TP Thanh Hoá đề xuất cho học sinh nghỉ học từ ngày 24-1
Từ ngày 18-1-2022 cho đến khi có thông báo mới, hàng ngày tất cả giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố đều phải khai báo lịch trình di chuyển với ban chỉ đạo phòng, chống dịch nhà trường nơi công tác. Các trường không tổ chức liên hoan, gặp mặt cuối năm.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần quyết tâm cao nhất, hạn chế tối đa các ca F0 trong cộng đồng, giữ vững cấp độ dịch của thành phố Thanh Hóa ở mức độ 1, đảm bảo Nhân dân thành phố được đón tết an toàn, sum vầy, trọn vẹn, thành phố Thanh Hoá đề xuất cho học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn nghỉ học từ ngày 24-1.
Văn phòng Thành ủy Thành phố Thanh Hóa vừa ban hành Thông báo số 549-TB/VPTU về Kết luận của đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố tại Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 18-1. Trong đó, đối với công tác phòng, chống dịch tại các nhà trường, đồng chí Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu: Các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố quán triệt và triển khai nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND, Ban chỉ đạo thành phố về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ban giám hiệu các trường thông tin đề nghị phụ huynh học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường quản lý học sinh trong những ngày nghỉ tết, đồng thời đề nghị phụ huynh chủ động test cho con em mình trước ngày trở lại trường học sau kỳ nghỉ tết. Quán triệt giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh, đồng thời chủ động, nêu gương trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Từ ngày 18-1-2022 cho đến khi có thông báo mới, hàng ngày tất cả giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố đều phải khai báo lịch trình di chuyển với ban chỉ đạo phòng, chống dịch nhà trường nơi công tác. Các trường không tổ chức liên hoan, gặp mặt cuối năm.
Đối với việc test tầm soát bằng kít xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-Cov-2 cho giáo viên, học sinh: Các trường thực hiện test tầm soát tối thiểu 2 lần/tuần đối với 100% giáo viên, nhân viên nhà trường. Thực hiện test tầm soát ngẫu nhiên cho học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn mỗi tuần 2 lần, tối thiểu bằng 10-15% tổng số học sinh của trường. Việc thực hiện tầm soát cho học sinh được tiến hành vào ngày thứ 2 hàng tuần.
Video đang HOT
Đồng chí Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa cũng đề nghị hiệu trưởng các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức xét tầm soát cho 100% giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên nhà trường trong ngày trở lại trường sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán…
Phụ huynh Hà Nội đồng tình cho con đến trường sau Tết
Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ đề xuất cho toàn bộ học sinh khối 7-12 của Hà Nội trở lại trường sau Tết được nhiều phụ huynh phấn khởi đón nhận.
Chị Nguyễn Thu Trang (quận Ba Đình) cho rằng thời điểm sau Tết là phù hợp để các em học sinh đã tiêm phòng đi học lại.
"Tôi nghĩ Hà Nội cho trẻ đi học trở lại được rồi. Các con từ 12 tuổi trở lên đã tiêm phòng đầy đủ và đủ thời gian để có mức kháng thể ở mức cao nên TP cần mạnh dạn cho các con đi học trở lại.
Hơn nữa, Sở GD-ĐT đã có bộ quy chuẩn về phòng - chống dịch Covid 19, cứ áp dụng vào mà thực hiện. Phụ huynh nào đồng thuận thì cho con đi học, phụ huynh chưa yên tâm cứ để con ở nhà học online, nhưng nhà trường hãy mở cửa trở lại".
Chị Trang cho biết gần một năm nghỉ học và học ở nhà, hai con của chị đã phát sinh nhiều "thói xấu" như sinh hoạt không nề nếp, và đặc biệt đáng lo là veiejc các con đã trở nên nghiện máy tính, điện thoại.
"Tôi đã xác định đến lúc này thì sống chung an toàn với dịch thôi chứ ở nhà đến bao giờ nữa".
Phụ huynh TP.HCM đưa con đến trường ngày 4/1, sau gần 7 tháng nghỉ và học online. Ảnh: Thanh Tùng
Chị Lê Thanh Hồng (quận Hoàn Kiếm) thì ngoài những nỗi lo chung của các phụ huynh có con học online thì còn mang một nỗi lo khác, đó là cô con gái lớp 7 đang trở nên khá tròn trịa.
"Con ở nhà ăn uống liên miên, ít vận động, nên lên cân nhiều quá. Là con gái, dù còn chưa lớn hẳn nhưng đã vào tuổi dậy thì, tôi muốn con có ý thức giữ gìn ngoại hình một chút mà bảo con không nghe. Ở nhà con ăn uống linh tinh, ăn vặt nhiều, chúng tôi đi làm không kiểm soát chặt được. Để ít đồ ăn thì con kêu là đói, học mệt cần phải ăn thêm... Nên cũng mong con đi học để còn vận động, tiêu hao bớt năng lượng nạp vào".
Là một người hồi tháng 12 từng phản đối việc mở rộng đối tượng trẻ đến trường, nhưng lần này anh Thành Nam (quận Hai Bà Trưng) cũng bày tỏ là đã sẵn sàng cho cô con gái lớp 8 đi học lại.
"Bây giờ các con đã tiêm đủ hai mũi, việc đến trường sẽ an toàn hơn. Qua đợt thi học kỳ vừa rồi, tôi mới biết được mức độ con học kém như thế nào. Năm ngoái cháu vẫn đủ điểm là học sinh giỏi, nhưng năm nay học online nhận điểm thi học kỳ gia đình mới giật mình, dù trước đó cô giáo đã gọi điện trao đổi về việc cháu học hành sa sút và tôi đã chấn chỉnh
Theo bảng điểm cô gửi, tôi thấy hiện tượng nhiều bạn cùng lớp cháu cũng có kết quả học không bằng năm trước, dù bài thi đã giảm tải kiến thức. Điều này nói lên hạn chế của việc học online.".
Vì vậy, anh Nam cho rằng việc đến trường tới đây các cô giáo sẽ vất vả để lấp lỗ hổng kiến thức mà việc học online gây ra. Nhưng nếu để lâu hơn nữa, kiến thức hổng càng rộng, thì việc của ngành giáo dục sẽ càng khó khăn hơn.
Còn chị Thu Hà (quận Đống Đa) cũng than thở về việc cậu con trai đã trở thành "thần game" sau thời gian dài học online.
"Nó lý sự rằng học online cũng như ăn cơm, mà ăn cơm thì phải có món này món kia mới thấy ngon được nên nó vừa học vừa phải có tí game, có tí youtube, có tí chat chit... Đấy là lúc vui vẻ mẹ con nhắc nhở nhau thì nó lý sự thế. Còn có những lúc thấy nó mải chơi quá mà nhắc nó còn phát khùng lên. Con đang vào tuổi dậy thì, khá ương bướng, nếu mình mạnh tay với nó quá cũng không được".
Vì vậy, chị Hà cho biết gia đình "mong ngày mong đêm" ngày con tới trường, dù hiện tại, chính cậu con lại không quá hào hứng với việc này.
"Con bảo trời lạnh, ở nhà... cho ấm. Nhưng tôi biết chủ yếu con không muốn rời cái máy tính" - chị Hà than phiền.
Tuy nhiên, anh Thành Nam cũng cho rằng việc này nên căn cứ vào tình hình dịch ở Hà Nội thời điểm sau Tết.
"Nếu Hà Nội hạ được số ca mắc mới xuống ở cấp độ vùng vàng, vùng xanh thì cho các con đi học lại được. Còn đương nhiên ở các địa bàn vùng cam, vùng đỏ các con vẫn phải được ở nhà".
Khi đến trường, theo chị Hà, việc bắt các con hạn chế tiếp xúc hay giữ khoảng cách là khá khó khăn. Vì vậy, chị Hà cho biết mình sẽ chuẩn bị cho con thể trạng tốt nhất, cũng như tăng cường vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho con.
"Cánh cửa mới" cho giáo dục toàn cầu Hệ thống hỗ trợ học tập thích ứng là một trong những công nghệ mở ra "thế giới mới" cho ngành Giáo dục. Hệ thống được điều khiển bởi trí thông minh nhân tạo, với khả năng cung cấp hướng dẫn cho người học. Hệ thống hỗ trợ sẽ trở thành trợ giảng cho người học. "Trợ giảng" trực tuyến Trong chiến tranh,...