hiện 2 ổ dịch thủy đậu tại 2 trường học trên địa bàn Q.5 nói trên và tại Q.3.
Trẻ mắc thủy đậu được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM trong tháng 2/2014.
Trước đó, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết đã xuất hiện chùm 10 ca mắc thủy đậu tại trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3). Ca đầu tiên xuất hiện vào giữa tháng 2 tại trường. Sau đó, liên tục từ ngày 22 đến 26/2, có thêm 9 học sinh nữa mắc bệnh. Trong khi đó, có đến 8 ca học chung lớp với ca đầu tiên.
Trước tình hình không có vắc xin thủy đậu, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố – kêu gọi người dân áp dụng các biện pháp giữ gìn vệ sinh chung để phòng chống thủy đậu và nhiều bệnh truyền nhiễm khác nữa.
Tuy nhiên, giới chuyên môn cho biết, cũng như dịch sởi đang bùng phát tại nhiều địa phương trong cả nước, cách phòng bệnh và khống chế dịch thủy đậu hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin. Trong khi đó, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cũng chỉ mới nhận được công văn của Cục Quản lý Dược thông báo rằng Cục đã làm việc với công ty nhập vắc xin, trong thời gian sớm nhất sẽ có vắc xin.
Theo VNE
Tin mới nhất
Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?
20:11:01 26/12/2024
Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết
20:08:25 26/12/2024
Chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt nhiều calo hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ. Những thói quen như vậy có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon.
Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách
20:04:43 26/12/2024
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn
20:02:38 26/12/2024
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân
19:57:03 26/12/2024
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai
19:48:26 26/12/2024
Bệnh cúm thường tiến triển lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng có thể dẫn đến tử ...
Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn
19:45:42 26/12/2024
Đây là một trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?
19:39:56 26/12/2024
Bác sĩ cảnh báo, khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi
19:34:06 26/12/2024
Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.
5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi
19:29:30 26/12/2024
Bạc hà là phương pháp chữa trị tự nhiên đã có từ lâu đời giúp điều trị các vấn đề về hô hấp. Các hợp chất dược liệu trong trà bạc hà có thể chữa đau họng bằng cách làm sạch chất nhầy và giảm viêm do nhiễm trùng phổi.
Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng
19:26:32 26/12/2024
Sau một thời gian dùng thuốc, bà B. vẫn đau lưng, sẹo vẫn y nguyên nên phải đến BVĐK Yersin Nha Trang thăm khám, điều trị. Sau một tuần điều trị tại đây, tình trạng đau lưng của bà B. giảm dần.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?
12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.