TP HCM ghi nhận gần 600 ca mắc tay chân miệng chỉ trong một tuần
Ngày 30/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết, số lượng ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố đã tăng 26% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Theo HCDC, tính từ ngày 20/5 đến 26/5 (tuần 21), tại TP HCM đã ghi nhận 581 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 26% so với trung bình 4 tuần trước. Như vậy, tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 21 là 5.086 ca. Trong đó, các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và quận 8.
Tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn TP HCM tuần 21 (Ảnh: HCDC)
Được biết, bệnh tay chân miệng do nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh có thể từ nhẹ (như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng) đến nặng (tổn thương não, tim) và có thể tử vong.
Ngành y tế TP HCM vẫn đang chủ động phòng chống dịch và tiếp tục duy trì các kịch bản phân tuyến điều trị ca bệnh đã triển khai từ năm 2023 tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Đòng thời, ngành y tế và ngành giáo dục tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các trường mầm non, nhóm trẻ.
Video đang HOT
Ngành y TP HCM đang chủ động trong việc phòng chống bệnh tay chân miệng cũng như các dịch bệnh khác.
Cũng theo HCDC, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin phòng ngừa. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Ăn uống sạch, ở sạch và bàn tay sạch là 3 biện pháp cần thực hiện để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. HCDC khuyến cáo người dân phải thực hiện “3 sạch” như sau:
- Ăn uống sạch: Thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa.
- Ở sạch: Vi rút có thể tồn tại ở bề mặt đồ vật trong không gian sống. Vì vậy, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Bàn tay sạch: Trẻ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Cũng theo HCDC, trong tuần 21, TP HCM cũng ghi nhận 126 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 21 là 3.393 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm Quận 1, Quận 7 và TP Thủ Đức.
TP HCM: Ghi nhận hơn 180 ca mắc tay chân miệng trong một tuần
Ngày 9/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) thông tin, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.968 trường hợp mắc tay chân miệng.
Ảnh minh họa: Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)
Tình từ ngày 1/4/2024 đến ngày 7/4/2024, tại TP HCM ghi nhận 184 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 51,1% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 14 là 1.968 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Nhà Bè, quận 6 và quận 8.
Trong tuần qua, TP HCM cũng ghi nhận 119 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 6,7% so với trung bình 4 tuần trước.
Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 14 là 2.442 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và quận Tân Phú.
Theo các bác sĩ, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, có thể diễn tiến nặng nhanh đe dọa tính mạng, ngành Y tế TP HCM vận động mọi người dân, đặc biệt là các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh như sau:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ;
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày;
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất;
Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng như giật mình, sốt cao liên tục, quấy khóc liên tục, mạch nhanh, đã nổi bông tím, yếu tay chân.
Hơn 3.300 ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước). Tổng số ca tay chân miệng trên địa bàn TP.HCM tính từ đầu năm 2024 đến ngày 10/5 là 3.349 ca. Các quận huyện có tỷ lệ ca mắc cao là...