TP.HCM cảnh báo bệnh hô hấp tăng cao
Từ đầu năm đến nay, lượng bệnh nhi nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 do viêm tiểu phế quản tăng 129%, viêm phổi tăng 90,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một bệnh nhi bị khó thở đang được xông khí dung tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Duy Hiệu.
Ngày 7/10, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, bệnh viện tiếp nhận và điều trị số lượng bệnh nhi hô hấp tăng cao so với các tháng khác.
Nguyên nhân chủ yếu là nhiễm siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Influenza virus… Đây là đợt tăng bệnh hô hấp do các siêu vi thông thường theo mùa hàng năm.
Để giải quyết tình trạng quá tải, bệnh viện đã chủ động tăng cường một số phòng khám để tiếp nhận đầy đủ bệnh nhi tới khám, tăng cường điều trị theo dõi ngoại trú. Đồng thời, bệnh viện mở rộng các khoa Hô hấp, Nội tổng quát 1, Nội tổng quát 2 để để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các bệnh nhi hô hấp gia tăng trong thời gian sắp tới.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo phụ huynh cần phát hiện sớm trẻ mắc bệnh viêm phổi, để đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Triệu chứng sớm của bệnh viêm phổi là trẻ có ho kèm thở nhanh hơn bình thường.
Video đang HOT
Triệu chứng thở nhanh là dấu hiệu cảnh báo sớm để báo hiệu trẻ bị viêm phổi, sớm hơn các dấu hiệu mà các bác sĩ nghe bằng ống nghe hay chụp X-quang phổi. Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu viêm phổi nặng như thở co lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém hoặc không uống được, tím tái… cần đưa trẻ nhập viện sớm để được chẩn đoán và điều trị.
Những bé có thể mắc bệnh hô hấp nặng thường là trẻ dưới 2 tháng tuổi, trẻ có một số bệnh lý bẩm sinh như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh; các bệnh lý thần kinh cơ.
Trẻ suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, có bất thường về nhiễm sắc thể do hội chứng Down… cũng dễ diễn tiến nặng nếu mắc bệnh hô hấp.
Vì vậy, phụ huynh cần cho các trẻ này đến cơ sở y tế khám ngay khi có dấu hiệu viêm phổi.
Làm gì khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp?
Con trai của tôi hơn 2 tuổi và có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Bé được chẩn đoán nhiễm RSV.
Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào?
Tôi có con trai hơn 2 tuổi. Gần đây, bé có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Đến bệnh viện kiểm tra thì bé được chẩn đoán mắc nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). Xin hỏi làm thế nào để điều trị bệnh này?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)
Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể lây truyền khi người nhiễm ho hoặc hắt hơi. RSV cũng có thể tồn tại trên bề mặt da hay các vật dụng trong nhà như bàn ăn, tay nắm cửa.
Trẻ từ 2 tuổi thường có nguy cơ cao nhiễm RSV. Virus này cũng có thể gây tái nhiễm ở bất kỳ độ tuổi nào.
Người nhiễm bệnh thường xuất hiện triệu chứng sau 4-6 ngày, bao gồm sổ mũi, chán ăn, ho, hắt hơi, sốt, thở khò khè.
RSV cũng có thể gây nhiễm trùng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp nhỏ trong phổi và viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi.
Để điều trị RSV, CDC không khuyến cáo dùng thuốc kháng virus để chống nhiễm bệnh. Hầu hết trường hợp nhiễm RSV đều tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm RSV có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Các phương pháp giảm triệu chứng do RSV bao gồm:
Giảm đau và hạ sốt bằng thuốc, chẳng hạn acetaminophen hoặc ibuprofen (theo độ tuổi); Không được dùng aspirin cho trẻ.
Uống nhiều nước.
Trao đổi kỹ với nhân viên y tế trước khi cho trẻ uống thuốc cảm không kê đơn. Một số thành phần của thuốc có thể không tốt cho trẻ em.
Người già và trẻ dưới 6 tháng tuổi khi mắc RSV có thể phải nhập viện nếu khó thở hoặc mất nước. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể phải thở máy hoặc truyền dịch.
Để phòng ngừa RSV ở trẻ, có thể tiêm vaccine RSV cho mẹ mang thai 32-36 tuần khi bước vào mùa cao điểm dịch bệnh. Ngoài ra, trẻ dưới 8 tháng tuổi có thể tiêm kháng thể RSV.
Trẻ 8-19 tháng tuổi cũng được khuyến nghị tiêm một liều kháng thể RSV nếu nằm trong các trường hợp sau:
Trẻ mắc bệnh phổi mạn tính do sinh non
Trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng
Trẻ bị xơ nang có bệnh nặng.
Người dân Yên Bái chủ động nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh mùa đông Thời tiết giá lạnh cùng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao tác động bất lợi tới sức khỏe, làm gia tăng tỷ lệ bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái; trong đó, phần lớn là trẻ em và người già. Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản...