TP Hồ Chí Minh: 5 người phải nhập viện sau ăn bánh canh ghẹ
Sau khi ăn bánh canh ghẹ, 5 người trong một gia đình bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói liên tục, nhập viện cấp cứu.
Ngày 25/10, BS.CKI Nguyễn Hữu Trí, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 5 người trong một gia đình bị ngộ độc nhập viện trong tình trạng mệt lả, đại tiện không kiểm soát. Trong đó, bệnh nhân nữ 45 tuổi nhập viện trong tình trạng nặng nhất.
Hiện còn một người đang nằm theo dõi tại bệnh viện, 4 người còn lại đã xuất viện. Ảnh: BV
Theo chia sẻ của gia đình bệnh nhân, trước đó gia đình bệnh nhân có đặt bánh canh ghẹ ở một cửa hàng để ăn trưa và bữa tối dự đám giỗ. Sau đó, cả nhà đều xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy… Tất cả khách mời ăn đám giỗ không ai có dấu hiệu bất thường, chỉ những người ăn món bánh canh ghẹ mới có triệu chứng giống nhau.
BS.CKI Nguyễn Hữu Trí cho biết, cả 5 người đều bị nhiễm trùng, nhiễm độc đường ruột, có thể do độc tố trong thức ăn gây ra. Triệu chứng chung của những người này là đau bụng, tiêu chảy, mất nước, rối loạn điện giải.
Trong số 5 người vào viện cấp cứu, bệnh nhân nữ 45 tuổi bị mất nước nhiều nhất và được truyền hai lít dịch. Các bác sĩ phải cho bệnh nhân dùng men tiêu hóa để ổn định đường ruột và nhập viện để theo dõi; 4 người còn lại triệu chứng nhẹ hơn, sau khi được bù dịch, hỗ trợ tiêu hóa đã xuất viện ngay sau đó.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, nhiễm trùng, nhiễm độc đường ruột có nhiều nguyên nhân, trong đó thức ăn là yếu tố nguy cơ. Thức ăn không được chế biến và bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh dễ trở thành nơi ẩn chứa độc tố, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… tấn công vào hệ đường ruột.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyến cáo, người đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân cần nhập viện sớm để được xử lý, đề phòng biến chứng như rối loạn điện giải, tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc điều trị như kháng sinh, thuốc chống nôn ói, thuốc giảm nhu động ruột… nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Một bệnh nhân đậu mùa khỉ tại TP.HCM tử vong
Bệnh nhân nhiễm virus đậu mùa khỉ được điều trị nhiều ngày tại bệnh viện chuyên khoa, sau đó tử vong.
Nguyên nhân được cho là do tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh.
Theo nguồn tin của VietNamNet, bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên tử vong tại TP.HCM là một người đàn ông 30 tuổi. Người bệnh được điều trị đậu mùa khỉ hơn 10 ngày tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, tử vong vào ngày 20/10.
Chẩn đoán sơ bộ cho thấy khả năng cao, nguyên nhân tử vong do tình trạng suy giảm miễn dịch. Dự kiến trong hôm nay (25/10), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sẽ tiến hành họp Hội đồng chuyên môn để phân tích và có kết luận chính thức về ca bệnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang điều trị cho 20 ca đậu mùa khỉ, trong đó 18 ca nhiễm HIV. Hai trường hợp đang diễn tiến nặng với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, nhiễm trùng tầng sinh môn, giang mai ác tính, áp xe phổi/mủ màng phổi đang dẫn lưu, nhiễm trùng da...
Theo Tổ chức Y tế thế giới, đậu mùa khỉ sẽ tự thải trừ hoàn toàn virus và lành bệnh nếu người bệnh có miễn dịch tốt. Bệnh diễn tiến nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng đối với người suy giảm miễn dịch (AIDS, xơ gan, tiểu đường,...).
Các triệu chứng nặng của đậu mùa khỉ bao gồm tổn thương da lớn hơn, lan rộng hơn (đặc biệt ở miệng, mắt và bộ phận sinh dục), nhiễm trùng thứ phát ở da dẫn đến nhiễm trùng máu và viêm phổi nặng.
Hiện nay, đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu, được dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 11/5.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: BVCC.
Bệnh đậu mùa khỉ do virus gây nên, trước đây chủ yếu lưu hành tại các nước Tây và Trung Phi. Từ tháng 5/2022, dịch bùng phát trên khắp thế giới, trong đó có hàng chục quốc gia nơi nó chưa từng xuất hiện.
Ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam là một phụ nữ 35 tuổi ngụ tại TP.HCM, trở về sau chuyến du lịch Dubai. Bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, xuất viện khỏe mạnh sau đó.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh, bao gồm tiếp xúc mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, quan hệ tình dục.
Đa số người bệnh sẽ khỏi sau 10-14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày, một số trường hợp chuyển biến nặng.
Các triệu chứng thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban nhìn giống như mụn nước trên mặt, trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục, hậu môn.
Theo Bộ Y tế, người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh.
Người đàn ông sốc nhiễm khuẩn, kèm suy tim được cứu sống trong gang tấc Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng nhất của cả quá trình, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Ông M.T.N (74 tuổi, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), có tiền sử từng đột quỵ não, liệt cứng tứ chi bị sốc nhiễm khuẩn, suy tim nguy kịch được...