TP HCM ‘đủ oxy’ điều trị bệnh nhân Covid-19
Theo lãnh đạo Sở Y tế, TP HCM vừa được tặng 3 bồn oxy cao áp – 10 tấn, lắp đặt ở các bệnh viện dã chiến, đáp ứng đủ oxy điều trị bệnh nhân Covid-19 với kịch bản 50.000 giường.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam nêu tại buổi họp báo chiều 16/7. Ngoài ra, tại các bệnh viện “tách đôi” vừa triển khai, lượng oxy cũng đảm bảo đủ cho nhu cầu điều trị.
Quan điểm này từng được một lãnh đạo khác của Sở Y tế đưa ra hồi đầu tuần – lúc thành phố hơn 11.000 ca nhiễm. Oxy không thiếu vì oxy lỏng các bệnh viện đều có, lượng dự trữ rất lớn. Tuy nhiên, thành phố không chủ quan vì điều trị bệnh nhân Covid-19 cần rất nhiều oxy cho máy thở công suất cao, nên đã chuẩn bị phương án cho các tình huống nhiều ca mắc. Sở Y tế đã làm việc với đơn vị cung cấp oxy, đề nghị tăng công suất cao nhất.
Hai xe cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vận chuyển các bình oxy từ nhà máy sản xuất ở Bình Dương về bệnh viện dã chiến số 4, ngày 15/7. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Vấn đề oxy trong điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nêu tại Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống Covid-19 với 63 tỉnh thành , ngày 16/7. Ông Long cho biết đã chuẩn bị tổng thể đủ oxy cho kịch bản số ca nhiễm cao hơn, song một số địa phương có nguy cơ thiếu oxy cần phải tăng điều phối. Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh thành tự xem lại khả năng cung ứng oxy và chuẩn bị tình huống kịch bản xấu.
Video đang HOT
Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê khuyến cáo các bệnh viện chú ý điều kiện chăm sóc y tế, đặc biệt quan tâm lượng oxy, máy thở, hạn chế thấp nhất bệnh nhân tử vong. Theo ông Khuê, tất cả khu vực đều cần chuẩn bị oxy, kể cả nơi điều trị bệnh nhân nhẹ, đề phòng đổi trạng thái sang nặng, nhất là đối với người có bệnh nền. Khi đó phải cho dùng thuốc và các máy móc hỗ trợ thở nồng độ oxy cao… ngay để không nguy kịch.
Liên tiếp những ngày qua TP HCM ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm mỗi ngày, nâng tổng số lên trên 25.000 bệnh nhân. Tính đến hôm nay (17/7), các bệnh viện thành phố đang điều trị 23.189 bệnh nhân dương tính mới. Ngành y tế TP HCM xác định khoảng 80% ca Covid-19 tại thành phố không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trong số đó, 5% có dấu hiệu chuyển nặng, có thể cần hỗ trợ hô hấp, dùng đến oxy.
Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chi viện Bệnh viện dã chiến số 4, khi lượng F0 quá đông, diễn biến nhanh của người bệnh với biểu hiện dễ nhận biết nhất là suy hô hấp cấp. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Hai hôm trước, đội công xa của bệnh viện vận chuyển hai xe oxy từ nhà máy sản xuất ở Bình Dương. “Dù là cơ sở thu dung dã chiến điều trị bệnh nhân nhẹ nhưng bệnh viện không chủ quan, trang bị sẵn máy thở với đầy đủ oxy, có máy Xquang, siêu âm để tầm soát, nhất là những người có bệnh lý nền, lớn tuổi, người béo phì”, bác sĩ chia sẻ.
Trước việc F0 tăng nhanh, TP HCM đã xây dựng kịch bản 50.000 giường. Ngoài việc dồn lực chữa trị cho các bệnh nhân nặng (tầng cao nhất của tháp điều trị 4 tầng) với 1.200 giuờng, thành phố cũng xây dựng hàng loạt bệnh viện dã chiến để tiếp nhận F0 không triệu chứng, nhẹ (tầng 1 của tháp điều trị) và phân loại bệnh nhân cho các bệnh viện thuộc tầng 2, 3.
Các bệnh viện dã chiến được trưng dụng từ ký xúc xá, các khu nhà tái định cư, toà nhà Thuận Kiều Plaza, khu nhà thi đấu Phú Thọ, quận 7, huyện Bình Chánh…
Bé gái nguy kịch sau 2 ngày sốt và đánh trống ngực
Bé gái rơi vào tình trạng trụy tim mạch, tính mạng nguy kịch chỉ sau 2 ngày khởi phát bệnh với biểu hiện sốt, mệt mỏi khi thở gắng sức và đánh trống ngực.
Ngày 12/7, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bệnh nhi là T.V. (9 tuổi, địa chỉ tại huyện Bình Chánh).
Bé được chuyển khẩn cấp đến khoa Tim mạch trong tình trạng rung thất, tim đập loạn xạ, môi tái. Kết quả siêu âm cho thấy tim của bé giãn to, co bóp rất yếu. Em được đặt máy tạo nhịp tạm thời, dùng thuốc vận mạch liều cao và chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.
"Thời điểm chuyển khoa, bệnh nhi bị ngưng tim. Các bác sĩ phải liên tục xoa bóp tim ngoài lồng ngực, tiêm thuốc nâng mạch Adrenalin trong lúc đặt máy ECMO. Lúc này, tim của bé đang bị tấn công kịch liệt bởi virus gây viêm cơ tim", bác sĩ Vũ nói.
Các y bác sĩ đang can thiệp ECMO cho bệnh nhi. Ảnh: Phương Vũ.
May mắn, sau hơn 50 phút, bệnh nhi có nhịp tim trở lại, tim đập đều, sóng huyết áp duy trì ổn định. Sau một tuần, bé được cai ECMO và máy thở. Em tự ngồi dậy, uống sữa và nghe lời nhân viên y tế khi chỉ có một mình trong phòng hồi sức.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bên cạnh việc chi viện nhân lực cho công tác lấy mẫu, xét nghiệm, tiêm vaccine, tham gia bệnh viện dã chiến, đơn vị cũng sẵn sàng ê-kíp hồi sức cấp cứu, kịp thời can thiệp cho các bệnh nhi có diễn biến nặng.
Theo tài liệu của Bộ Y tế, viêm cơ tim là biến chứng của bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bệnh tự miễn, rối loạn chuyển hóa, dị ứng...
Trong nhóm tác nhân nhiễm trùng, viêm cơ tim có thể là biến chứng của nhiều bệnh do virus, vi khuẩn thông thường gây nên như cúm, Coxsackie, EV71, sốt xuất huyết Dengue, Adeno, Herpes, sởi, rubella, vi khuẩn thương hàn, bạch hầu...
Viêm cơ tim chỉ là hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khác gây nên và không có một loại virus riêng biệt nào là virus viêm cơ tim. Biểu hiện bệnh viêm cơ tim diễn biến đa dạng, đa số bệnh nhẹ. Tuy nhiên, tình huống bệnh diễn tiến nặng âm thầm, khó chẩn đoán, đe doạ tính mạng người bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có những triệu chứng như đau ngực và khó thở, có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Càng mặc tã, con càng dễ đái dầm? Bạn đọc Trần A.K (30 tuổi, khuyenminhb...@gmail.com) hỏi: Con trai tôi 4 tuổi, hiện vẫn mặc tã giấy đến nhà trẻ, khi đi ngủ, ra đường vì cháu rất hay đái dầm. Chị tôi nói mặc tã đến tuổi này có hại, càng khiến bé hay đái dầm, có đúng không? Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh...